3.2 Các giải pháp
3.2.6 Liên kết địa phương giữa các tỉnh trọng điểm vùng Đông Nam Bộ
3.2.6.1 Mục tiêu của giải pháp
Giúp các tỉnh trọng điểm vùng Đông Nam Bộ khai thác triệt để những lợi thế
riêng của địa phương mình và bổ sung những mặt yếu kém của địa phương mình bởi tận dụng lợi thế của địa phương khác tạo thành sức mạnh tổng hợp đáp ứng mọi nhu cầu của nhà đầu tư tăng khả năng cạnh tranh trong hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các địa phương.
3.2.6.2 Cơ sở đề xuất giải pháp
Việc các địa phương có đặc điểm giống nhau về các đối tác và lĩnh vực đầu tư
như phân tích ở chương 2 cho thấy rằng các địa phương chưa có sự phân luồng đối tác, ngành nghề thu hút đầu tư. Điều này dẫn tới trong thực tế thu hút đầu tư các địa phương dẫn đạp lên nhau trong việc thu hút đầu tư và vì thế chưa tận dụng được tối đa nguồn lực và lợi thế đặc biệt của địa phương mình tạo nên sự chồng chéo trong quá trình thu hút đầu tư, lãng phí nguồn lực. Cho nên, các địa phương cần phải có những giải pháp, cơ chế phối hợp với nhau để có thể thu hút dịng vốn FDI hiệu quả.
3.2.6.3 6.3 Biện pháp thực hiện
Các địa phương dựa vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và các lợi
thế về nguồn lực của địa phương mình từ đó có thể ngồi lại với nhau để bàn bạc, thống nhất với nhau đối tượng nào cần thu hút cho tỉnh mình, đối tượng nào ưu tiên để cho tỉnh khác thu hút trước. Trên cơ sở đó, mà các tỉnh chia sẻ thông tin với nhau về các nhà đầu tư tiềm năng, giúp giảm chi phí tìm kiếm nhà đầu tư tiềm năng, và cạnh tranh lẫn nhau trong hoạt động thu hút đầu tư. Điều cần thiết trước mắt là phải có mơ hình hợp tác giữa các địa phương trong hoạt động thu hút đầu tư nước ngồi. Qua phân phân tích thực trạng chương 2, tác giả xin gợi ý phương hướng hợp tác giữa các địa phương với tiêu chí là mức độ ưu tiên thu hút theo ngành nghề, như sau:
Bảng 3.1: Bảng đánh giá vị thế ưu tiên thu hút theo ngành nghề giữa các tỉnh trọng điểm vùng Đông Nam Bộ
Địa phương Ngành thâm
dụng lao động Ngành thâm dụng vốn Ngành thâm dụng cơng nghệ Ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao TPHCM 4 4 1 1 Bình Dương 2 2 3 3 Đồng Nai 1 3 4 4 BRVT 3 1 2 2
Nguồn: Tác giả tự sáng tạo. Trong đó: mức độ ưu tiên giảm dần từ 4 đến 1, với 1 là
mức độ ưu tiên cao nhất và 4 là mức độ ưu tiên thấp nhất.
Các tỉnh có thể phối hợp với nhau trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông,
thông tin như:
+ việc cùng nhau xây dựng, nâng cấp các tuyến đường vận tải liên vùng
+ địa phương này tập trung phát triển cảng nước, thì địa phương khác tập trung phát triển cảng khô với địa lý các cảng này gần nhau như vậy sẽ giảm thiểu chi phí đầu tư dàn trải mà vẫn có những cơ sở hạ tầng cảng quy mô lớn.
Việc liên kết vùng giữa các địa phương không những liên kết các tỉnh gần nhau
trong vùng mà còn có thể liên kết với các địa phương khác ngồi vùng miễn là có thể tận dụng được lợi thế lẫn nhau để cùng nhau phát triển.