Tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 32 - 38)

1.2.3 .Giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2013

1.3. Cơ sở thực tiễn về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước

1.3.2. Tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi

1.3.2.1. Tình hình bồi thường GPMB ở tỉnh Vĩnh Phúc

Trong thời gian qua, được sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, sự quyết tâm và cố gắng của ngành Tài nguyên và Môi trường và các ngành theo từng lĩnh vực, sự phối hợp giữa UBND các huyện, thị xã của tỉnh Vĩnh Phúc, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của tỉnh cơ bản đã đạt kết quả tốt, giải quyết dứt điểm các vướng mắc trong công tác giải thu hồi đất. Tuy nhiên, q trình triển khai cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong thực tế ở vẫn cịn những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cụ thể như sau:

a. Những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:

- Nhân dân một số địa phương chưa đồng tình với mức bồi thường, hỗ trợ hiện nay theo quy định của pháp luật, đặc biệt là ở các dự án Nhà nước thu hồi đất cịn có sự so sánh mức bồi thường, hỗ trợ đối với các dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo cơ chế thỏa thuận.

- Một số địa phương, công tác quản lý đất đai cịn nhiều hạn chế, bng lỏng như: để tình trạng tái chiếm đất đã bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, các hộ dân tự ý xây dựng cơng trình trên đất sau khi có thơng báo thu hồi đất; việc xác định nguồn gốc đất và tài sản trên đất gặp rất nhiều khó khăn do công tác quản lý đất đai ở nhiều địa phương còn chưa chặt chẽ, nhiều bất cập, các vi phạm về đất đai do lịch sử để lại.

- Các khu tái định cư có thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản cịn kéo dài; cùng với đó là việc đầu tư xây dựng các khu tái định cư, thu hồi đất, giao đất tái định cư còn bị chậm tiến độ và thường “đi sau” công tác thu hồi đất.

- Quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thường xuyên có sự thay đổi, dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong q trình xử lý các vấn đề chuyển tiếp.

- Về chính sách đất dịch vụ (chính sách đặc thù của tỉnh): Theo Quyết định số 40/2014/QĐ-UBND ngày 06/9/2014 của UBND tỉnh thì từ ngày 01/7/2014, hộ gia đình, cá nhân khơng được hưởng chính sách đất dịch vụ. Người dân bị thu hồi đất so sánh chính sách bồi thường trước đây với hỗ trợ đất dịch vụ cao hơn đơn giá bồi thường theo chính sách mới (cao nhất khoảng 87 triệu đồng/ sào) mà khơng có đất dịch vụ, do vậy họ không chấp nhận phương án bồi thường, hỗ trợ theo chính sách mới.

- Một số dự án đang gặp khó khăn vướng mắc về cơ chế Nhà nước thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư như: như Khu công nghiệp Tam Dương II - Khu B; Dự án Khu đô thị du lịch sinh thái FLC Vĩnh Thịnh..., kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền giải phóng mặt bằng ở Vĩnh Phúc.

1.3.2.2 Tình hình bồi thường GPMB ở tỉnh Thái Nguyên

Trong mấy năm trở lại đây, quá trình tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh để GPMB sử dụng cho các mục đích: Xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị, đường giao thông, các dự án và các cơng trình đã đảm bảo đúng như theo quy trình của Luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Công tác bồi thường và GPMB ở tỉnh Thái Nguyên là một tỉnh ở Đông Bắc Bộ, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Được coi là một trong những địa phương đi đầu cả nước về thu hút đầu tư, Thái Nguyên đang đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ nhờ dịng vốn đầu tư trong và ngồi nước. Thái Nguyên hiện có 135 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) đang hoạt động, trở thành một trong những địa phương thu hút FDI lớn và hiệu quả nhất các tỉnh phía Bắc. Đáng chú ý, việc thu hút đầu tư FDI vào các khu cơng nghiệp (KCN) hằng năm đều có sự tăng trưởng, đặc biệt là giai đoạn từ năm

2013 đến nay, tạo động lực cho địa phương phát triển công nghiệp và tạo đà phát triển kinh tế xã hội. Đáng nói, giai đoạn từ năm 2016 - 2019 được đánh giá là khoảng thời gian “vàng” trong thu hút đầu tư vào các KCN, bởi số dự án FDI tăng trưởng mỗi năm đạt tới hơn 17 dự án. Trong giai đoạn 2015-2020 chỉ tính riêng dự án (DA) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), Thái Nguyên đã thu hút được 108 DA (tăng 56 DA so với giai đoạn trước), với tổng vốn đầu tư thực hiện 5 tỷ USD. Trong đó, nhiều DA có quy mơ lớn đến từ Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản như Nhà máy Alutec Vina của Hàn Quốc (vốn đầu tư 93,7 triệu USD); Nhà máy sản xuất vải áo sơ mi cao cấp của Hồng Kơng (350 triệu USD). Tính đến nay, tồn tỉnh cịn 156 DA FDI cịn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký đầu tư trên 8,2 tỷ USD. Để có được mặt bằng sạch cho các dự án thi công và đi vào triển khai hoạt động thì cơng lớn đầu tiên phải kể đến cơng tác Bồi thường, hỗ trợ GPMB. Trong việc thực hiện GPMB tỉnh Thái Nguyên đã chủ động nghiên cứu kỹ các văn bản quy định, hướng dẫn của nhà nước về bồi thường GPMB trên cơ sở đó căn cứ vào các điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế, xã hội và nguồn nhân lực tại địa phương để đưa ra những quy định, hướng dẫn cụ thể về công tác bồi thường GPMB trên địa bàn tỉnh sao cho hợp lý nhất, phù hợp nhất đảm bảo lợi ích tối đa cho các bên liên quan nhưng vẫn tuân thủ đúng theo các quy định của nhà nước và pháp luật hiện hành, Phi Hùng, 2020.

