Phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh trọng điểm vùng

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài sạch vào các tỉnh trọng điểm vùng Đông Nam Bộ (Trang 30)

vùng Đông Nam Bộ

2.2.1Thực trạng về phân bổ số dự án FDI vào các tỉnh trọng điểm vùng ĐơngNam Bộ Nam Bộ

Như đã phân tích ở phần trên, vùng Đông Nam Bộ chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số vốn đăng ký FDI vào cả nước qua các năm. Nếu như năm 2009, tổng số vốn đăng ký của khu vực này chiếm khoảng 60.9% cả nước thì riêng 4 tỉnh trọng điểm khu vực này là Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương lại chiếm khoảng 87,2% tổng số vốn FDI khu vực Đông Nam Bộ. Tuy nhiên sự phân bổ các mặt của hoạt động FDI như dự án, tổng vốn đăng ký, vốn thực hiện, các hình thức đầu tư, các đối tác đầu tư, ngành nghề đầu tư vào khu vực này lại rất khác nhau. Trước tiên, đó là sự khác nhau về tổng số dự án đăng ký vào 4 tỉnh trọng điểm, cụ thể xem bảng 2.6 như sau:

Bảng 2.6: Số dự án FDI vào các tỉnh trọng điểm vùng Đông Nam Bộ từ năm 1988 đến 15/12/2009 TT Địa phương Số dự án Tỷ trọng(%) 1 TP Hồ Chí Minh 3.491 51,47 2 Bình Dương 2.005 29,56 3 Đồng Nai 1.028 15,16 4 Bà Rịa Vũng Tàu 258 3,80 Tổng số 6.782 100,00

TPHCM Bình Dương Đồng Nai BRVT

15.16% 3.80%

29.56%

51.47%

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dự án FDI phân bổ vào các tỉnh trọng điểm vùng Đông Nam Bộ

Qua bảng 2.6 ở trên ta thấy có sự mất cân đối lớn từ số dự án FDI vào các tỉnh. Từ năm 1987 đến hết năm 2009 số dự án FDI đăng ký vào Tp.HCM chiếm đa số với tổng số dự án là 3.491 dự án, trên 50% tổng số dự án vào các tỉnh trọng điểm vùng Đơng Nam Bộ. Xếp thứ 2 là Bình Dương với 2005 dự án FDI đăng ký tương đương tỷ trọng 29,56%, rồi Đồng Nai có 1.028 dự án chiếm tỷ trọng 15,16% và thấp nhất là Bà Rịa Vũng Tàu chỉ với 258 dự án còn hiệu lực chiếm 3,8% trong tổng số dự án. Cũng từ số liệu trên cho thấy có sự mất cân đối quá lớn trong tổng số dự án FDI. Tổng số dự án FDI vào TP.HCM gấp khoảng 13 lần tổng số dự án vào tỉnh có số dự án thấp nhất trong 4 tỉnh là Bà Rịa Vũng Tàu.

2.2.2 Thực trạng về phân bổ vốn FDI vào các tỉnh trọng điểm vùng Đông Nam Bộ

Không giống và tương đồng sự mất cân đối về số dự án đăng ký, tổng số vốn đăng ký vào các tỉnh trọng điểm khu vực Đông Nam Bộ lại có những nét riêng. Theo bảng dưới đây ta thấy:

Nếu như số dự án đăng ký vào các tỉnh trọng điểm có sự cách biệt rõ rệt, chẳng

hạn như Bà Rịa Vũng Tàu chỉ chiếm 3,8% tổng số dự án thì về tổng số vốn đăng ký vào Bà Rịa Vũng Tàu đạt gần 25,7 tỷ USD chiếm tỷ trọng 31,08% chỉ đứng sau Tp.HCM (tỷ trọng 32,57%)

Tương tự như vậy, nếu như Bình Dương là tỉnh đứng thứ 2 về tổng số dự án

đăng ký thì tỉnh này đứng cuối cùng trong 4 tỉnh về thu hút vốn FDI, với tổng vốn FDI đăng ký vào tỉnh này chỉ là 13,7 tỷ bằng một nửa số vốn đăng ký vào Tp.HCM.

