Qua phân tích như trên ta thấy rằng các tỉnh trọng điểm vùng Đông Nam Bộ đạt được nhiều thành tựu to lớn trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi, từ đó
đóng góp khơng nhỏ vào việc tăng trưởng kinh tế chung của vùng và cả nước. Nhưng nhìn chung các địa phương vẫn giống nhau nhiều điểm về việc thu hút FDI chưa “sạch”. Và việc có nhiều dự án FDI khơng “sạch” để lại những tác động tiêu cực đến tình hình phát triển kinh tế, an ninh, xã hội, mơi trường của các tỉnh. Vì thế, cần phải có giải pháp để thu hút vốn FDI “sạch” trong thời gian tới vào các tỉnh. Điều này sẽ được nêu rõ trong chương 3.
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP THU HÚT
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI “SẠCH” VÀO CÁC TỈNH TRỌNG ĐIỂM VÙNG ĐƠNG NAM BỘ 3.1 Mục tiêu, quan điểm, cơ sở đề xuất giải pháp
3.1.1 Mục tiêu đề xuất giải pháp
Giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài “sạch” tại các tỉnh trọng
điểm vùng Đông Nam Bộ trên cơ sở giải quyết các mặt còn tồn tại, các nguyên nhân tạo ra hoạt động đầu tư trực tiếp nước chưa “sạch” ở các tỉnh trọng điểm vùng Đơng Nam Bộ.
Ngồi ra giải pháp cịn góp phần đưa ra những ý tưởng giúp cho các địa phương
quản lý tốt hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Giải pháp không những áp dụng tại các tỉnh trọng điểm vùng Đơng Nam Bộ nói
riêng mà cịn làm bài học cho tỉnh khác của Việt Nam nói chung.
3.1.2 Quan điểm đề xuất giải pháp
Giải pháp đề ra đứng trên quan điểm người nghiên cứu đặt mình vào vị trí là các
nhà hoạch định chính sách, quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các địa phương sẽ áp dụng các giải pháp nêu trên trong hoạt động thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các địa phương.
Giải pháp đề ra mang tính chất hệ thống, đồng bộ khắc phục hạn chế này đặt
trong mối quan hệ với các mặt ưu điểm, hạn chế khác, chứ khơng mang tính rời rạc.
3.1.3 ơ sở đề xuất giải pháp
Giải pháp được đề xuất dựa trên phần phân tích và đánh giá chung thực trạng đầu
tư trực tiếp nước ngồi tại các tỉnh trọng điểm vùng Đơng nam Bộ.
3.2 Các giải pháp
3.2.1 Xác định đúng đối tượng thu hút đầu tư3.2.1.1 Mục tiêu đề xuất giải pháp 3.2.1.1 Mục tiêu đề xuất giải pháp
Việc xác định đúng đối tượng thu hút đầu tư giống như kim chỉ nam để các địa
phương đề ra các chiến lược, chính sách thu hút đầu tư cho phù hợp để thu hút được các dự án FDI “sạch”.
3.2.1.2 Cơ sở đề xuất giải pháp
Từ đánh giá ở nội dung 2.4 và phần phụ lục 10 -19
3.2.1.3 Biện pháp thực hiện
Qua phần phân tích ở chương 2 đã chỉ ra rằng chính sách thu hút đầu tư có tác động rất tích cực đến dịng vốn FDI đổ vào các địa phương. Tuy nhiên, đã có sự phân bổ vốn theo ngành nghề, đối tác đầu tư không đồng đều ở các địa phương và làm gia tăng các dự án FDI khơng “sạch” Qua đó chứng tỏ chính sách thu hút đầu tư vẫn chưa chú trọng đến vấn đề thu hút FDI “sạch”. Bởi vậy, để có chính sách đầu tư phù hợp nhằm tạo ra sự bền vững cho FDI thì trước tiên phải xác định đúng đối tượng thu hút đầu tư. Tác giả đưa ra định hướng về đối tượng thu hút đầu tư như sau:
Về đối tác thu hút đầu tư: Phải xác định 6 đối tác sau là những đối tác đầu tư
chính trong ngắn hạn: Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Thái Lan. Các đối tác sau đây phải được xác định là những đối tác lâu dài và là đối tác chiến lược: Anh, Mỹ, Đức, Nhật, Canada. Các đối tác này là những đối tác có trình độ phát triển cơng nghệ hàng đầu của thế giới, nên sẽ có tác dụng tích cực đối với yếu tố chuyển giao công nghệ cao. Các đối tác này còn là những nhà đầu tư “ nghiêm túc” thể hiện ở kết quả triển khai dự án tốt hơn các đối tác khác. Ngồi ra, việc thu hút các đối tác trên cịn giúp các địa phương tạo được lợi thế nhờ yếu tố tích lũy FDI.
