Trong mỗi chuỗi cung ứng, chúng ta không thể sản xuất sản phẩm chất lượng tốt một cách ổn định khi vấn đề xã hội và cân bằng sinh thái ở các nước sản xuất nguyên liệu đầu vào không được đảm bảo. Chúng ta cần bảo tồn các qui luật cố hữu của mỗi bên tham gia vào chuỗi tạo giá trị và bảo tồn khả năng tái sản xuất của các nguồn lực trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, trong các cuộc thảo luận về sự phát triển bền vững luôn nảy sinh mâu thuẫn về sự gắn kết giữa các bên tham gia trong các mục tiêu về môi trường sinh thái, kinh tế và xã hội như sau :
Sự tồn tại lâu dài của thiên nhiên đòi hỏi qui trình tái sản xuất vận hành trên cơ sở các qui luật về tự nhiên.
Sự tồn tại lâu dài của nền kinh tế đòi hỏi sự tăng trưởng vững chắc tùy thuộc vào những qui luật cố hữu của các thị trường tài chính.
Sự tồn tại lâu dài của xã hội đòi hỏi ngày càng nhiều hơn sự công bằng xã hội và cơng lý trong các qui trình phức hợp của sự trao đổi.
[3] TS. Trần Văn (2010), “Từ Cà Mau, nghĩ về phát triển bền vững”, Báo điện tử - Thời báo kinh tế Việt Nam ngày 09/02/2010 [26]
Xã hội như một nguồn tài nguyên Thiên nhiên như một nguồn tài nguyên
Kinh tế như một nguồn tài nguyên
Trong mối liên hệ trao đổi nguồn tài nguyên cho thấy các quốc gia phụ thuộc vào 3 khuôn khổ của sự bền vững. Thiên nhiên không chỉ là nguồn tài nguyên cho nền kinh tế mà còn cho xã hội chúng ta. Nguồn kinh tế tạo ra thu nhập cũng như là sản phẩm tạo ra từ những nguồn tài nguyên này và có thể được thấy như là một nguồn lực cho sự sống còn của xã hội. Tuy nhiên, khơng có sự trao đổi nguồn tài nguyên từ xã hội và kinh tế trở lại cho thiên nhiên một cách tự nhiên. Cũng như những người hoạt động trong kinh tế khơng thể tối đa hóa lợi nhuận cùng lúc tạo mới nguồn lực khác vì điều đó sẽ hạn chế lợi nhuận của họ. Khơng thể tối đa hóa cùng lúc, ưu tiên hóa cái này sẽ làm giảm tầm quan trọng của cái kia. Chúng ta có thể quyết định thực hiện như thế nào để đạt được sự bền vững là điều quan trọng.
Hình 1.1 : Minh họa sự trao đổi các nguồn tài nguyên [4]
1.2.2Chuỗi cung ứng cà phê bền vững
Có thể thấy, những người tham gia trong chuỗi cung ứng cà phê toàn cầu trao đổi lẫn nhau các nguồn lực vật chất và phi vật chất. Ví dụ: trái cà phê, hạt cà phê, sản phẩm cà phê rang, nguồn quỹ dưới các hình thức ngoại tệ khác nhau, năng lượng tự nhiên và các tài nguyên cũng như giá trị tiêu chuẩn để có sự cộng tác tốt và hợp tác tốt. Nếu người tham gia vào chuỗi cung ứng cà phê kiên định với nguồn lực của họ, họ nhận lại được nguồn tài nguyên họ cần để bảo tồn.
[4]
Bastian Behrens, Nadine,Dembski and Georg Muller-Christ (2009), Sustainable Coffee Supply Chain – A
Những người trồng, sản xuấtNhững người vận chuyểnNhững người chế biếnNhững người kinh doanhNhững người tiêu thụ
RER RER RER RER
RER : Resource Exchange Relation ( quan hệ trao đổi nguồn lực)
Hình 1.2 : Chuỗi cung ứng cà phê bền vững [5]
Chuỗi cung ứng cà phê chỉ trở nên bền vững khi các bên tham gia cảm thấy như là một phần của mạng lưới tài nguyên, các thành viên của mạng lưới đó phải đầu tư lẫn nhau vào sự liên tục của các bên tham gia để đảm bảo sự sống cịn của họ và có thể tiếp tục phát triển. Theo đó, chuỗi cung ứng cà phê bền vững là chuỗi cung ứng
cà phê mà trong đó những người tham gia bảo tồn nguồn lực vật chất và phi vật chất, đầu tư tái sản xuất hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực đến các đối tác trong mạng lưới của mình càng sớm càng tốt. Mục tiêu chung cho các bên tham gia hợp tác trong tổ chức là sự phát triển của lợi ích tập thể. Trong chuỗi cung ứng cà phê,
lợi ích tập thể này bao gồm kiến thức lý thuyết về sự nhận thức rõ tính thực tiễn của mối quan hệ trao đổi các nguồn tài nguyên để đảm bảo sự sản xuất liên tục các sản phẩm cà phê cao cấp đảm bảo các điều kiện kinh tế, sinh thái và xã hội.
Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, phát triển cà phê bền vững trở thành chủ đề thảo luận sôi động của những tác nhân trong chuỗi giá trị cà phê. Cộng đồng cà phê quốc tế cũng đã tiến đến thống nhất về quan niệm phát triển bền vững trong ngành cà phê (ICO WP-Board No.970/05 Re.1 13/01/2006) [6], theo đó tính bền vững trong
[5]
Bastian Behrens, Nadine,Dembski and Georg Muller-Christ (2009), Sustainable Coffee Supply Chain –