Rõ ràng ở đây có sự mất cân đối trầm trọng về sự phân bổ vốn đầu tư vào các

tỉnh trọng điểm vùng Đơng Nam Bộ. Đó là số dự án đăng ký vào Tp.HCM gấp khoảng 13 lần số dự án đăng ký vào Bà Rịa Vũng Tàu thế nhưng số vốn lại gần như bằng nhau. Qua đó cho thấy rằng khơng có sự tương quan đồng biến về số dự án và số vốn đăng ký vào các tỉnh trọng điểm vùng Đông Nam Bộ. Điều này phản ánh công tác thu hút vốn vào các tỉnh như Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai chưa hiệu quả biểu hiện qua số dự án nhiều nhưng quy mơ trung bình của mỗi dự án lại nhỏ, và trái lại Bà Rịa Vũng Tàu lại đạt hiệu quả trong công tác thu hút vốn FDI với việc thu hút được những dự án có quy mơ rất lớn. Cụ thể như số liệu tính tốn ở bảng 2.7, quy mơ vốn đăng ký trung bình cho 1 dự án vào Bà Rịa Vũng Tàu là gần 100 triệu USD gấp gần 14 lần vốn FDI đăng ký trung bình vào TP.HCM, Bình Dương.

Bảng 2.7: Số vốn đăng ký FDI vào các tỉnh trọng điểm vùng Đông Nam Bộ từ năm 1988 đến năm 2009

TT Địa phương Vốn đầu tư

đăng ký (USD) Tỷ trọng (%) Vốn đăng ký trung bình/ 1 dự án (USD) 1 TP Hồ Chí Minh 26.920.930.642 32,57 7.711.524,10 2 Bình Dương 13.716.234.501 16,59 6.841.014,71 3 Đồng Nai 16.339.129.459 19,76 15.894.094,80 4 Bà Rịa-Vũng Tàu 25.691.308.000 31,08 99.578.713,18 Tổng số 82.667.602.602 100,00

Nguồn: Cục thống kê các tỉnh trọng điểm vùng Đông Nam Bộ

Việc thu hút được những dự án FDI với quy mơ nhỏ, cho thấy vai trị của các dự

án FDI đối với sự phát triển kinh tế khơng cao so với những dịng vốn khác, vì vậy chưa khai thác được tối ưu dịng vốn này.

60 50 40 30 20 10 0 TPHCM Bình Dương Đồng Nai BRVT Tỷ trọng số dự án Tỷ trọng số vốn đầu tư

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện sự không tương quan giữa số dự án và số vốn đăng ký đầu tư và các tỉnh trọng điểm vùng Đông Nam Bộ

2.2.3 Thực trạng về các hình thức thu hút vốn FDI vào các tỉnh trọng điểm vùng Đông Nam Bộ

Sự khác nhau trong hoạt động thu hút FDI tại các địa phương không chỉ về số dự án và số vốn đăng ký mà cịn thể hiện qua hình thức đầu tư xét trong mối liên hệ giữa số dự án và số vốn đầu tư theo hình thức. Cụ thể như sau:

Trường hợp Tp.HCM

Từ năm 1988 đến năm 2009, số dự án và số vốn đăng ký đầu tư theo hình thức

100% vốn nước ngồi chiếm đa số với tỷ trọng số dự án theo hình thức này là 74,68%, tổng số vốn đăng ký theo hình thức này cũng là cao nhất với tỷ trọng khoảng 52,69%. Xếp thứ 2, hình thức liên doanh với tỷ trọng số dự án là 23,52%, tỷ trọng theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh là 1,6%, và hình thức sáp nhập và mua lại doanh nghiệp chỉ vỏn vẹn có 7 dự án, chiếm tỷ trọng 0,2%. Tuy nhiên nếu chia bình quân trung bình số vốn/1 dự án thì hình thức đầu tư nước ngồi theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh và hình thức liên doanh là cao nhất.

