: các nhà xuất khẩu
c. Nhà xuất khẩu
Tùy vào qui mơ và chất lượng hàng hóa xuất khẩu, chuỗi cung ứng cho mỗi nhà xuất khẩu Việt Nam có khác nhau.
Nhà kinh doanh xuất khẩu cà phê nhân thương mại : các doanh nghiệp kinh
doanh chủ yếu là hàng FAQ theo tiêu chuẩn truyền thống của Việt Nam loại 2 sàng 13 hoặc loại 1 sàng 16, 18 được chế biến đơn giản tại các đại lý thu mua của nhà xuất khẩu, sau đó đóng bao và vận chuyển đến cảng xuất hàng tại TP.HCM đóng hàng vào container và xuất lên tàu chuyên chở, giao đến cảng đến cho nhà nhập khẩu và rang xay nước ngoài theo hướng dẫn xuất hàng của nhà kinh doanh, nhập khẩu cà phê.
Nhà chế biến và xuất khẩu cà phê nhân thương mại và giá trị gia tăng : các
doanh nghiệp xuất khẩu cà phê chuyên nghiệp hơn, có đầu tư máy móc thiết bị chế biến, nâng cấp chất lượng. Các nhà máy thu mua nguyên liệu nhân xô hoặc FAQ sản xuất theo các đơn đặt hàng của nhà rang xay, tùy theo phẩm cấp cà phê
[19] Lưu Đức – Ngọc Thắm (2010), “24 doanh nghiệp kinh doanh cà phê vỡ nợ”, Nhịp cầu đầu tư , số 181 ngày 17-23/05/2010, trang 10 [4]
người mua cần để phối trộn. Theo đó, các nhà máy sẽ phân loại, chế biến cà phê theo cỡ sàng, tỉ lệ đen vỡ, tạp chất và chất lượng thử nếm theo u cầu của khách hàng nước ngồi. Trong q trình chế biến, nhà máy có bộ phận chất lượng kiểm nghiệm hàng hóa đạt yêu cầu. Cà phê sau đó được đóng bao và vận chuyển về kho trung chuyển để được kiểm nghiệm chất lượng xuất khẩu đạt tiêu chuẩn hợp đồng bởi đơn vị giám định độc lập và đại diện của người mua. Nếu chất lượng được đồng ý, người mua cho hướng dẫn xuất hàng bằng container và giao cho khách hàng nhập khẩu, rang xay.
Hiện nay, một số tiêu chuẩn chứng nhận cà phê bền vững cũng theo đó du nhập vào Việt Nam và được giới thiệu đến người nông dân, đại lý thu mua, nhà chế biến, nhà xuất khẩu Việt Nam như “UTZ certified” (cà phê có trách nhiệm, truy xuất nguồn gốc), 4C (Bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê), Rainforest Alliance (Liên minh Rừng mưa) và Fair Trade (Thương mại công bằng)… Mỗi tiêu chuẩn xây dựng nguyên tắc riêng về sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, chế biến và phân phối đến người tiêu dùng. Các ngun tắc đó địi hỏi người tham gia tuân thủ và có hệ thống báo cáo chặt chẽ, đáp ứng các nhu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và mang tính cộng đồng đối với người tiêu dùng. Với những lô hàng cà phê đạt tiêu chuẩn chứng nhận, nhà sản xuất được cộng thêm giá trị theo mức độ cam kết của loại tiêu chuẩn tham gia. Từ đó, đảm bảo được đầu ra ổn định cũng như lợi nhuận cho nông dân và nhà xuất khẩu, thay vì chạy theo số lượng như trước đây.
2.2.2.2Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê nhân có chứng nhận tại Việt Nam (theo trình tự thời gian vào Việt Nam) (theo trình tự thời gian vào Việt Nam)
Các tiêu chuẩn cà phê có chứng nhận được giới thiệu vào Việt Nam rất sớm nhưng chưa thực sự phổ biến bởi thực tiễn canh tác của ngành cà phê Việt Nam chưa có một cơ sở, tiền đề vững chắc cũng như hướng đi thích hợp để thực hiện chuỗi cung ứng xuất khẩu cà phê nhân bền vững. Yêu cầu thực hiện cà phê có chứng nhận là phải sản xuất theo qui trình và các qui định được quốc tế công nhận, về chất lượng, an tồn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ con người, mơi trường, sản xuất chuyên nghiệp, minh bạch xuất xứ, có uy tín, yếu tố cạnh tranh cao và có giám
sát…Một số chương trình cà phê có chứng nhận với mơ hình chuỗi cung ứng cà phê bền vững vào Việt Nam và đạt thành tựu đáng kể cho đến nay là:
a.UTZ Certified
UTZ Certified đến Việt Nam năm 2002 thông qua nhà kinh doanh mua hàng gốc Hà Lan là Andira và tổ chức thanh tra độc lập Cafecontrol tại Việt Nam. Sau 3 năm, chứng nhận được 3 nhà sản xuất với số lượng 12.000 tấn và Andira là người mua duy nhất lúc đó. Tháng 9/2005, UTZ Certified có đại điện tại Việt Nam và mở văn phòng đại diện tại Việt Nam vào tháng 10/2006. Theo số liệu tổng kết của UTZ Certified ngày 09/01/2010, 19.995 nông hộ Việt Nam tham gia, tổng diện tích tham gia chứng nhận 29.586,5 héc ta, gồm 2.425 héc ta Arabica và 27.161,5 héc ta Robusta, sản lượng cà phê Việt Nam có chứng nhận UTZ Certified 93.634,1 tấn (bao gồm 4.800 tấn Arabica và 88.834.1 tấn Robusta). Số lượng công ty (nhà sản xuất) tham gia là 23 và nhà máy độc lập đạt chứng nhận đến cuối năm 2009 là 5 nhà máy. Giá cộng thưởng cho cà phê Việt Nam có chứng nhận UTZ Certified là USD55-60/tấn. Người mua đầu tiên phải trả thêm chi phí vận hành là USD26/tấn (theo báo giá cà phê có chứng nhận UTZ Certified của các đơn vị xuất khẩu có chứng nhận). Danh sách các doanh nghiệp tham gia sản xuất và xuất khẩu theo tiêu chuẩn có chứng nhận UTZ Certified như trong phụ lục số 3.