Một số hạn chế trong quá trình triển kha

Một phần của tài liệu 046 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN sản PHẨM NGOẠI hối PHÁI SINH tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN kỹ THƯƠNG bà rịa VŨNG TÀU,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 68 - 71)

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai các sản phẩm ngoại hối phái sinh còn gặp phải những mặt hạn chế như:

Một là, thiếu nhu cầu thực sự từ phía khách hàng.

Đây là vấn đề cốt lõi, vì trước đây tỷ giá USD/VND thường xuyên ổn định tại mức trần so với giá ngân hàng Nhà nước công bố, khách hàng không quan tâm tới vấn đề bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, sang năm 2007 và đầu năm 2008, thị trường chứng kiến sự biến động và đảo chiều mạnh mẽ của VND so với USD, tỷ giá USD/VND giảm xuống giao dịch tại mức sàn. Nguyên nhân là do lượng lớn ngoại tệ từ các hoạt động đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài, kiều hối đổ vào các NHTM làm xuất hiện dư thừa ngoại tệ

- 55 -

xác hơn là chưa quan tâm tới phòng chống rủi ro đối với các hoạt động ngoại tệ của mình.

Hàng năm các doanh nghiệp Việt Nam đều phải vay ngoại tệ hàng trăm triệu USD hoặc EUR để đầu tư vào các dự án lớn, các doanh nghiệp này sau khi vay ngoại tệ thường bán số ngoại tệ này chuyển sang VND để tiến hành hoạt động đầu tư dự án, đến kỳ trả nợ họ phải mua lại số ngoại tệ đó bằng VND. Trong thời gian tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, rõ ràng sẽ có sự biến động về cả lãi suất cho vay và cả tỷ giá hối đối. Nếu sử dụng cơng cụ phái sinh như hốn đổi lãi suất hoặc cơng cụ kỳ hạn hay quyền chọn về ngoại tệ thì các doanh nghiệp sẽ bảo hiểm được rủi ro lãi suất trong trường hợp nếu lãi suất vay là thả nổi và khi lãi suất thị trường đã tăng lên như hiện nay hoặc bảo hiểm được rủi ro tỷ giá khi ngoại tệ có xu hướng giảm xuống vào thời điểm doanh nghiệp bán ngoại tệ.

Hai là, thiếu cơ sở pháp lý.

Trong vài năm trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép các NHTM được thực hiện nhiều nghiệp vụ mới như quyền chọn ngoại hối, quyền chọn vàng, hoán đổi lãi suất. Tuy nhiên cơ sở pháp lý cho nghiệp vụ phái sinh cịn chưa đầy đủ, ngoại trừ chỉ có giao dịch hốn đổi lãi suất đã có quy chế của ngân hàng Nhà nước là Quyết định số 1133/2003/QĐ-NHNN, ngày 30/09/2003. Khó khăn bước đầu các cơ quan quản lý là việc nắm bắt và đưa ra các luật lệ phù hợp để phát triển thị trường công cụ phái sinh. Hiện nay chúng ta chỉ mới có một số văn bản quyết định việc thực hiện các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, hoán đổi lãi suất, quyền chọn ngoại tệ... Các văn bản pháp luật này vẫn còn chưa đủ sức để quy định rõ và hướng dẫn các tổ chức tài chính và các nhà đầu tư thực hiện các sản phẩm ngoại hối phái sinh.

Mặc dù hiện nay tất cả các NHTM đều được thực hiện nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ, tuy nhiên chỉ được thực hiện quyền chọn giữa ngoại tệ

- 56 -

và ngoại tệ, còn quyền chọn giữa ngoại tệ và VND thì phải được sự cho phép từ phía ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng muốn kinh doanh sản phẩm phái sinh phải xin phép ngân hàng Nhà Nước và chỉ được hoạt động khi có sự chấp thuận của ngân hàng Nhà Nước, điều này cũng khiến ngân hàng ngại triển khai nghiệp vụ này.

Trên thực tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường chuyển đổi ngoại tệ ra VND để phục vụ hoạt động đầu tư sản xuất trong nước mà hầu như không chuyển đổi từ ngoại tệ ra ngoại tệ. Đây cũng là trở ngại lớn đối với các NHTM làm cho doanh số giao dịch quyền chọn rất thấp.

Ba là, trình độ nhận thức về rủi ro của khách hàng cịn thấp

Muốn triển khai một loại hình dịch vụ hay một cơng cụ tài chính mới vào nền kinh tế thì điều quan trọng là phải làm sao thay đổi được nhận thức của các chủ thể kinh doanh, của dân cư về loại hình, cơng cụ đó. Ở Việt Nam, hiện nay chưa có đẻ chương trình đào tạo cơ bản và chuyên sâu ở mọi cấp độ cho các nhà quản lý kinh tế cũng như cho sinh viên các trường đại học. Sự thiếu hiểu biết của đại bộ phận các nhà sản xuất, xuất nhập khẩu và thậm chí các nhà làm luật về lợi ích của các cơng cụ mới này cũng là một trở ngại trong việc phát triển sản phẩm ngoại hối phái sinh ở Việt Nam nói chung và ở Techcombank nói riêng.

Đa số người dân, các doanh nghiệp Việt Nam chưa hiểu biết nhiều về các công cụ bảo hiểm tỷ giá, vì vậy họ có xu hướng chỉ sử dụng một vài công cụ truyền thống để tránh phải tính tốn lại hiệu quả cũng như tránh thay đổi các thủ tục thực hiện, các phương pháp hạch toán kế toán cho nghiệp vụ mới.

Đa số các cơng ty chưa có giám đốc tài chính để quản trị rủi ro. Vì vậy, việc thuyết phục được những nhân viên kế tốn hay nhân viên kinh doanh và thậm chí cả Ban Giám đốc sử dụng các cơng cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá là cả một vấn đề lớn. Thêm vào đó, do thói quen tính tốn, tính chất vịng quay vốn

- 57 -

và tính chịu trách nhiệm của lãnh đạo công ty, hầu hết các công ty quốc doanh vẫn thường chỉ thực hiện mua ngoại tệ khi có nhu cầu phát sinh thực sự.

Bốn là, trình độ nguồn nhân lực của ngân hàng

Ở một số chi nhánh của Techcombank có thực hiện các giao dịch ngoại hối, lực lượng cán bộ làm cơng tác kinh doanh ngoại hối cịn khiêm tốn, số lượng được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm kinh doanh cịn yếu và thiếu. Trên thực tế, một bộ phận cán bộ kinh doanh ngoại hối của hệ thống Techcombank cịn trẻ, kinh nghiệm cơng tác chưa nhiều, chưa qua đào tạo chuyên nghiệp về kinh doanh ngoại hối. Đa phần còn chưa nắm vững các quy trình nghiệp vụ nên khi tác nghiệp còn lúng túng, nhiều nhân viên còn chưa hiểu thấu đáo bản chất của các sản phẩm ngoại hối phái sinh, khâu phân tích tỷ giá và đặc biệt là phân tích kỹ thuật cịn rất yếu, gần như biện pháp phân tích kỹ thuật chưa được sử dụng để phân tích xu hướng của tỷ giá. Tình trạng nhân lực như vậy sẽ dẫn đến những rủi ro không tránh khỏi trong quá trình giao dịch, kinh doanh ngoại hối của ngân hàng.

Một phần của tài liệu 046 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN sản PHẨM NGOẠI hối PHÁI SINH tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN kỹ THƯƠNG bà rịa VŨNG TÀU,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 68 - 71)