Bảng 2.8: FDI phân theo hình thức vào Tp.HCM từ năm 1988 đến 31/12/2009 TT Hình thức đầu tư Số dự án Tỷ trọng (%) Tổng vốn đầu tưđăng ký (USD)

Tỷ trọng (%) Vốn đầu tư trung bình 1 dự án (USD 1 100% vốn nước ngoài 2.607 74,68 14.185.832.946 52,69 5.441.439,57 2 Liên doanh 821 23,52 11.622.682.836 43,17 14.156.739,14 3 Hợp đồng hợp tác KD 56 1,60 1.110.373.000 4,12 19.828.089,29 4 Sáp nhập, mua lại DN 7 0,20 2.040.860 0,01 291.551,43 Tổng số 3.491 26.920.929.642 Nguồn: Cục thống kê TpHCM Trường hợp Bình Dương

Bình Dương cũng có sự mất cân đối cao về hình thức đầu tư nước ngồi qua các

năm. Trong năm 2009, tỷ trọng số dự án theo hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm đa số tới 88,42% và với tỷ trọng số vốn đầu tư là 94,01%. Quy mô vốn đầu tư với hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài ở mức khá gần 24,7 triệu USD, gần gấp 5 lần quy mô dự án đầu tư vào Tp.HCM.

Bảng 2.9: FDI phân theo hình thức vào Bình Dươngnăm 2009 năm 2009 TT Hình thức Số dự án Tỷ trọng (%) Số vốn điều lệ (USD) Tỷ trọng (%) Vốn đầu tư trung bình/1 dự án 1 100% vốn nướcngồi 84 88,42 2.073.826.011 94,01 24.688.405 2 Liên doanh 11 11,58 132.168.490 5,99 12.015.317 Tổng cộng 95 100 2.205.994.501 100 23.220.995

Nguồn: Cục thống kê Bình Dương Trường hợp Đồng Nai

Đồng nai cũng có sự mất cân đối cao tương tự như Bình Dương và Tp.HCM về

hình thức đầu tư trực tiếp nước ngồi. Cụ thể như tỷ trọng số dự án theo hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm đa số tới 94,12% và với tỷ trọng số vốn đầu tư là 91,06%.

Bảng 2.10: FDI phân theo hình thức vào Đồng Nai năm 2009

TT Hình thức đầu tư Số dự án Tỷ trọng(%) Tổng vốn đầu tưđăng ký (USD) Tỷ trọng(%) trung bình/1Vốn đầu tư dự án 1 100% vốn nước ngoài 16 94,12 2.094.252.966 91,06 130.890.810

2 Liên doanh 1 5,88 205.678.666 8,94 205.678.666

Tổng số 17 100,00 2.299.931.632 100,00 135.290.096

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài Trường hợp Bà Rịa Vũng Tàu

Tương tự như 3 tỉnh trên thì số vốn cũng như số dự án đầu tư theo hình thức

100% vốn nước ngồi vào Bà Rịa Vũng Tàu là nhiều nhất so với các hình thức đầu tư khác. Trong đó số vốn bình qn/1 dự án theo hình thức liên doanh hơn gần gấp 2 lần hình thức 100% vốn nước ngồi. Hình thức có quy mơ vốn đầu tư lớn nhất ở BRVT giống như các tỉnh trên là hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, với số vốn trung bình của 1 dự án rất cao, gần 800 triệu USD. Được biết, các dự án này là những dự án sản xuất điện, xây dựng và khai thác cảng. Điều đó, làm cho BRVT đang là địa điểm đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngồi bởi có hệ thống cơ sở hạ tầng tốt. Vấn đề này sẽ được phân tích rõ ở nội dung các nhân tố tác động đến sự mất cân đối vào các tỉnh trọng điểm vùng Đông Nam Bộ ở các nội dung tiếp theo.