Về ngành nghề ưu tiên thu hút vốn:
Theo kinh nghiệm của Singapore các ngành nghề thu hút đầu tư phải là những ngành có tối thiểu một trong các 6 đặc trưng sau nhằm đảm bảo tính bền vững cho FDI: giá trị gia tăng cao, tốc độ tăng trưởng cao, tỷ lệ tái chế cao, độ chính xác cao, độ tin cậy cao, và tính thân thiện với con người cao. Cụ thể đó là những ngành sau đây:
+ Ngành điện tử: Chính sách cụ thể cho khu vực này là thực hiện phương thức kết hợp sự tăng trưởng của nhóm những cơng ty phụ trợ và các tổ chức có mối liên quan với nhóm các cơng ty điện tử và những công ty phụ trợ bổ sung khác như các cơng ty hóa chất, cơ khí và các công nghiệp phụ trợ địa phương. Đối tác có thế mạnh trong lĩnh vực này là Nhật Bản, Đức, nên phải quan tâm thu hút 2 đối tác này. + Ngành hóa chất
+ Ngành khoa học đời sống: bao gồm những ngành dược phẩm, công nghệ sinh, dụng cụ y khoa, công nghệ sinh dùng trong nông nghiệp. Trong lĩnh vực này thì Nhật Bản là đối tác cần thu hút đầu tư mạnh hơn.
+ Ngành cơ khí: Những đối tác thu hút đầu tư nhất là Đức, Nhật Bản
+ Ngành giáo dục: Anh, Mỹ, Canada là những đối tác quan tâm đặc biệt trong việc thu hút đầu tư.
+ Ngành chăm sóc sức khỏe: Theo thống kê của Tổ chức sức khỏe thế giới WHO năm 2005 thị trường chăm sóc sức khỏe của Châu Á chiếm 34% toàn cầu (tức khoảng 107 tỷ USD) vì vậy đây là ngành được nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và dĩ nhiên là ngành mang lại giá trị gia tăng cao. Đối tác thu hút đầu tư là Pháp, Singapore.
+ Ngành Logistics: Ngày nay Logistics và chuỗi cung ứng trở thành mắt xích quan trọng tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các cơng ty vì dịch vụ cung cấp logistic có thể giúp cho các công ty tiết kiệm được chi phí và tập trung vào những lợi thế cạnh tranh chủ chốt của họ. Vậy nên việc thu hút các cơng ty đầu tư nước ngồi trong ngành Logistics sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước lẫn doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
+ Ngành thông tin và truyền thông: Đối tác quan tâm thu hút nhất là Hoa Kỳ
+ Ngành năng lượng, khai thác dầu khí: Đối tác quan tâm thu hút đầu tư là Anh, Đức
Việc xác định đúng các đối tượng thu hút đầu tư còn phải lưu ý đến việc thu hút
ngày càng nhiều các dự án các cơng ty, tập đồn đa quốc gia trên thế giới trước hết là đang đầu tư ở Việt Nam để tạo được hiệu quả đầu tư theo “bầy đàn”. Các tập đoàn cần thu hút như: Toyota, Sumitomo, Toshiba, Sharp, Itochu (Nhật Bản), Charm & Ci, Sam Sung, LG, Huyndai (Hàn Quốc), China Steel (Đài Loan), Công ty Haiyatt Holdings Pte.,LTD (Singapore), Salamander Energy LTD (Anh), Wind Power (Đức)...
Các nhà lập chính sách các địa phương phải quy hoạch xem ngành nào nên được
ưu tiên thu hút đầu tư trước tiên và lịch sử đầu tư của các MNCs ở Việt Nam và xu hướng đầu tư hiện nay của các MNCs rồi từ đó đưa ra các cơng cụ, chính sách khuyến khích đầu tư chi tiết để tiếp cận, thu hút các MNCs cụ thể. Hoạt động tiếp
cận các MNCs phải được làm một cách bài bản, chuyên nghiệp vì vậy các cơ quan xúc tiến đầu tư địa phương nếu xét thấy khơng đủ khả năng có thể nhờ các cơng ty trung gian tư vấn xúc tiến đầu tư quốc tế có kinh nghiệm, danh tiếng. Có như vậy thì khả năng các MNCs đầu tư vào các địa phương sẽ cao hơn.
