điểm vùng Đơng Nam Bộ
2.4.1 Những điểm tích cực trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các tỉnh trọng điểm vùng Đông Nam Bộ
Các đối tác đầu tư chủ yếu như các nước từ khu vực Châu Á vẫn duy trì sự quan
tâm đầu tư của họ đối với các tỉnh trọng điểm vùng Đông Nam Bộ thể hiện qua việc ngày càng tăng số dự án đầu tư vào các tỉnh. Đặc biệt là ngay sau tâm điểm của cuộc suy thối kinh tế tồn cầu năm 2008, các nhà đầu tư đã quay trở lại nhanh chóng. Tạo ra dấu hiệu tốt đối với nhân tố tích lũy FDI.
Một số đối tác như Hoa Kỳ, Canada, Anh, Đức, Hà Lan, Thụy Sỹ, đầu tư vào những ngành cơng nghệ cao, có ý nghĩa tích cực trong hoạt động chuyển giao cơng nghệ, kỹ năng quản lý cũng ngày càng đầu tư nhiều hơn vào các tỉnh.
Các hình thức đầu tư bắt đầu trở nên phong phú hơn với sự xuất hiện hình thức
mua bán sáp nhập doanh nghiệp của các nhà đầu tư nước ngồi góp phần làm cho môi trường đầu tư, tài chính đa dạng, phát triển, tác động tích cực đến phát triển kinh tế quốc gia.
Tỷ lệ các dự án đầu tư trong ngành công nghiệp là cao nhất giúp cho q trình
cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa của các tỉnh diễn ra nhanh hơn.
Các dự án trong ngành công nghiệp tập trung vào lĩnh vực chế biến, thâm dụng
lao động, sử dụng công nghệ thấp giúp cho việc giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động vốn là những lao động chưa qua đào tạo ở các tỉnh.
2.4.2 Những điểm hạn chế từ hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi tại các tỉnh trọng điểm vùng Đơng Nam Bộ
Việc các đối tác đầu tư chủ yếu là các quốc gia thuộc khu vực Châu Á sẽ tạo ra
hiệu ứng bầy đàn trong việc thu hút các đối tác Châu Á, mà bỏ qua hiệu ứng thu hút đầu tư từ các nước có nền kinh tế và khoa học kỹ thuật phát triển như Hoa Kỳ, Châu Âu. Tạo cho sự mất cân đối về đối tác đầu tư có thể sẽ ngày càng lớn. Trong khi các đối tác từ khu vực Châu Á lại là những đối tác có quy mơ dự án đầu tư vừa và nhỏ dẫn đến giá trị sản lượng đóng góp cho nền kinh tế không cao, và là những đối tác đầu tư vào các ngành có mức độ sử dụng cơng nghệ khơng cao, công nghệ thế hệ thứ 2-3-4 của thế giới làm cho các tỉnh có thể trở thành “bãi rác cơng nghệ”. Các doanh nghiệp của các đối tác này lại là những doanh nghiệp trả lương thấp, bóc lột người lao động, điều kiện làm việc thấp dễ gây ra tình trạng đình cơng của cơng nhân tại các doanh nghiệp này gây bất ổn tình hình an ninh – xã hội. Ngoài ra, họ cũng là những đối tác có nhiều dự án gây ơ nhiễm mơi trường.
Việc tập trung các dự án công nghiệp chế biến như sản xuất, chế biến gỗ, thủy
sản, cao su, khai khoáng... làm cho tỷ lệ ngành sử dụng công nghệ thấp gia tăng, khơng có ý nghĩa về mặt chuyển giao công nghệ sản xuất, quản lý, và không nâng cao chất lượng mặt bằng lao động nói chung, mặt khác cịn gây cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường. Những sự ảnh hưởng này là những ảnh hưởng kéo dài nhiều thế hệ người Việt.
Nhiều dự án FDI liên tục khai báo lỗ vì hoạt động chuyển giá khơng những gây
thất thoát nguồn thu thuế của Nhà nước mà cịn ảnh hưởng xấu đến cán cân thanh tốn quốc tế.