Bảng 2.11: FDI phân theo hình thức vào Bà Rịa Vũng Tàu từ năm 1988 - 2009 Thứ tự Hình thức Số dự án Tỷ trọng (%) Số vốn đăng ký (USD) Tỷ trọng (%) Vốn đăng ký đầu tư trung bình/1 dự án (USD) 1 100% vốn nước ngoài 204 79,07 15.064.699.870 58,64 73.846.568 2 Liên doanh 49 18,99 6.624.692.321 25,79 135.197.802 3 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 5 1,94 4.001.915.809 15,58 800.383.162 Tổng cộng 258 100,00 25.691.308.000 100,00

Nguồn: Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Qua phân tích ta thấy các tỉnh có chung đặc điểm giống nhau là hình thức đầu tư 100% vốn nước ngồi là chiếm đa số. Có kết quả như trên là vì trong thời gian qua Nhà nước ta đã có chính sách thơng thống hơn cho hoạt động đầu trực tiếp nước ngoài làm cho số dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài ngày càng tăng lên và chiếm đa số. Nhưng quy mơ vốn trung bình trên một dự án không cao, mặt khác

trên thực tế các dự án đầu tư 100% vốn nước ngồi khơng đem lại hiệu quả cao về mặt chuyển giao khoa học kỹ thuật cơng nghệ, cũng như chuyển giao các bí quyết quản lý cho phía Việt Nam, những điều mà được các nhà hoạch định chính sách mong đợi. Thêm vào đó, ngày càng có nhiều doanh nghiệp FDI khai báo lỗ, gây thất thoát cho nguồn thu thuế của Nhà nước. Còn đối với các dự án như liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh là những dự án có quy mơ vốn lớn mà bên Việt Nam lại cịn có thể kế thừa, tiếp thu các khoa học cơng nghệ, kỹ năng quản lý thì số dự án lại chiếm tỷ trọng khơng đáng kể. Điều này, có nghĩa là tính tích cực của FDI “sạch” chưa được khai thác, gây lãng phí cho cơng tác thu hút vốn đầu tư nước ngồi cũng như chưa khai thác triệt để ích lợi của dịng vốn này trong nền kinh tế.

2.2.4 Thực trạng về đối tác FDI vào các tỉnh trọng điểm vùng Đơng Nam Bộ

Số dự án đầu tư

Tính đến hết năm 2009, các tỉnh trọng điểm vùng Đông Nam Bộ đã thu hút được trên 30 đối tác đầu tư. Và trong số đó, những quốc gia Châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Hồng Kơng, Maylaysia lại là những đối tác có nhiều dự án đầu tư nhất. Cụ thể là tổng số dự án các quốc gia Châu Á nằm trong tốp 5 đối tác đầu tư nhiều nhất vào các tỉnh chiếm tỷ trọng 63% (đối với Tp.HCM), 74% (đối với Bình Dương), 69% (đối với Đồng Nai) và 43% (đối với Bà Rịa Vũng Tàu).

Bảng 2.12: 5 đối tác có tỷ trọng số dự án đăng ký đầu tư nhiều nhất ở các tỉnh trọng điểm vùng Đông Nam Bộ từ năm 1988 - 2009

Quốc gia Tỷ trọng so với tổng số dự án đầu tư vào địa phương (%) TPHCM Bình Dương Đồng Nai Bà Rịa - Vũng Tàu

Đài Loan 13,61 35,56 34,24 13,57 Hàn Quốc 21,48 22,29 23,35 16,28 Singapore 11,29 5,44 13,57 Hồng Kông 6,22 Nhật Bản 10,43 7,48 8,37 Malaysia 3,31 Trung Quốc 3,84 Tổng tỷ trọng các đối tác Châu Á 63,03 74,61 69,27 43,42 Hoa Kỳ 5,81 Anh 3,79 Samoa 10,85

Nguồn: Tổng hợp từ các bảng số liệu FDI theo đối tác vào các tỉnh trọng điểm vùng Đông Nam Bộ (phụ lục 2,3,4,5)

Về vốn đăng ký

Các quốc gia Châu Á cũng là những nước có vốn đầu tư lớn nhất vào các tỉnh trọng điểm vùng Đông Nam Bộ. Cụ thể là khu vực Châu Á gồm 5 đối tác đầu tư lớn nhất như bảng 2.13 dưới đây chiếm tỷ trọng 67,71% tổng vốn đăng ký đầu tư vào Tp.HCM, 55,62% tổng vốn đăng ký đầu tư vào Bình Dương, 56,45% tổng vốn đăng ký đầu tư vào Đồng Nai, và 32,29 % tổng số đăng ký đầu tư vào Bà Rịa Vũng Tàu.

