Lịch sử phát triển

Một phần của tài liệu Các giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho cà phê nhân xuất khẩu việt nam (Trang 46)

: các nhà xuất khẩu

THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ NHÂN XUẤT KHẨU

2.1.1 Lịch sử phát triển

Cây cà phê đầu tiên được đưa vào Việt Nam năm 1870, mãi đến đầu thế kỷ 20 mới được phát triển ở một số đồn điền của người Pháp. Năm 1930, diện tích trồng cà phê của Việt Nam là 5.900 ha. Trong thời kỳ những năm 1960 - 1970, cây cà phê được phát triển tại một số nông trường quốc doanh ở phía Bắc, khi cao nhất (1964 - 1966) đã đạt tới 13.000 ha, song không bền vững do sâu bệnh ở cà phê Arabica và do các yếu tố tự nhiên không phù hợp với cà phê Robusta nên một số lớn diện tích cà phê phải thanh lý. Cho đến năm 1975, đất nước thống nhất, diện tích cà phê của cả nước có khoảng trên 13.000 ha, cho sản lượng 6.000 tấn. Sau đó, cà phê ở Việt Nam được phát triển mạnh tại các tỉnh Tây nguyên nhờ có vốn từ các Hiệp định hợp tác liên Chính phủ với các nước như Liên Xơ cũ, Cộng Hịa Dân Chủ Đức, Bungary, Tiệp Khắc và Ba Lan. Đến năm 1990, diện tích trồng cà phê nước ta là 119.300 ha. [16]

Từ năm 1986 đến nay, ngành cà phê nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc, đưa sản lượng cà phê cả nước tăng lên hàng trăm lần. Tuy nhiên, trong thập niên vừa qua, tình hình phát triển cà phê đã ra khỏi tầm kiểm soát của cơ quan quản lý ngành cũng như của Nhà nước, sự gia tăng diện tích và qui mơ sản xuất “tự phát” đã đẩy sản lượng cà phê Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới. Ngoài cà phê Robusta, Việt Nam đang mở rộng diện tích trồng cà phê Arabica, một phần bằng cách chuyển dịch cơ cấu giống từ cà phê Robusta sang Arabica.

Hiện nay, diện tích trồng cà phê Việt Nam trên 500.000 héc ta, sản lượng trên một triệu tấn một năm, trong đó cà phê Arabica chiếm khoảng 5% tổng sản lượng.

Một phần của tài liệu Các giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho cà phê nhân xuất khẩu việt nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w