Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài sạch vào các tỉnh trọng điểm vùng Đông Nam Bộ (Trang 73)

3.2 Các giải pháp

3.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

3.2.3.1 Mục tiêu của giải pháp

Giúp các tỉnh nâng cao sức cạnh tranh về chất lượng lao động, có thể đáp ứng

được các dự án đầu tư có mức độ sử dụng công nghệ cao, cần nhân lực có chất lượng tốt để triển khai dự án. Từ đó, các tỉnh có thể thu hút được các dự án thâm

dụng công nghệ, công nghệ cao giải quyết sự mất cân đối hiện nay là tỷ lệ các dự án thâm dụng lao động chiếm đa số trong các dự án đầu tư vào các địa phương và giúp các nhà đầu tư nước ngồi có nguồn chất lượng tốt để đẩy nhanh tốc độ triển khai dự án. Thêm vào đó, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực góp phần giảm các tình trạng lao động phổ thơng, tay nghề thấp tập trung vào các tỉnh trọng điểm vùng Đông Nam Bộ tức là giảm sự bất ổn về an ninh, xã hội, môi trường ở các địa phương như đã phân tích ở chương 2.

3.2.3.2 Cơ sở đề xuất giải pháp

Từ phần đánh giá chung ở nội dung 2.4

3.2.3.3 Biện pháp thực hiện

- Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các tỉnh thông qua nhiều cách như: tự đào tạo hay thu hút nhân lực từ bên ngoài.

Đào tạo nguồn nhân lực

Hầu như các giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực mà hiện nay các địa phương đang làm đó là khuyến khích cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp tự mở các trường, trung tâm đào tạo. Nhưng trên thực tế, cho thấy phương pháp này chưa thật sự hiệu quả vì thiếu đi tính liên kết chặt chẽ giữa các bên, cụ thể là bên đào tạo và bên sử dụng. Nhà trường không thể nào chạy theo sự phát triển của doanh nghiệp vì cơng nghệ ngày nay phát triển rất nhanh, trong khi đó nguồn vốn hạn hẹn (từ học phí được giới hạn “mức thu trần học phí” và từ ngân sách hạn hẹp của Nhà nước). Nhà trường khơng thể nào có đủ vốn để ln được sở hữu các cơng nghệ mới để mà từ đó có thể đào tạo cho sinh viên chất lượng cao. Cho nên ở đây, cần có sự đột phá trong khâu đào tạo. Cụ thể là:

Từng tỉnh nên tập trung hỗ trợ đầu tư, phát triển, nâng cấp một số trường dạy

nghề, cao đẳng đại học hiện có theo hướng khơng cần nhiều về lượng nhưng sâu về chất, ngay cả việc chỉ lựa chọn 1 trường để đầu tư, phát triển để có chất lượng dạy nghề tốt nhất.

Các tỉnh phải tận dụng mạnh mẽ vào nguồn lực bên ngồi như thơng qua quan hệ

ngoại giao, kết nghĩa anh em của từng tỉnh với các nước ngồi, ví dụ như mối quan hệ “Hợp tác hữu nghị” của Tp.HCM với Thành phố Sanfrancisco (Hoa Kỳ), Thành phố Osaka (Nhật Bản); từ đó tăng cường đẩy mạnh hợp tác giáo dục giữa 2 địa

phương. Mối quan hệ Hợp tác hữu nghị phải làm nền tảng cầu nối hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ giữa các trường của 2 bên. Lưu ý thêm là nên mở rộng, hợp tác hữu nghị với những địa phương, các trường dẫn đầu về khoa học cơng nghệ của các nước có nền kinh tế phát triển. Vì các dự án đầu tư ở các nước này là những dự án thâm dụng cơng nghệ, địi hỏi nhân lực chất lượng cao mà nếu các địa phương thông qua hợp tác đào tạo có được nguồn nhân lực nội nhưng chất lượng ngoại thì sẽ gia tăng lợi thế cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngồi, đặc biệt trong lĩnh vực địi hỏi nhân lực chất lượng cao.

Ngồi ra các tỉnh phải có những chính sách đột phá trong thu hút đầu tư trực tiếp

nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục như: chính sách ưu đãi thuế sử dụng đất hơn thông thường, dành quỹ đất “sạch” và “trung tâm” hay như tạo thuận lợi trong thủ tục hành chính thành lập mở trường, triển khai dự án đối với các dự án FDI vào lĩnh vực này.

Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ bên ngoài

Các tỉnh nên có chính sách hỗ trợ nhân lực có chất lượng cao như chính sách hỗ

trợ nhà ở bằng cách bảo lãnh cho vay mua nhà trả góp... cho người ngoài tỉnh, người nước ngoài, người Việt ở nước ngồi tình nguyện về nước làm việc. Trong một số trường hợp đặc biệt, có thể hỗ trợ thêm về tài chính như trả lương cho các chuyên gia bên cạnh mức lương do các công ty, nơi làm việc trả cho họ.

- Hoạt động hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực nên tập trung vào các ngành sau đây: ngành điện tử, ngành cơ khí, ngành hóa chất, dược phẩm, ngành cơng nghệ sinh, y khoa, ngành giáo dục, ngành thông tin truyền thông, công nghệ thông tin, ngành Logistic.

3.2.4 iải pháp về thuận tiện và đơn giản hóa thủ tục hành chính3.2.4.1 Mục tiêu của giải pháp 3.2.4.1 Mục tiêu của giải pháp

Giảm chi phí về thời gian thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định của

Nhà nước cho các doanh nghiệp FDI. Giảm, xóa bỏ các chi phí khơng chính thức, chi phí “dưới bàn” cho các doanh nghiệp FDI. Từ đó giúp giai đoạn triển khai dự án diễn ra nhanh hơn. Mặt khác cịn góp phần giải quyết sự mất cân đối về đối tác đầu tư, cân đối dự án thâm dụng công nghệ so với dự án thâm dụng lao động bởi tạo ra

được ấn tượng tốt để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài như các đối tác Nhật Bản, Châu Âu, Hoa Kỳ.

3.2.4.2 Cơ sở đề xuất giải pháp

- Từ nội dung 2.2.7

3.2.4.3 Biện pháp thực hiện

Các tỉnh cùng với Nhà nước phải đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến

hoạt động đầu tư nước ngoài bằng cách rà sốt lại thủ tục hành chính và trưng cầu ý kiến từ các nhà đầu tư nước ngoài, xem thử đâu là thủ tục đang gây khó khăn phiền hà cho họ từ đó giữa cơ quan quản lý Nhà nước và nhà đầu tư nước ngồi sẽ tìm được tiếng nói chung. Trước mắt, một số vấn đề cần được cải thiện như sau:

+ Thời gian cấp phép đầu tư, thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư phải duy trì đúng thời hạn giải quyết quy định. Trong q trình xem xét nếu thấy có sai sót thì phải thơng báo nhà đầu tư nước ngoài ngay lập tức và cách thức sữa chữa để kịp thời chỉnh sửa. Ngoài ra khuyến khích các nhân viên phòng ban xét duyệt dự án càng sớm càng tốt. Chính sách khuyến khích có thể làm theo hình thức thưởng tiền hay ghi nhận thành tích. Làm như thế sẽ khuyến khích các nhân viên cấp phép làm việc hết mình để hỗ trợ nhà đầu tư, và có thể làm cho họ giảm một số trường hợp như hạch sách, nhũng nhiễu, đòi hỏi “chi phí dưới bàn” đối với Nhà đầu tư nước ngồi” + Ngoài ra, các thủ tục hải quan phải được điều chỉnh lại theo hướng tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư nước ngồi vì có rất nhiều dự án FDI trong những ngành nghề thâm dụng lao động ở nước ta là gia công, tái xuất. Trên thực tế thủ tục hải quan của chúng ta làm cho các nhà đầu tư này than phiền rất nhiều về mặt thời gian cũng như các chi phí thơng quan. Nếu không điều chỉnh kịp thời sẽ làm giảm sự cạnh tranh của chúng ta so với các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng “chi phí khơng chính thức” tác động rất lớn đến

việc lựa chọn địa điểm của nhà đầu tư nước ngồi. Vì thế các địa phương phải làm mọi cách để giảm thiểu tối đa khoản chi phí này. Cụ thể như cơng khai, minh bạch hóa mọi thơng tin quy trình thủ tục liên quan đến đầu tư nước ngồi thơng qua xây dựng các website về hướng dẫn đầu tư. Trên thực tế vẫn có rất nhiều địa phương ngay cả những địa phương có vốn thu hút FDI lớn nhưng cũng chưa làm điều này như Bình Dương, tỉnh chưa có website riêng cho sở kế hoạch và đầu tư cũng như

thông tin hướng dẫn thủ tục đầu tư trên website; ngồi ra có rất nhiều tỉnh đã có website nhưng trình bay rất sơ sài, khơng cập nhật cũng làm cho nhà đầu tư nước ngồi gặp phải nhiều vấn đề khó khăn. Trên các website, phải nêu rõ tên cán bộ nào chịu trách nhiệm khâu nào trong quy trình giải quyết thủ tục hành chính cho nhà đầu tư nước ngồi, có như thế nếu có khâu nào mà bị tắc nghẽn hay sự gây những nhiều thì nhà đầu tư nước ngồi biết là ai để liên hệ và có thể khiếu nại đúng người đúng việc.