Bảng 2.13: 5 đối tác có tỷ trọng vốn đăng ký đầu tư nhiều nhất ở các tỉnh trọng điểm vùng Đông Nam Bộ từ năm 1988 - 2009

Quốc gia Tỷ trọng so với tổng vốn đầu tư vào địa phương (%) TPHCM Bình Dương Đồng Nai Bà Rịa Vũng Tàu

Đài Loan 7,65 25,9 24,77 6,47 Hàn Quốc 11,68 11,57 16,06 11,08 Singapore 15,25 Hồng Kông 13,13 Nhật Bản 9,81 8,81 Malaysia 20,00 8,34 6,81 Thái Lan 14,74 Tổng tỷ trọng các đối tác Châu Á 67,71 55,62 56.45 32,29 Hoa Kỳ 22,71 Canada 16,48 Anh 8,91 Samoa 13,38

Nguồn: Tổng hợp từ các bảng số liệu FDI theo đối tác vào các tỉnh trọng điểm vùng Đông Nam Bộ (phụ lục 2,3,4,5)

Về quy mô của 1 dự án

Trường hợp Tp.HCM: Khơng phải tất cả 5 đối tác có nhiều dự án đầu tư nhất ở

trên có vốn đăng ký trung bình lớn nhất mà lại chính là Malaysia với gần 47 triệu USD cho mỗi dự án đầu tư. Tiếp theo là Thụy Sỹ, Hà Lan, Hồng Kơng, Vương Quốc Anh.

Trường hợp Bình Dương: Samoa là một trong những nước đầu tư về sau này

nhưng quy mô của 1 dự án lại là lớn nhất với vốn trung bình cho 1 dự án khoảng 127 triệu USD, tiếp theo là Thái Lan với số vốn trung bình cho 1 dự án khoảng 16 triệu USD (mặc dù tổng vốn đầu tư của Thái Lan thuộc nhóm đầu tư ít vốn nhất), xếp thứ 3 và thứ 4 về quy mô của 1 dự án là Vương Quốc Anh và Malaysia với vốn trung bình cho 1 dự án khoảng 15 triệu USD, thứ năm là Hồng Kông với gần 14 triệu USD. Thực trạng về đối tác đầu tư ở Bình Dương cũng giống như ở Tp.HCM nghĩa là mặc dù 5 nước Châu Á đầu tư nhiều dự án nhất nhưng không phải tất cả

những nước này có số vốn đầu tư lớn nhất. Và cũng nổi trội lên những quốc gia mặc dù đầu tư ít dự án nhưng quy mơ cho 1 dự án rất lớn như Samoa, Thái Lan.

Trường hợp Đồng Nai: Singapore là đối tác có quy mơ cho 1 dự án lớn nhất với

trung bình 41 triệu USD cho mỗi dự án, tiếp theo là Vương Quốc Anh với quy mơ vốn trung bình một dự án là 37 triệu USD, rồi đến Đức với số vốn đầu tư trung bình cho 1 dự án khoảng 35 triệu USD, rồi đến Malaysia với 32,7 triệu USD, Thụy sỹ với khoảng 24 triệu USD. Thực trạng về đối tác đầu tư ở Đồng Nai cũng giống như đối với trường hợp Tp.HCM và Bình Dương.

Trường hợp Bà Rịa Vũng Tàu: Canada là nước có số dự án đăng ký gần như là ít

nhất chỉ vỏn vẹn 3 dự án nhưng lại là nước có số vốn đăng ký đầu tư trung bình cho 1 dự án lớn nhất là 1,4 tỷ USD, xếp thứ 2 về quy mô của 1 dự án là Thái Lan với khoảng 541 triệu USD/1 dự án, tiếp theo là liên doanh Nga-Nhật, Hà Lan chỉ 1 dự

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài sạch vào các tỉnh trọng điểm vùng Đông Nam Bộ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w