3.2.2 Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng3.2.2.1 Mục tiêu đề xuất giải pháp 3.2.2.1 Mục tiêu đề xuất giải pháp
Chất lượng cơ sở hạ tầng là một trong những nhân tố tác động đến việc thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một lãnh thổ. Giải pháp này đề ra giúp cho các địa phương nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án FDI triển khai nhanh chóng, đặc biệt là việc đáp ứng nguồn năng lượng (điện, nước) phục vụ cho việc vận hành nhà máy và hạ tầng giao thông phục vụ cho hoạt động vận chuyển của các dự án FDI. Từ đó giảm đi sự chậm trễ trong việc triển khai dự án và gia tăng khả năng cạnh tranh trong việc thu hút các dự án FDI “sạch”
3.2.2.2 Cơ sở đề xuất giải pháp
Từ nội dung 2.3.2 và phần đánh giá chung ở nội dung 2.4.
3.2.2.3 Biện pháp thực hiện
Các nghiên cứu thực tế đã chứng minh chất lượng cơ sở hạ tầng là một trong những nhân tố tác động đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi. Ở nước ta, có nhiều vấn đề còn hạn chế trong chất lượng cơ sở hạ tầng. Nhưng các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến 3 vấn đề sau đây: thứ nhất là chất lượng giao thông đường bộ, thứ hai là hệ thống cơ sở hạ tầng cảng biển, thứ ba là vấn đề năng lượng (điện năng, nước). Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất các vấn đề như sau để nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng:
Về chất lượng đường bộ: Các tỉnh phải ra sức cải thiện chất lượng đường bộ như
nâng cao tỷ lệ đường được rải nhựa, ngồi ra cịn phải mở rộng bề ngang mặt đường để tránh tình trạng gây ùn tắc giao thơng làm cho thời gian vận chuyển nhanh hơn. Ngồi ra, các tỉnh phải xây dựng các tuyến đường nối liền các địa phương, nối liền các tuyến vận tải như cảng biển, hàng không, ga xe lửa, bến xe để làm rút ngắn thời gian chuyển tải trong việc chuyên chở hàng hóa. Việc xây dựng, mở rộng các tuyến đường mới địi hỏi các tỉnh phải làm dần dần và có lộ trình bởi vì đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng tốn rất nhiều vốn, nên phải ưu tiên cho dự án đường xá nào
trước, dự án nào sau, và ưu tiên cho những dự án mang lại hiệu quả lâu dài. Các tỉnh phải có cơ chế ưu đãi đặc biệt cho những nhà đầu tư vào lĩnh vực phát triển hạ tầng giao thơng vì lợi ích chung của tồn tỉnh. Cơ chế ưu đãi đặc biệt này có thể được bù đắp bằng một phần thuế giữ lại của những dự án đầu tư nước ngoài hoặc trong nước khác.
Về hệ thống hạ tầng cảng biển: sở dĩ Vũng Tàu thu hút được những dự án công
nghiệp nặng như sản xuất sắt thép vì BRVT có hệ thống cảng biển nước sâu có thể phục vụ việc cập cảng trực tiếp của những tàu chở hàng trọng tải lớn (như chở nguyên liệu thép, thép thành phẩm) mà không cần phải quá cảnh tại Tp.HCM rồi mới vận chuyển đi các nơi khác. Vì vậy để thu hút những dự án cơng nghiệp nặng hay nhiều dự án cơng nghiệp khác thì các địa phương phải đầu tư phát triển mới, nâng cấp cảng biển. Nếu tại địa phương nào khơng có địa lý thuận lợi để phát triển mới cảng biển thì có thể tận dụng lợi thế cảng biển có sẵn từ địa phương khác. Chẳng hạn như, có thể xây dựng khu cơng nghiệp, khu chế xuất gần với vị trí cảng biển của địa phương lân cận hay có thể làm các con đường ngắn nhất dẫn đến cảng biển của địa phương khác.