Các địa phương phải xây dựng hộp thư thông thường hay hộp thư điện tử để giải

quyết các khiếu nại của các nhà đầu tư nước ngoài khi họ gặp phải trường hợp hạch sách, nhũng nhiễu bởi cán bộ có thẩm quyền. Hộp thư này phải trực thuộc cấp tỉnh để kiểm tra chéo, chứ không phải như cách làm hiện nay hộp thư trực thuộc sở kế hoạch đầu tư hay ban quản lý các khu cơng nghiệp, rơi vào tình trạng “con làm sao dám trách mẹ”, làm cho rất nhiều nhà đầu tư gặp phải những phiền hà nhưng cũng không dám khiếu nại.

Các Sở - Ban ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh phải thường xuyên tổ chức các buổi

tọa đàm định kỳ với các nhà đầu tư nước ngoài để họ nếu lên các ý kiến để cải tiến thủ tục hành chính ngày càng tốt hơn. Ngồi ra, cịn lấy kiến Nhà đầu tư nước ngoài về các tấm gương tốt của cán bộ liên quan đến hoạt động đầu tư để tuyên dương, khen thưởng và lựa chọn, bổ nhiệm. Làm như thế sẽ khuyến khích các cá nhân cán bộ hết mình vì cơng việc và biết được những ai làm chưa tốt để kịp thời điều chỉnh.

3.2.5 iải pháp nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư3.2.5.1 Mục tiêu đề xuất giải pháp 3.2.5.1 Mục tiêu đề xuất giải pháp

Giải pháp này nhằm giúp cho các tỉnh trọng điểm vùng Đông Nam Bộ nâng cao

hoạt động xúc tiến đầu tư để thu hút được các đối tác đầu tư tốt như các đối tác đầu tư các dự án thâm dụng công nghệ, quy mô vốn lớn giảm sự mất cân đối hiện nay là các đối tác chủ yếu từ khu vực Châu Á với dự án thâm dụng lao động, nhân lực tay nghề thấp, quy mơ vốn nhỏ, khơng có tính lan tỏa cao.

3.2.5.2 Cơ sở đề xuất giải pháp

Từ nội dung 2.2.8 và 2.4.2

Trên thực tế cho thấy trong những năm gần đây Bà Rịa Vũng Tàu vươn lên dẫn

đầu trong hoạt động thu hút FDI một phần là vì BRVT làm tốt cơng tác xúc tiến đầu tư hơn các tỉnh khác. Bài học kinh nghiệm từ hoạt động xúc tiến đầu tư của Vũng Tàu có một số điểm lưu ý làm bài học cho công tác xúc tiến đầu tư của các tỉnh như sau:

+ BRVT thành lập riêng trung tâm xúc tiến đầu tư chứ khơng phải là phịng xúc tiến

đầu tư như ở các tỉnh như Bình Dương, Đồng Nai... Tất cả mọi thơng tin về đầu tư vào Vũng Tàu được cập nhật ở Website thuộc trung tâm. Làm cho các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng, thuận tiện trong việc tìm kiếm thơng tin, ra quyết định đầu tư.

+ Cơ chế khuyến khích nhân viên làm việc tại Trung tâm rất thoáng. Theo quy định

“Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm xúc tiến đầu tư Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” thì nguồn thu của Trung tâm ngoài ngân sách Nhà nước cịn có nguồn tiền thưởng bởi UBND Tỉnh, đó là “bằng 1% vốn đầu tư của mỗi dự án mà Trung tâm

thu hút được vào tỉnh nhà, mức vốn tối thiểu 2 tỷ đồng mới được thưởng và số tiền thưởng tối đa là 500 triệu đồng cho mỗi dự án”. Số tiền này nhằm đẩy mạnh

thu hút đầu tư và chăm lo cho đời sống cán bộ viên chức thuộc Trung tâm. Vì vậy, cán bộ viên chức nơi đây rất hết lịng vì cơng tác xúc tiến đầu tư, hỗ trợ hoạt động đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra để dễ dàng tiếp cận các nhà đầu tư tiềm năng hơn, đặc biệt là những đối tác có quy mơ dự án lớn, khoa học kỹ thuật hiện đại thì mỗi địa phương phải nghiên cứu cơ chế, chính sách thích hợp để lập đại lý xúc tiến đầu tư tại nước ngoài, các khu vực lớn của thế giới. Làm như vậy có những lợi ích như sau: các đại lý sẽ hiểu rõ hơn về nhu cầu, xu hướng đầu tư của các nhà đầu tư nước ngồi, cung cấp thơng tin cập nhật về chính sách thu hút đầu tư, dự án đang kêu gọi đầu tư.

