3.2 Các giải pháp
3.2.7 Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ
3.2.7.1 Mục tiêu của giải pháp
Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để thu hút FDI từ các MNC, các doanh
nghiệp FDI trong ngành công nghiệp phụ trợ. Từ đó tác động tích cực đến sự chuyển giao khoa học kỹ thuật của các dự án FDI vì các dự án đầu tư phải theo chuẩn mực của các MNC, từ đó làm nâng lên một bước khoa học công nghệ sản xuất, quản lý, chất lượng lao động ở Việt Nam. Ngồi ra giải pháp cịn tạo ra hiệu ứng “bầy đàn” trong việc thu hút FDI.
3.2.7.2 Cơ sở đề xuất giải pháp
Từ các nghiên cứu thực tiễn của nhiều chuyên gia cho thấy rằng trong ngành
khi đó chi phí cho linh kiện sản xuất chiếm trên 70%. Vì vậy mà các công ty đa quốc gia nhận thức được rằng giảm chi phí linh kiện sản xuất hiệu quả hơn giảm chi phí lao động. Nên, xu hướng đầu tư của các công ty đa quốc gia là chọn nơi nào mà có ngành cơng nghiệp phụ trợ phát triển, có khả năng đáp ứng được nhiều phần trăm số linh kiện trong một sản phẩm hoàn chỉnh mà họ sẽ lắp ráp.
3.2.7.3 Biện pháp thực hiện
Để có thể phát triển ngành cơng nghiệp phụ trợ của Việt Nam, chúng ta có thể học theo cách làm của Malaysia và ngoài ra thực hiện “đi tắt đón đầu” để có thể có những bước tiến nhanh hơn. Cụ thể như sau:
Các địa phương phải thành lập ngay những chương trình, tổ chức hợp tác đào tạo
với các MNCs theo hướng dưới đây:
+ Trước tiên, các trung tâm đào tạo này phải khảo sát nhu cầu tuyển dụng nhân viên của các MNCs theo từng ngành nghề như thế nào, sau đó đề ra các phương án đào tạo nhân lực phù hợp với yêu cầu của họ. Các phương án này phải có sự đóng góp ý kiến, thơng qua bởi các MNCs.
+ Chương trình đào tạo có thể bao gồm 2 cấp độ: Cấp độ thứ nhất là dành cho việc nâng cao chất lượng cho những kỹ sư, người đã qua đào tạo và kinh nghiệm thực tế. Cấp độ thứ hai là đào tạo những kiến thức mang tính học thuật cho những lao động phổ thơng chưa có kỹ năng.
+ Đối tượng đào tạo này được thu hút từ nhiều nguồn, nhưng nguồn chính là nhân sự từ các cơng ty thành viên hoặc khơng thành viên của chương trình. Những cơng ty mà có nhu cầu nâng cao chất lượng lao động, và mong muốn trở thành đối tác cung cấp linh kiện cho các MNCs. Cả công ty thành viên hay không phải là thành viên khi tham gia vào chương trình đều nhận được sự hỗ trợ một phần từ tài trợ học phí của chính quyền địa phương cho chương trình. Tất nhiên là công ty thành viên sẽ nhận được sự tài trợ nhiều hơn.
+ Ngồi ra các tổ chức này cịn thực hiện nhiệm vụ đó là giúp cải thiện cơng nghệ sản xuất cho các công ty phụ trợ nội địa và làm thêm chức năng là đầu mối gắn kết giữa các công ty này với các MNCs hiện hữu trong nước.
Việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ phải chú trọng thu hút các đối tác
Anh, Đức như thông qua các dòng vốn ODA, liên doanh liên kết với các công ty phụ trợ, các công ty vừa và nhỏ của những nước này, các cơng ty có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Đúc kết bài học kinh nghiệm từ Singapore, các địa phương nên tạo mối liên kết
với một số công ty (tạm gọi là các doanh nghiệp liên kết chính quyền). Các cơng ty này bản chất là là những doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa. Những công ty này sẽ xếp ưu tiên trong việc được giới thiệu là nhà thầu phụ cho các MNC đầu tư vào Việt Nam. Nếu các MNCs chấp nhận các doanh nghiệp này làm nhà thầu phụ thì sẽ được chính quyền địa phương cấp thêm một số ưu đãi trong ngắn hạn, tuy nhiên quyền quyết định có lựa chọn các doanh nghiệp này hay khơng thì tùy thuộc vào các MNC chứ khơng phải ép buộc. Làm như thế thì các doanh nghiệp Nhà nước của chúng ta sẽ học hỏi kinh nghiệm, thay đổi công nghệ sản xuất, quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế nhanh chóng, và mang lại nhiều nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, mà lại khơng vi phạm quyền được đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
3.3 Một số kiến nghị về phía cơ quan quản lý Nhà nước3.3.1iến nghị đối với Bộ kế hoạch và đầu tư