Về vấn đề đảm bảo nguồn năng lượng ổn định, chất lượng tốt, chi phí cạnh tranh:
Việt Nam chúng ta ln phải đối mặt với tình trạng thiếu điện đặc biệt là vào mùa khơ, nắng nóng kéo dài vì vậy các địa phương phải có cơ chế phù hợp để thu hút các dự án đầu tư sản xuất điện ngay tại địa phương mình. Việc kêu gọi thu hút dự án điện được xây dựng trên cơ sở đó là khảo sát xem tình hình sử dụng điện của tồn tỉnh hàng tháng là bao nhiêu, cùng với khả năng cung cấp điện tối đa của tất cả các nhà máy điện là bao nhiêu từ đó sẽ biết được hàng tháng/quý/năm sẽ cần bao nhiêu điện để phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng mà kêu gọi các dự án sản xuất điện cho phù hợp. Tương tự như vậy đối với việc đảm bảo nguồn nước cung cấp cho tiêu dùng và sản xuất.
3.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực3.2.3.1 Mục tiêu của giải pháp 3.2.3.1 Mục tiêu của giải pháp
Giúp các tỉnh nâng cao sức cạnh tranh về chất lượng lao động, có thể đáp ứng
được các dự án đầu tư có mức độ sử dụng công nghệ cao, cần nhân lực có chất lượng tốt để triển khai dự án. Từ đó, các tỉnh có thể thu hút được các dự án thâm
dụng công nghệ, công nghệ cao giải quyết sự mất cân đối hiện nay là tỷ lệ các dự án thâm dụng lao động chiếm đa số trong các dự án đầu tư vào các địa phương và giúp các nhà đầu tư nước ngồi có nguồn chất lượng tốt để đẩy nhanh tốc độ triển khai dự án. Thêm vào đó, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực góp phần giảm các tình trạng lao động phổ thơng, tay nghề thấp tập trung vào các tỉnh trọng điểm vùng Đông Nam Bộ tức là giảm sự bất ổn về an ninh, xã hội, môi trường ở các địa phương như đã phân tích ở chương 2.
3.2.3.2 Cơ sở đề xuất giải pháp
Từ phần đánh giá chung ở nội dung 2.4
3.2.3.3 Biện pháp thực hiện
- Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các tỉnh thông qua nhiều cách như: tự đào tạo hay thu hút nhân lực từ bên ngoài.
Đào tạo nguồn nhân lực
Hầu như các giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực mà hiện nay các địa phương đang làm đó là khuyến khích cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp tự mở các trường, trung tâm đào tạo. Nhưng trên thực tế, cho thấy phương pháp này chưa thật sự hiệu quả vì thiếu đi tính liên kết chặt chẽ giữa các bên, cụ thể là bên đào tạo và bên sử dụng. Nhà trường không thể nào chạy theo sự phát triển của doanh nghiệp vì cơng nghệ ngày nay phát triển rất nhanh, trong khi đó nguồn vốn hạn hẹn (từ học phí được giới hạn “mức thu trần học phí” và từ ngân sách hạn hẹp của Nhà nước). Nhà trường khơng thể nào có đủ vốn để ln được sở hữu các cơng nghệ mới để mà từ đó có thể đào tạo cho sinh viên chất lượng cao. Cho nên ở đây, cần có sự đột phá trong khâu đào tạo. Cụ thể là:
Từng tỉnh nên tập trung hỗ trợ đầu tư, phát triển, nâng cấp một số trường dạy
nghề, cao đẳng đại học hiện có theo hướng khơng cần nhiều về lượng nhưng sâu về chất, ngay cả việc chỉ lựa chọn 1 trường để đầu tư, phát triển để có chất lượng dạy nghề tốt nhất.
Các tỉnh phải tận dụng mạnh mẽ vào nguồn lực bên ngồi như thơng qua quan hệ
ngoại giao, kết nghĩa anh em của từng tỉnh với các nước ngồi, ví dụ như mối quan hệ “Hợp tác hữu nghị” của Tp.HCM với Thành phố Sanfrancisco (Hoa Kỳ), Thành phố Osaka (Nhật Bản); từ đó tăng cường đẩy mạnh hợp tác giáo dục giữa 2 địa
phương. Mối quan hệ Hợp tác hữu nghị phải làm nền tảng cầu nối hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ giữa các trường của 2 bên. Lưu ý thêm là nên mở rộng, hợp tác hữu nghị với những địa phương, các trường dẫn đầu về khoa học công nghệ của các nước có nền kinh tế phát triển. Vì các dự án đầu tư ở các nước này là những dự án thâm dụng cơng nghệ, địi hỏi nhân lực chất lượng cao mà nếu các địa phương thông qua hợp tác đào tạo có được nguồn nhân lực nội nhưng chất lượng ngoại thì sẽ gia tăng lợi thế cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài,