TT Hình thức đầu tư Số dự án Tỷ trọng(%) Tổng vốn đầu tưđăng ký (USD) Tỷ trọng(%) trung bình/1Vốn đầu tư dự án 1 100% vốn nước ngoài 16 94,12 2.094.252.966 91,06 130.890.810
2 Liên doanh 1 5,88 205.678.666 8,94 205.678.666
Tổng số 17 100,00 2.299.931.632 100,00 135.290.096
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài Trường hợp Bà Rịa Vũng Tàu
Tương tự như 3 tỉnh trên thì số vốn cũng như số dự án đầu tư theo hình thức
100% vốn nước ngoài vào Bà Rịa Vũng Tàu là nhiều nhất so với các hình thức đầu tư khác. Trong đó số vốn bình qn/1 dự án theo hình thức liên doanh hơn gần gấp 2 lần hình thức 100% vốn nước ngồi. Hình thức có quy mơ vốn đầu tư lớn nhất ở BRVT giống như các tỉnh trên là hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, với số vốn trung bình của 1 dự án rất cao, gần 800 triệu USD. Được biết, các dự án này là những dự án sản xuất điện, xây dựng và khai thác cảng. Điều đó, làm cho BRVT đang là địa điểm đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngồi bởi có hệ thống cơ sở hạ tầng tốt. Vấn đề này sẽ được phân tích rõ ở nội dung các nhân tố tác động đến sự mất cân đối vào các tỉnh trọng điểm vùng Đông Nam Bộ ở các nội dung tiếp theo.
Bảng 2.11: FDI phân theo hình thức vào Bà Rịa Vũng Tàu từ năm 1988 - 2009 Thứ tự Hình thức Số dự án Tỷ trọng (%) Số vốn đăng ký (USD) Tỷ trọng (%) Vốn đăng ký đầu tư trung bình/1 dự án (USD) 1 100% vốn nước ngoài 204 79,07 15.064.699.870 58,64 73.846.568 2 Liên doanh 49 18,99 6.624.692.321 25,79 135.197.802 3 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 5 1,94 4.001.915.809 15,58 800.383.162 Tổng cộng 258 100,00 25.691.308.000 100,00
Nguồn: Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Qua phân tích ta thấy các tỉnh có chung đặc điểm giống nhau là hình thức đầu tư 100% vốn nước ngồi là chiếm đa số. Có kết quả như trên là vì trong thời gian qua Nhà nước ta đã có chính sách thơng thống hơn cho hoạt động đầu trực tiếp nước ngoài làm cho số dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài ngày càng tăng lên và chiếm đa số. Nhưng quy mơ vốn trung bình trên một dự án khơng cao, mặt khác
trên thực tế các dự án đầu tư 100% vốn nước ngồi khơng đem lại hiệu quả cao về mặt chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ, cũng như chuyển giao các bí quyết quản lý cho phía Việt Nam, những điều mà được các nhà hoạch định chính sách mong đợi. Thêm vào đó, ngày càng có nhiều doanh nghiệp FDI khai báo lỗ, gây thất thốt cho nguồn thu thuế của Nhà nước. Còn đối với các dự án như liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh là những dự án có quy mơ vốn lớn mà bên Việt Nam lại cịn có thể kế thừa, tiếp thu các khoa học cơng nghệ, kỹ năng quản lý thì số dự án lại chiếm tỷ trọng khơng đáng kể. Điều này, có nghĩa là tính tích cực của FDI “sạch” chưa được khai thác, gây lãng phí cho cơng tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như chưa khai thác triệt để ích lợi của dịng vốn này trong nền kinh tế.
2.2.4 Thực trạng về đối tác FDI vào các tỉnh trọng điểm vùng Đông Nam Bộ
Số dự án đầu tư
Tính đến hết năm 2009, các tỉnh trọng điểm vùng Đông Nam Bộ đã thu hút được trên 30 đối tác đầu tư. Và trong số đó, những quốc gia Châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Hồng Kơng, Maylaysia lại là những đối tác có nhiều dự án đầu tư nhất. Cụ thể là tổng số dự án các quốc gia Châu Á nằm trong tốp 5 đối tác đầu tư nhiều nhất vào các tỉnh chiếm tỷ trọng 63% (đối với Tp.HCM), 74% (đối với Bình Dương), 69% (đối với Đồng Nai) và 43% (đối với Bà Rịa Vũng Tàu).
Bảng 2.12: 5 đối tác có tỷ trọng số dự án đăng ký đầu tư nhiều nhất ở các tỉnh trọng điểm vùng Đông Nam Bộ từ năm 1988 - 2009
Quốc gia Tỷ trọng so với tổng số dự án đầu tư vào địa phương (%) TPHCM Bình Dương Đồng Nai Bà Rịa - Vũng Tàu
Đài Loan 13,61 35,56 34,24 13,57 Hàn Quốc 21,48 22,29 23,35 16,28 Singapore 11,29 5,44 13,57 Hồng Kông 6,22 Nhật Bản 10,43 7,48 8,37 Malaysia 3,31 Trung Quốc 3,84 Tổng tỷ trọng các đối tác Châu Á 63,03 74,61 69,27 43,42 Hoa Kỳ 5,81 Anh 3,79 Samoa 10,85
Nguồn: Tổng hợp từ các bảng số liệu FDI theo đối tác vào các tỉnh trọng điểm vùng Đông Nam Bộ (phụ lục 2,3,4,5)
Về vốn đăng ký
Các quốc gia Châu Á cũng là những nước có vốn đầu tư lớn nhất vào các tỉnh trọng điểm vùng Đông Nam Bộ. Cụ thể là khu vực Châu Á gồm 5 đối tác đầu tư lớn nhất như bảng 2.13 dưới đây chiếm tỷ trọng 67,71% tổng vốn đăng ký đầu tư vào Tp.HCM, 55,62% tổng vốn đăng ký đầu tư vào Bình Dương, 56,45% tổng vốn đăng ký đầu tư vào Đồng Nai, và 32,29 % tổng số đăng ký đầu tư vào Bà Rịa Vũng Tàu.
Bảng 2.13: 5 đối tác có tỷ trọng vốn đăng ký đầu tư nhiều nhất ở các tỉnh trọng điểm vùng Đông Nam Bộ từ năm 1988 - 2009
Quốc gia Tỷ trọng so với tổng vốn đầu tư vào địa phương (%) TPHCM Bình Dương Đồng Nai Bà Rịa Vũng Tàu
Đài Loan 7,65 25,9 24,77 6,47 Hàn Quốc 11,68 11,57 16,06 11,08 Singapore 15,25 Hồng Kông 13,13 Nhật Bản 9,81 8,81 Malaysia 20,00 8,34 6,81 Thái Lan 14,74 Tổng tỷ trọng các đối tác Châu Á 67,71 55,62 56.45 32,29 Hoa Kỳ 22,71 Canada 16,48 Anh 8,91 Samoa 13,38
Nguồn: Tổng hợp từ các bảng số liệu FDI theo đối tác vào các tỉnh trọng điểm vùng Đông Nam Bộ (phụ lục 2,3,4,5)
Về quy mô của 1 dự án
Trường hợp Tp.HCM: Không phải tất cả 5 đối tác có nhiều dự án đầu tư nhất ở
trên có vốn đăng ký trung bình lớn nhất mà lại chính là Malaysia với gần 47 triệu USD cho mỗi dự án đầu tư. Tiếp theo là Thụy Sỹ, Hà Lan, Hồng Kông, Vương Quốc Anh.
Trường hợp Bình Dương: Samoa là một trong những nước đầu tư về sau này
nhưng quy mô của 1 dự án lại là lớn nhất với vốn trung bình cho 1 dự án khoảng 127 triệu USD, tiếp theo là Thái Lan với số vốn trung bình cho 1 dự án khoảng 16 triệu USD (mặc dù tổng vốn đầu tư của Thái Lan thuộc nhóm đầu tư ít vốn nhất), xếp thứ 3 và thứ 4 về quy mô của 1 dự án là Vương Quốc Anh và Malaysia với vốn trung bình cho 1 dự án khoảng 15 triệu USD, thứ năm là Hồng Kông với gần 14 triệu USD. Thực trạng về đối tác đầu tư ở Bình Dương cũng giống như ở Tp.HCM nghĩa là mặc dù 5 nước Châu Á đầu tư nhiều dự án nhất nhưng khơng phải tất cả
những nước này có số vốn đầu tư lớn nhất. Và cũng nổi trội lên những quốc gia mặc dù đầu tư ít dự án nhưng quy mơ cho 1 dự án rất lớn như Samoa, Thái Lan.
Trường hợp Đồng Nai: Singapore là đối tác có quy mơ cho 1 dự án lớn nhất với
trung bình 41 triệu USD cho mỗi dự án, tiếp theo là Vương Quốc Anh với quy mơ vốn trung bình một dự án là 37 triệu USD, rồi đến Đức với số vốn đầu tư trung bình cho 1 dự án khoảng 35 triệu USD, rồi đến Malaysia với 32,7 triệu USD, Thụy sỹ với khoảng 24 triệu USD. Thực trạng về đối tác đầu tư ở Đồng Nai cũng giống như đối với trường hợp Tp.HCM và Bình Dương.
Trường hợp Bà Rịa Vũng Tàu: Canada là nước có số dự án đăng ký gần như là ít
nhất chỉ vỏn vẹn 3 dự án nhưng lại là nước có số vốn đăng ký đầu tư trung bình cho 1 dự án lớn nhất là 1,4 tỷ USD, xếp thứ 2 về quy mô của 1 dự án là Thái Lan với khoảng 541 triệu USD/1 dự án, tiếp theo là liên doanh Nga-Nhật, Hà Lan chỉ 1 dự án cho mỗi bên nhưng số vốn đăng ký 1 dự án khá lớn với trên 400 triệu USD, thứ 5 là Hoa Kỳ với 389 triệu USD/1 dự án.
Qua phân tích ở trên cho thấy khơng phải đối tác nào đầu tư nhiều dự án thì số vốn đầu tư là lớn. Có những đối tác có số dự án đầu tư ít nhưng quy mơ của mỗi dự án lại lớn. Nên trong quá trình thu hút đầu tư phải đặc biệt quan tâm đến các đối tác này. Những đối tác nào có quy mơ của 1 dự án lớn phải được chú trọng trong quá trình thu hút đầu tư vì nếu thu hút được 1 dự án của các đối tác này có thể hơn tổng số nhiều dự án thu hút từ những đối tác có quy mơ vốn nhỏ khác.
Nhìn chung thì các đối tác Châu Á là những đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu vào các tỉnh trọng điểm vùng Đông Nam Bộ, tuy nhiên quy mô dự án của các nước Châu Á không lớn mà là những dự án quy mô vừa và nhỏ. Ngoài ra, trừ Nhật Bản, các đối tác đầu tư thuộc khu vực Châu Á ở trên khơng phải là những quốc gia có cơng nghệ tốt nhất của thế giới. Và thực tiễn các đối tác này là những đối tác đầu tư nhiều vào những ngành nghề thâm dụng lao động, khai thác tài nguyên thiên nhiên như dệt may, da giày, khai thác chế biến gỗ,... mà yếu tố chuyển giao công nghệ cao khơng được chú trọng.
Ngồi ra, các đối tác từ các quốc gia này cũng là những đối tác ít trọng tơn trọng luật pháp quốc tế hơn so với các đối tác thuộc các quốc gia phương Tây, hay Hoa
Kỳ. Ví dụ, như vụ việc xả chất thải trực tiếp gây ô nhiễm sông Thị Vải của công ty Vedan (Đài Loan) hơn 10 năm nay.
Các đối tác Châu Á cũng là những công ty trả lương cho người lao động thấp, điều kiện làm việc khơng tốt dẫn đến nhiều vụ đình cơng gây bất ổn tình hình an ninh xã hội. Ví dụ như năm 2007 có vụ đình cơng của 1.800 cơng nhân (CN) của Cơng ty Asia Garments (vốn Singapore) yêu cầu tăng mức nâng lương; vụ đình cơng khác của 1.800 cơng nhân Cơng ty All Super (vốn Đài Loan) đình cơng với yêu cầu tăng mức nâng lương, giảm giờ tăng ca, không làm thêm ngày chủ nhật, vụ 8.600 công nhân tại 2 cơng ty Mabuchi và Việt Tường (Nhật) cũng đình cơng vì lý do tương tự. Vụ 3.000 CN Công ty Timber (Đài Loan) đình cơng yêu cầu tăng lương theo định kỳ hằng năm, không được ép tăng ca quá nhiều, chi trả tiền độc hại và cải thiện chất lượng bữa ăn. Và rất nhiều vụ đình cơng khác chưa được thống kê chính thức.
Nói tóm lại các đối tác Châu Á đầu tư các dự án FDI chủ yếu là khơng “sạch” vì vậy để có nhiều dự án FDI “sạch” thì cần phải xem xét, lựa chọn đối tác để xúc tiến thu hút đầu tư. Ở đây, nên chú trọng thu hút các đối tác từ Châu Âu (chẳng hạn như :Anh, Đức, Pháp), Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản.
2.2.5 Thực trạng về phân bổ vốn FDI theo ngành nghề vào các tỉnh trọng điểmvùng Đông Nam Bộ vùng Đông Nam Bộ
Trường hợp Tp.HCM
Theo bảng 2.14 ta thấy từ trước cho đến năm 2009 thì số dự án FDI đầu tư vào
Tp.HCM tập trung chủ yếu vào 2 lĩnh vực chính là cơng nghiệp và kinh doanh bất động sản. Từ năm 1988 - 2009, số dự án FDI trong ngành công nghiệp là 1.443 dự án chiếm tỷ trọng 41,33% và số dự án FDI trong ngành kinh doanh bất động sản là 1.030 chiếm tỷ trọng là 29,5%. Các ngành khác số dự án chiếm tỷ trọng rất thấp chưa tới 10%, trong đó ngành nơng lâm thủy sản chỉ có 10 dự án chiếm 0,32%.
Mặt khác, ngành kinh doanh bất động sản lại là ngành có tổng số vốn đầu tư
nhiều nhất chẳng hạn từ năm 1988 - 2009, ngành này có tổng số vốn đạt gần 12 tỷ USD chiếm tỷ trọng 46,84% trong tổng số vốn, hơn gấp 1,5 lần so với tổng số vốn trong ngành công nghiệp, hơn gần gấp 8 lần số vốn đầu tư trong ngành có số vốn thấp nhất là ngành hoạt động phục vụ cá nhân, cộng đồng.
Mặc dù có sự tập trung về số dự án cũng như số vốn vào 2 ngành công nghiệp và
kinh doanh bất động sản nhưng chúng ta cũng thấy sự mất cân đối ở số vốn đầu tư trung bình cho 1 dự án. Những ngành như hoạt động văn hóa – thể dục thể thao, ngành tài chính tín dụng, ngành y tế tuy tổng vốn đăng ký khơng nhiều nhưng lại có quy mơ dự án lớn hơn cả.