1.3.2.3 .Tình hình bồi thường GPMB ở tỉnh Lạng Sơn

Theo thống kê năm 2020, trên toàn tỉnh Lạng Sơn có tất cả là 33 dự án đã và đang thực hiện cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để bàn giao mặt bằng thi cơng cơng trình; tổ chức chi trả kinh phí bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng cho 16 dự án, cơng trình:

- Cơng trình: Cải tạo đường trục Lộ 373 E13.2 Lạng Sơn - Đình Lập. Thẩm định trình phê duyệt BT, HT, GPMB cho 99 hộ gia đình, cá nhân và hỗ trợ đối với 01 tổ chức với tổng số tiền là: 160.121.660,0 đồng.

- Dự án: Mở rộng khai trường sản xuất và bãi đổ thải giai đoạn I - Công ty than Na Dương tại xã Sàn Viên. Thẩm định, trình UBND huyện phê duyệt cho 143 hộ gia đình, cá nhân với tổng số tiền là: 73.897.128.150,0 đồng.

- Cơng trình: Cấp điện xã Lợi Bác, huyện Lộc Bình. Thẩm định, trình UBND huyện phê duyệt cho 53 hộ gia đình, cá nhân với tổng số tiền là: 400.547.150,0 đồng.

- Dự án: Mở rộng, cải tạo lưới điện cho các xã vùng sâu, vùng xa tại tỉnh Lạng Sơn vay vốn ADB - Vốn dư cấu phần 1 tại xã Hữu Lân và xã Sàn Viên, huyện Lộc Bình:

+ Thẩm định phương án BT, HT&TĐC tại xã Sàn Viên cho 92 hộ gia đình, cá nhân, với tổng số tiền là: 544.255.800,0 đồng;

+ Thẩm định phương án BT, HT&TĐC tại xã Hữu Lân cho 23 hộ gia đình, cá nhân, với tổng số tiền là: 244.892.440,0 đồng.

- Dự án: Xây dựng cơng trình Nhà trực vận hành khu vực xã Nam Quan, huyện Lộc Bình của Công ty Điện lực Lạng Sơn. Thẩm định, trình UBND huyện phê duyệt cho 01 hộ gia đình tại thơn Nà Pá, xã Nam Quan với tổng số tiền là: 100.534.200,0 đồng.

- Cơng trình: Đường Xuân Dương - UBND xã Ái Quốc, huyện Lộc Bình (thuộc Dự án: Di dân tái định cư trường bắn Quốc gia khu vực I, tỉnh Lạng Sơn). Thẩm định trình phê duyệt BT, HT, GPMB cho 22 hộ gia đình, cá nhân có đất đai, tài sản bị ảnh hưởng do sạt lở đất tại xã Xuân Dương và xã Ái Quốc với tổng số tiền là: 3.501.953.038,0 đồng;

- Dự án: Khu vui chơi giải trí và du lịch sinh thái Núi tuyết Mẫu Sơn. Thẩm định trình phê duyệt BT, HT, GPMB cho 03 tổ chức tại khu du lịch Mẫu Sơn, xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình với tổng số tiền là: 663.796.000,0 đồng.

- Cơng trình: Đường Bản Giểng (nối từ đường Chi Ma - Tú Mịch sang Co Sa) huyện Lộc Bình (bổ sung nhánh 3). Thẩm định trình phê duyệt BT, HT&TĐC cho 04 hộ gia đình, cá nhân với tổng số tiền là: 82.624.418,0 đồng.

- Cơng trình: Cầu thị trấn Lộc Bình, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Thẩm định, trình UBND huyện quyết định phê duyệt bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho 49 hộ gia đình, cá nhân (đợt 2) với số tiền là: 4.285.598.729,0 đồng.

- Dự án: Đầu tư xây dựng cơng trình cải tạo, nâng cấp đường Tú Mịch - Nà Căng, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Thẩm định, trình UBND huyện quyết định phê duyệt bồi thường, hỗ trợ cho 128 hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư với số tiền là: 8.127.423.692,0 đồng.

- Cơng trình: Bãi thải tro xỉ - Cơng ty Nhiệt điện Na Dương giai đoạn 2011 - 2012. Thẩm định, trình UBND huyện quyết định phê duyệt bồi thường, hỗ trợ và giải phóng mặt bằng cho 01 hộ gia đình với số tiền là: 21.031.125,0 đồng.