Thêm nữa, đó là cơng tác xúc tiến đầu tư phải ln gắn liền với doanh nghiệp

trong nước cũng như doanh nghiệp FDI tại địa phương. Ví dụ như thơng qua cơng tác xúc tiến mà địa phương có thể giới thiệu cho các nhà đầu tư nước ngoài cơ hội liên doanh, hợp tác đầu tư giữa họ với các doanh nghiệp đầu tư sẵn có tại

địa phương. Ở đây, trung tâm xúc tiến đầu tư đóng một vai trị cầu nối giữa các nhà đầu tư.

3.2.6 Liên kết địa phương giữa các tỉnh trọng điểm vùng Đông Nam Bộ3.2.6.1 Mục tiêu của giải pháp 3.2.6.1 Mục tiêu của giải pháp

Giúp các tỉnh trọng điểm vùng Đông Nam Bộ khai thác triệt để những lợi thế

riêng của địa phương mình và bổ sung những mặt yếu kém của địa phương mình bởi tận dụng lợi thế của địa phương khác tạo thành sức mạnh tổng hợp đáp ứng mọi nhu cầu của nhà đầu tư tăng khả năng cạnh tranh trong hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các địa phương.

3.2.6.2 Cơ sở đề xuất giải pháp

Việc các địa phương có đặc điểm giống nhau về các đối tác và lĩnh vực đầu tư

như phân tích ở chương 2 cho thấy rằng các địa phương chưa có sự phân luồng đối tác, ngành nghề thu hút đầu tư. Điều này dẫn tới trong thực tế thu hút đầu tư các địa phương dẫn đạp lên nhau trong việc thu hút đầu tư và vì thế chưa tận dụng được tối đa nguồn lực và lợi thế đặc biệt của địa phương mình tạo nên sự chồng chéo trong q trình thu hút đầu tư, lãng phí nguồn lực. Cho nên, các địa phương cần phải có những giải pháp, cơ chế phối hợp với nhau để có thể thu hút dịng vốn FDI hiệu quả.

3.2.6.3 6.3 Biện pháp thực hiện

Các địa phương dựa vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và các lợi

thế về nguồn lực của địa phương mình từ đó có thể ngồi lại với nhau để bàn bạc, thống nhất với nhau đối tượng nào cần thu hút cho tỉnh mình, đối tượng nào ưu tiên để cho tỉnh khác thu hút trước. Trên cơ sở đó, mà các tỉnh chia sẻ thông tin với nhau về các nhà đầu tư tiềm năng, giúp giảm chi phí tìm kiếm nhà đầu tư tiềm năng, và cạnh tranh lẫn nhau trong hoạt động thu hút đầu tư. Điều cần thiết trước mắt là phải có mơ hình hợp tác giữa các địa phương trong hoạt động thu hút đầu tư nước ngồi. Qua phân phân tích thực trạng chương 2, tác giả xin gợi ý phương hướng hợp tác giữa các địa phương với tiêu chí là mức độ ưu tiên thu hút theo ngành nghề, như sau:

Bảng 3.1: Bảng đánh giá vị thế ưu tiên thu hút theo ngành nghề giữa các tỉnh trọng điểm vùng Đông Nam Bộ

Địa phương Ngành thâm

dụng lao động Ngành thâm dụng vốn Ngành thâm dụng cơng nghệ Ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao TPHCM 4 4 1 1 Bình Dương 2 2 3 3 Đồng Nai 1 3 4 4 BRVT 3 1 2 2

Nguồn: Tác giả tự sáng tạo. Trong đó: mức độ ưu tiên giảm dần từ 4 đến 1, với 1 là

mức độ ưu tiên cao nhất và 4 là mức độ ưu tiên thấp nhất.

Các tỉnh có thể phối hợp với nhau trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông,

thông tin như:

+ việc cùng nhau xây dựng, nâng cấp các tuyến đường vận tải liên vùng

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài sạch vào các tỉnh trọng điểm vùng Đông Nam Bộ (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w