Biện pháp thực hiện

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài sạch vào các tỉnh trọng điểm vùng Đông Nam Bộ (Trang 70 - 72)

3.2 Các giải pháp

3.2.1.3 Biện pháp thực hiện

Qua phần phân tích ở chương 2 đã chỉ ra rằng chính sách thu hút đầu tư có tác động rất tích cực đến dịng vốn FDI đổ vào các địa phương. Tuy nhiên, đã có sự phân bổ vốn theo ngành nghề, đối tác đầu tư không đồng đều ở các địa phương và làm gia tăng các dự án FDI khơng “sạch” Qua đó chứng tỏ chính sách thu hút đầu tư vẫn chưa chú trọng đến vấn đề thu hút FDI “sạch”. Bởi vậy, để có chính sách đầu tư phù hợp nhằm tạo ra sự bền vững cho FDI thì trước tiên phải xác định đúng đối tượng thu hút đầu tư. Tác giả đưa ra định hướng về đối tượng thu hút đầu tư như sau:

Về đối tác thu hút đầu tư: Phải xác định 6 đối tác sau là những đối tác đầu tư

chính trong ngắn hạn: Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Thái Lan. Các đối tác sau đây phải được xác định là những đối tác lâu dài và là đối tác chiến lược: Anh, Mỹ, Đức, Nhật, Canada. Các đối tác này là những đối tác có trình độ phát triển cơng nghệ hàng đầu của thế giới, nên sẽ có tác dụng tích cực đối với yếu tố chuyển giao công nghệ cao. Các đối tác này còn là những nhà đầu tư “ nghiêm túc” thể hiện ở kết quả triển khai dự án tốt hơn các đối tác khác. Ngồi ra, việc thu hút các đối tác trên cịn giúp các địa phương tạo được lợi thế nhờ yếu tố tích lũy FDI.

Về ngành nghề ưu tiên thu hút vốn:

Theo kinh nghiệm của Singapore các ngành nghề thu hút đầu tư phải là những ngành có tối thiểu một trong các 6 đặc trưng sau nhằm đảm bảo tính bền vững cho FDI: giá trị gia tăng cao, tốc độ tăng trưởng cao, tỷ lệ tái chế cao, độ chính xác cao, độ tin cậy cao, và tính thân thiện với con người cao. Cụ thể đó là những ngành sau đây:

+ Ngành điện tử: Chính sách cụ thể cho khu vực này là thực hiện phương thức kết hợp sự tăng trưởng của nhóm những cơng ty phụ trợ và các tổ chức có mối liên quan với nhóm các cơng ty điện tử và những công ty phụ trợ bổ sung khác như các cơng ty hóa chất, cơ khí và các công nghiệp phụ trợ địa phương. Đối tác có thế mạnh trong lĩnh vực này là Nhật Bản, Đức, nên phải quan tâm thu hút 2 đối tác này. + Ngành hóa chất

+ Ngành khoa học đời sống: bao gồm những ngành dược phẩm, công nghệ sinh, dụng cụ y khoa, công nghệ sinh dùng trong nông nghiệp. Trong lĩnh vực này thì Nhật Bản là đối tác cần thu hút đầu tư mạnh hơn.

+ Ngành cơ khí: Những đối tác thu hút đầu tư nhất là Đức, Nhật Bản

+ Ngành giáo dục: Anh, Mỹ, Canada là những đối tác quan tâm đặc biệt trong việc thu hút đầu tư.

+ Ngành chăm sóc sức khỏe: Theo thống kê của Tổ chức sức khỏe thế giới WHO năm 2005 thị trường chăm sóc sức khỏe của Châu Á chiếm 34% toàn cầu (tức khoảng 107 tỷ USD) vì vậy đây là ngành được nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và dĩ nhiên là ngành mang lại giá trị gia tăng cao. Đối tác thu hút đầu tư là Pháp, Singapore.

+ Ngành Logistics: Ngày nay Logistics và chuỗi cung ứng trở thành mắt xích quan trọng tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các cơng ty vì dịch vụ cung cấp logistic có thể giúp cho các công ty tiết kiệm được chi phí và tập trung vào những lợi thế cạnh tranh chủ chốt của họ. Vậy nên việc thu hút các cơng ty đầu tư nước ngồi trong ngành Logistics sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước lẫn doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.

+ Ngành thông tin và truyền thông: Đối tác quan tâm thu hút nhất là Hoa Kỳ

+ Ngành năng lượng, khai thác dầu khí: Đối tác quan tâm thu hút đầu tư là Anh, Đức

Việc xác định đúng các đối tượng thu hút đầu tư còn phải lưu ý đến việc thu hút

ngày càng nhiều các dự án các cơng ty, tập đồn đa quốc gia trên thế giới trước hết là đang đầu tư ở Việt Nam để tạo được hiệu quả đầu tư theo “bầy đàn”. Các tập đoàn cần thu hút như: Toyota, Sumitomo, Toshiba, Sharp, Itochu (Nhật Bản), Charm & Ci, Sam Sung, LG, Huyndai (Hàn Quốc), China Steel (Đài Loan), Công ty Haiyatt Holdings Pte.,LTD (Singapore), Salamander Energy LTD (Anh), Wind Power (Đức)...

Các nhà lập chính sách các địa phương phải quy hoạch xem ngành nào nên được

ưu tiên thu hút đầu tư trước tiên và lịch sử đầu tư của các MNCs ở Việt Nam và xu hướng đầu tư hiện nay của các MNCs rồi từ đó đưa ra các cơng cụ, chính sách khuyến khích đầu tư chi tiết để tiếp cận, thu hút các MNCs cụ thể. Hoạt động tiếp

cận các MNCs phải được làm một cách bài bản, chuyên nghiệp vì vậy các cơ quan xúc tiến đầu tư địa phương nếu xét thấy khơng đủ khả năng có thể nhờ các cơng ty trung gian tư vấn xúc tiến đầu tư quốc tế có kinh nghiệm, danh tiếng. Có như vậy thì khả năng các MNCs đầu tư vào các địa phương sẽ cao hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài sạch vào các tỉnh trọng điểm vùng Đông Nam Bộ (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w