- Cơng trình: Cấp điện chiếu sáng khu vực Co Sa, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Thẩm định, trình UBND huyện quyết định phê duyệt bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho 25 hộ gia đình, cá nhân với số tiền là: 96.026.640,0 đồng

Trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về bồi thường, giải phóng mặt bằng và giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi, tỉnh Lạng Sơn đã gặp một số khó khăn trở ngại trước những địi hỏi quyền lợi bức xúc của nhân dân nhưng đều được xem xét giải quyết có lý có tình, đảm bảo các nguyên tắc công khai, dân chủ, công bằng xã hội và đúng pháp luật, không để xảy ra tình trạng phải cưỡng chế, tình hình nhân dân ổn định. Cụ thể như các dự án sau: Đầu tư xây dựng cơng trình cải tạo, nâng cấp đường Tú Mịch - Nà Căng, huyện Lộc Bình; Khu vui chơi giải trí và du lịch sinh thái Núi tuyết Mẫu Sơn.

Ngoài ra một số dự án kinh doanh do chủ đầu tư tự thoả thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với giá cao, gây ảnh hưởng rất lớn đến các dự án cơng ích; một số hộ dân tìm nhiều cách đối phó nhằm nâng cao chi phí bồi thường; Bản đồ hiện trạng vị trí phục vụ cho cơng tác bồi thường cịn nhiều sai sót, một số trường hợp khơng đúng với hiện trạng thực tế dẫn đến sai sót

khi lập hồ sơ bồi thường; các văn bản quản lý, quy định thường xuyên thay đổi dẫn đến việc cập nhật và triển tải đến người dân khó khăn. Tuy nhiên, được sự quan tâm của tỉnh, sự phối hợp thường xuyên, kịp thời của các cơ quan, ban ngành liên quan, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân cùng với chính sách về bồi thường, tái định cư ngày càng hoàn thiện và phù hợp hơn với điều kiện thực tiễn, công tác lập, thẩm định, phê duyệt phương án, trình tự thủ tục, các loại mẫu biểu đã từng bước được chuẩn hoá nên tỉnh Lạng Sơn đã nỗ lực thực hiện tốt cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đảm bảo theo đúng tiến độ để bàn giao cho chủ đầu tư thi cơng nhiều cơng trình phục vụ lợi ích cơng cộng, đóng góp chung đến sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Lạng Sơn, báo cáo cơng tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất tỉnh Lạng Sơn năm 2020.

1.3.3. Những ưu, nhược điểm về tình hình bồi thường và hỗ trợ GPMB

trong thời gian qua

1.3.3.1. Những mặt đạt được

- Đối với trường hợp thu hồi đất để sử dụng vào mục đích lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng, quốc phòng, an ninh; việc triển khai bồi thường và hỗ trợ GPMB khá thuận lợi và ít gặp trở ngại từ phía người có đất bị thu hồi.

- Các quy định về bồi thường và hỗ trợ GPMB ngày càng phù hợp hơn với quy luật kinh tế, quan tâm nhiều hơn đến lợi ích của người có đất bị thu hồi; trình tự, thủ tục thu hồi đất ngày càng rõ ràng hơn.

- Công tác GPMB luôn được các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn quan tâm sát sao, mọi thắc mắc, ý kiến của người dân đều được giải quyết thỏa đáng.

1.3.3.2. Những mặt thiếu sót, yếu kém và vướng mắc

- Chưa giải quyết tốt việc làm cho người có đất bị thu hồi: Vì số lượng lớn người dân sống chủ yếu bằng nghề nông và đã nhiều đời làm nông nên sự

hiểu biết về khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất cịn khó; số lượng ít người dân có thể đáp ứng được những công việc tại các công ty, doanh nghiệp...

- Chưa giải quyết tốt mối quan hệ về lợi ích giữa nhà đầu tư cần sử dụng đất với người có đất bị thu hồi.

- Bản đồ hiện trạng vị trí phục vụ cho cơng tác bồi thường cịn nhiều sai sót, một số trường hợp không đúng với hiện trạng thực tế dẫn đến sai sót khi lập hồ sơ bồi thường; các văn bản quản lý, quy định thường xuyên thay đổi dẫn đến việc cập nhật và triển tải đến người dân khó khăn.

- Nhiều nhà đầu tư khơng đủ khả năng về tài chính để bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi. Việc ngân hàng rút bỏ cam kết, không cho vay vốn khi thị trường nhà đất chững lại cũng ảnh hưởng đến việc huy động vốn của nhà đầu tư để triển khai dự án.

- Trong nhiều trường hợp, việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được giải quyết đúng pháp luật, thỏa đáng nhưng người sử dụng đất hoặc do khơng hiểu pháp luật, cố ý trì hỗn để được bồi thường hỗ trợ thêm nên khơng chấp hành quyết định thu hồi đất, thậm chí liên kết khiếu nại đông người, gây áp lực với cơ quan nhà nước.

- Nhiều trường hợp người dân cố tình xây dựng, cơ nơi trên diện tích đã thu hồi gây ảnh hưởng đến công tác bồi thường GPMB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)