Hiệu quả ứng dụng chuỗi cung ứng xuất khẩu cà phê Ethiopia

Một phần của tài liệu Các giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho cà phê nhân xuất khẩu việt nam (Trang 40 - 42)

: các nhà xuất khẩu

1.4.2 Hiệu quả ứng dụng chuỗi cung ứng xuất khẩu cà phê Ethiopia

Trước khi ứng dụng chuỗi giá trị, dây chuyền công nghệ sản xuất của Ethiopia rất lạc hậu, chất lượng cà phê không ổn định, xuất khẩu cà phê hỗn hợp từ nhiều địa phương khác nhau thành một lô hàng (không cho thử nếm trước) và bán thơng qua hình thức đấu giá quốc gia, khơng có nguồn quỹ cho tiếp thị và đầu tư cho sản xuất và chế biến. Các hợp tác xã cà phê yếu về kỹ thuật và thiếu hiểu biết về nhu cầu thị trường cà phê thế giới, họ chỉ tập trung về mặt số lượng hơn là chất lượng. Năm 2005, khi chính phủ mở ra một hướng mới cho ngành là xuất khẩu trực tiếp. ACDI/VOCA - một tổ chức tư nhân phi chính phủ xúc tiến việc tăng trưởng kinh tế mở rộng và sự phát triển xã hội ở các nước dân chủ và đang phát triển - nhận thấy tầm quan trọng của việc thay đổi chính sách trong khi các hợp tác xã Ethiopia khơng có khả năng để tận dụng sự cải cách. Họ tiếp cận và ứng dụng chuỗi cung ứng giá trị, chứng minh sự kiềm hãm ở từng khâu trong chuỗi của ngành cơng nghiệp cà phê Ethiopia. Từ đó, họ hướng dẫn thiết lập các hợp tác xã, công đoàn để vươn ra thị trường quốc tế với mục tiêu “ngành công nghiệp cà phê Ethiopia cạnh tranh và tối đa hóa doanh thu cho các nhà sản xuất nhỏ”.

Có thể nói, từ một ngành cơng nghiệp sản xuất cà phê lạc hậu, cà phê Ethiopia đã đạt được khả năng cạnh tranh toàn cầu, chủ yếu nhờ cải thiện ở 3 mặt sau:

Tính hiệu quả :

Ethiopia là nước sản xuất cà phê có chi phí tương đối thấp. Với kênh xuất khẩu trực tiếp “cà phê đặc biệt” từ liên minh các nhà sản xuất nhỏ thay vì xuất khẩu qua trung gian như trước đây, nông dân đạt được sự cạnh tranh về giá. Họ cũng liên kết “tiếp thị” bằng cách tham gia vào Hiệp hội cà phê đặc biệt ở hội chợ triển lãm hằng năm ở Mỹ. Với sự giúp đỡ Dự án hợp tác phát triển nông nghiệp của ACDI/VOCA ở Ethiopia (ACE), được hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, chế biến và xuất khẩu, Ethiopia phát triển được kênh thị trường mới, đạt hiệu quả cao. Đồng thời, xuất khẩu trực

tiếp cà phê đặc biệt bởi các liên minh nhà sản xuất nhỏ đã tăng từ 0,25 triệu USD năm 2001 lên 31,9 triệu USD năm 2005.

Khác biệt hóa sản phẩm :

Cùng với việc không ngừng cải thiện chất lượng và đồng nhất hương vị cà phê theo từng vùng trồng như Sidamo và Yirgacheffe, giá cà phê xuất khẩu tăng 0,15- 0,20 USD/lb. ACE cũng xúc tiến kỹ thuật phơi nắng trên giường phơi để giữ được hương vị tốt nhất và tỉ lệ cà phê đạt chất lượng cao. Năm 2005, Jimma 5 phơi nắng được đánh giá chất lượng cao nhất nhận được giá thưởng 0.20 USD/lb và được công ty Starbucks sáng tạo thành sản phẩm cà phê đặc thù bán lẻ ở Mỹ với giá 25USD/lb.

Đáp ứng nhu cầu của thị trường chuyên biệt :

Nhiều hợp tác xã đầu tư vào các chương trình sản xuất có chứng nhận, 24 đăng ký Thương mại công bằng (Fair Trade) và hơn 70 đăng ký cà phê hữu cơ (Organic) để có được giá cộng thưởng. Cụ thể, trong cuộc khủng hoảng cà phê nặng nề từ 2001 đến cuối 2003, với chứng nhận Fair Trade, qui định giá sàn tối thiểu đảm bảo lợi nhuận và quyền lợi cho cộng đồng sản xuất đã tăng gấp đôi giá trị cho nhà sản xuất nhỏ. Tương tự, cà phê hữu cơ đã tăng 10% giá cộng thêm cho nông dân. Nhiều hợp tác xã bán hàng cho Starbucks và đáp ứng chương trình Thực hành Cơng bằng cho Nơng Dân và Cà Phê dựa trên nền tảng sự phát triển hiểu biết của người tiêu dùng về văn hóa nước sản xuất, điều kiện sống và tình trạng kinh tế của họ để phát triển tinh thần liên kết giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Hiệu quả của chuỗi giá trị về cà phê ở Ethiopia: chuỗi giá trị có một ý nghĩa quan trọng đến mặt hàng cà phê xuất khẩu của Ethiopia. Nó trực tiếp làm gia tăng số lượng và chất lượng, gián tiếp làm tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu cà phê Ethiopia. Chuỗi cung ứng cà phê Ethiopia trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng thị trường cà phê chuyên biệt toàn cầu. Đồng thời, nó cũng giúp cho các nhà sản xuất nhỏ hợp tác với nhau và cải thiện được chất lượng cà phê của họ. Từ đó, cà phê của họ đạt được sự chấp nhận của những thị trường khó tính, có giá trị cao và tạo được doanh thu ổn định cho ngành.

Một phần của tài liệu Các giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho cà phê nhân xuất khẩu việt nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w