Kiến nghị với các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Các giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho cà phê nhân xuất khẩu việt nam (Trang 100 - 103)

: các nhà xuất khẩu

d. Tìm hiểu nhu cầu và quảng bá sản phẩm cà phê chứng nhận ngay khi tổ chức nông dân sản xuất cà phê theo các chương trình chứng nhận để dự kiến được sản

3.4.3 Kiến nghị với các doanh nghiệp

• Các doanh nghiệp cần có sự liên kết với nhau nhằm gia tăng sức mạnh cạnh tranh trong xuất khẩu của ngành.

• Các doanh nghiệp cần nhận thức được vị trí và vai trị của mình trong chuỗi cung ứng cà phê bền vững để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp.

• Cần tăng cường tìm hiểu các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước nhập khẩu, các trường hợp vi phạm để kịp thời xử lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm nhằm xây dựng được uy tín, thương hiệu của cà phê Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chuỗi cung ứng cà phê Việt Nam đang trong quá trình hồn thiện, thơng qua việc bắt đầu tham gia các tiêu chuẩn chuỗi trên thế giới cũng như các tiêu chuẩn chuỗi cung ứng được xây dựng bởi các nhà rang xay, nhập khẩu cà phê trên thế giới. Trong thực trạng ngành cà phê, với qui mô đa số là nhiều nông hộ nhỏ, còn nhiều vấn đề tồn tại về chất lượng, mơ hình 4C được xem là phù hợp và có thể áp dụng

rộng rãi cho tồn ngành. Ngồi những lợi ích đạt được về kinh tế, người sản xuất và xuất khẩu cà phê trong chuỗi còn “thu hoạch” được một qui trình quản lý hiệu quả cho việc trồng và sản xuất cà phê an toàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng thế giới.

Nhà xuất khẩu Việt Nam cần định hướng rõ ràng và có chính sách phù hợp để xây dựng chuỗi thành cơng trong mối liên kết chặt chẽ với nông dân, đại lý thu mua, các cơ quan ban ngành, hiệp hội có liên quan. Qua nghiên cứu và đề xuất của tác giả, bốn nhóm giải pháp sau đây cần thực hiện trong giai đoạn hiện nay để đảm bảo chuỗi cung ứng cà phê bền vững cho xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam :

Giải pháp liên kết tổ chức chuỗi cung ứng bền vững trong xuất khẩu cà phê nhân của các doanh nghiệp Việt Nam

Giải pháp tham gia cung ứng các sản phẩm cà phê “khác biệt” trong chuỗi cà phê giá trị gia tăng

Giải pháp nâng cao tính hiệu quả ngành có phối hợp với các chính sách vĩ mơ của nhà nước và việc chuẩn hóa chất lượng xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam

Giải pháp về biện pháp xúc tiến thương mại để quảng bá, mở rộng thị trường xuất khẩu và xây dựng thương hiệu cà phê nhân bền vững của Việt Nam

KẾT LUẬN

Một chuỗi cung ứng hoàn thiện và hiệu quả chính là con đường dẫn tới thành công cho các doanh nghiệp. Giải pháp cho chuỗi cung ứng bền vững có thể giúp các nhà quản lý đạt được các mục tiêu kinh doanh hiệu quả trong sự trường tồn của doanh nghiệp, của ngành và của nền kinh tế thế giới.

Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, vai trò của chuỗi cung ứng rất quan trọng và đặc biệt hiệu quả hơn nếu nó được xây dựng hoàn thiện một cách hợp lý. Việc xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam là cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Tiêu chuẩn xác nhận cà phê vững 4C – tiêu chuẩn đặc thù cho ngành cà phê - có thể bước đầu được ứng dụng như một tiêu chuẩn chuỗi cung ứng bền vững phù hợp cho cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam. Thơng qua đó, các tác nhân trong chuỗi có sự liên kết với nhau, kiểm soát chất lượng từ khâu đầu đến khâu cuối, cải thiện hiệu quả và nâng cao giá trị của chuỗi. Mục tiêu bộ Qui tắc chung của 4C đặt ra là đẩy mạnh “xu thế chủ đạo” của chuỗi sản xuất cà phê nhân, đồng thời tăng cường số lượng cung ứng cà phê thỏa mãn những tiêu chuẩn cơ bản về bền vững trên cả ba mặt: điều kiện sinh hoạt & làm việc tốt cho nông dân, bảo vệ môi trường và khả năng sinh lợi về kinh tế.

Với mong muốn được đóng góp ý kiến nhỏ bé cải thiện tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam trong những năm sắp tới, hòa nhập với dòng chảy hướng về chuỗi cung ứng bền vững của các nước nhập khẩu và người tiêu dùng trên thế giới, tác giả đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị như sau: (1) liên kết tổ chức chuỗi cung ứng cà phê bền vững trong xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam của các doanh nghiệp Việt Nam; (2) tham gia cung ứng các sản phẩm cà phê “khác biệt” trong chuỗi cà phê giá trị gia tăng; (3) nâng cao tính hiệu quả ngành có phối hợp các chính sách vĩ mơ của nhà nước và việc chuẩn hóa chất lượng xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam; và (4) giải pháp về biện pháp xúc tiến thương mại để quảng bá, mở rộng thị trường xuất khẩu và xây dựng thương hiệu cà phê nhân bền vững của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Các giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho cà phê nhân xuất khẩu việt nam (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w