Đối với khách hàng

Một phần của tài liệu 046 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN sản PHẨM NGOẠI hối PHÁI SINH tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN kỹ THƯƠNG bà rịa VŨNG TÀU,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 94 - 98)

Trước tình hình thị trường biến động như hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng nhận rõ tầm quan trọng của các nghiệp vụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá trong hoạch định và thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình.

Tuy nhiên, điểm yếu của nhiều doanh nghiệp Việt Nam là chưa có chính sách nội bộ rõ ràng về bảo hiểm các rủi ro thị trường nói chung và rủi ro tỷ giá nói riêng. Vì vậy, nhu cầu bảo hiểm thường phát sinh khi tỷ giá đã biến động theo chiều hướng bất lợi cho doanh nghiệp. Việc thiếu một chính sách nội bộ rõ ràng cũng gây khó khăn cho các cán bộ trực tiếp tham gia giao dịch, vì trong trường hợp kết quả khơng được như mong muốn, đặc biệt là trong trường hợp sử dụng các sản phẩm mới, sản phẩm phái sinh thì họ có thể bị quy trách nhiệm cá nhân. Ngoài ra, việc thiếu một hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch về các công cụ phái sinh, thị trường phái sinh chưa phát triển cũng là một hạn chế đối với doanh nghiệp trong việc lựa chọn công cụ cũng như thực hiện các giao dịch bảo hiểm tỷ giá.

Doanh nghiệp nên chủ động nhận dạng và đo lường các rủi ro về tỷ giá có thể phát sinh đối với các dòng tiền phải thu/trả, các cam kết phát sinh trong tương lai, các rủi ro tỷ giá khác từ hoạt động kinh doanh, đầu tư. Từ đó, doanh nghiệp từng bước thiết lập các chính sách nội bộ rõ ràng về bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Việc bảo hiểm rủi ro về tỷ giá giúp doanh nghiệp tập trung vào hoạt động kinh doanh chính của mình, giảm thiểu việc tỷ giá biến động ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả kinh doanh, sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ chuyên trách, đẩy mạnh tham gia các chương trình đào tạo, tiếp cận tìm hiểu các sản phẩm mới, đặc biệt là các công cụ phái sinh để thấy rõ tác dụng, tầm

- 81 -

quan trọng của việc sử dụng các sản phẩm này trong bảo hiểm rủi ro, tạo văn hóa chủ động nhận dạng và bảo hiểm rủi ro trong doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đã nêu lên được Định hướng chiến lược phát triển đến 2015 của Techcombank Việt Nam nói chung và Techcombank Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng, một số giải pháp trước mắt và lâu dài, một số kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan ban ngành có liên quan, ngân hàng Nhà nước, Techcombank Việt Nam và đối với khách hàng.

Bảo hiểm rủi ro tỷ giá thông qua các sản phẩm ngoại hối phái sinh là một cách quản lý rủi ro khoa học, có thể mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Tuy nhiên để phát huy tốt tác dụng, Techcombank Việt Nam và ngân hàng Nhà nước cần phối hợp thực hiện đồng thời các giải pháp trên để từng bước khắc phục, xóa bỏ những bất cập, phát huy những ưu thế vốn có của các cơng cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá, hướng tới một thị trường ngoại hối phái sinh hiệu quả hơn.

- 82 -

KẾT LUẬN

Nhìn chung, trong thời gian qua Techcombank Bà Rịa - Vũng Tàu đã có sự nỗ lực lớn trong việc cung cấp các sản phẩm ngoại hối phái sinh, đáp ứng cho nhu cầu phát triển và hội nhập của thị trường ngoại hối trong nước và thị trường ngoại hối quốc tế, giúp các khách hàng có được các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá hữu hiệu. Tuy nhiên, việc sử dụng các sản phẩm phái sinh trong giao dịch ngoại hối còn rất yếu kém và mờ nhạt. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do mức độ phát triển của thị trường tiền tệ, thị trường vốn còn thấp, trên trị trường còn thiếu vắng các nhà đầu tư am hiểu kỹ về lợi ích cũng như kỹ thuật tính tốn lợi nhuận từ các nghiệp vụ này. Bên cạnh đó các nhà mơi giới, các nhà cơ lợi cịn q ít trên thị trường tiền tệ để thúc đẩy các nhà đầu tư tham gia mạnh mẽ trên thị trường ngoại hối phái sinh. Sự kém phát triển của thị trường phái sinh là một thách thức không nhỏ trong quá trình hội nhập và mở cửa thị trường tài chính Việt Nam. Khi mà rủi ro ln là bạn đồng hành của các nhà đầu tư ngày càng gia tăng trong quá trình hội nhập, thì phát triển sản phẩm ngoại hối phái sinh được xem như là lá chắn quan trọng để hạn chế rủi ro của thị trường đối với hệ thống NHTM nói chung và với Techcombank Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng.

Tóm lại, luận văn đã nêu lên được :

- Về mặt lý luận: Đề tài đã đi vào tìm hiểu khái quát về thị trường ngoại hối và các sản phẩm ngoại hối phái sinh, phân tích những ưu, nhược

điểm của

các sản phẩm ngoại hối phái sinh và các sản phẩm này đóng vai trị như thế

nào đối với sự phát triển của nền kinh tế.

- Về mặt thực trạng: đã nêu rõ thực trạng tình hình triển khai các sản phẩm ngoại hối phái sinh tại Techcombank Bà Rịa - Vũng Tàu trong

- 83 -

thực hiện sản phẩm ngoại hối phái sinh, đồng thời chỉ ra được những nguyên nhân cịn tồn tại để từ đó làm cơ sở tìm ra các giải pháp khắc phục.

- Về mặt giải pháp: đã nêu được các giải pháp về mặt vĩ mô, các giải pháp về mặt vi mô và đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ và các ban ngành liên quan, NHNN, Techcombank Việt Nam và các khách hàng nhằm góp phần tích cực vào việc phát triển các sản phẩm ngoại hối phái sinh tại Techcombank Bà Rịa - Vũng Tàu .

Qua việc nghiên cứu đề tài này, tác giả hi vọng đưa ra một số giải pháp góp phần tích cực vào sự phát triển sản phẩm ngoại hối phái sinh tại Techcombank Bà Rịa - Vũng Tàu, đồng thời góp phần vào việc đổi mới Techcombank Việt Nam và NHTM tiến tới quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Hoàng Thị Kim Thanh, người hướng dẫn khoa học đã chỉ bảo tận tình trong suốt q trình nghiên cứu để hồn thành bản luận văn này. Chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, các bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ tác giả trong thời gian học tập và nghiên cứu, Chân thành cảm ơn Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Bà Rịa - Vũng Tàu đã tạo môi trường làm việc, học tập tích cực để tác giả có điều kiện thuận lợi hoàn thành bản luận văn này.

- 84 -

Một phần của tài liệu 046 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN sản PHẨM NGOẠI hối PHÁI SINH tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN kỹ THƯƠNG bà rịa VŨNG TÀU,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 94 - 98)