Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 45 - 49)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, kinh tế xã hội và tình hình quản lý và sử

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hyện Lộc Bình nằm ở phía Đơng tỉnh Lạng Sơn, có vị trí địa lý: Phía Bắc giáp huyện Cao Lộc

Phía Tây giáp huyện Chi Lăng và huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang Phía Nam giáp huyện Đình Lập và huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang Phía Đơng giáp Quảng Tây, Trung Quốc.

Hình 3.1: Sơ đồ huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn

Huyện Lộc Bình có 21 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn (Lộc Bình, Na Dương) và 19 xã (Ái Quốc, Khánh Xuân, Đồng Bục, Đông Quan, Minh Hiệp, Hữu Khánh, Hữu Lân, Khuất Xá, Lợi Bác, Mẫu Sơn, Nam Quan, Sàn Viên,

Tam Gia, Tĩnh Bắc, Tú Đoạn, Tú Mịch, Xuân Dương, Xn Tình, n Khối) với 238 thơn bản, khu phố.

Lộc Bình có đường Quốc lộ 4B đi qua địa bàn huyện với chiều dài 27,5km, nối liền Lạng Sơn với Quảng Ninh; các tuyến đường tỉnh lộ trên địa bàn gồm 05 tuyến với tổng chiều dài trên 115km nối liền huyện với các huyện lân cận; đặc biệt có tuyến đường tỉnh ĐT.236 (Lộc Bình - Chi Ma) dài 15km nối liền trung tâm hành chính của huyện với Khu kinh tế cửa khẩu Chi Ma, thơng thương hàng hóa với huyện Ninh Minh (Trung Quốc). Hệ thống đường huyện với 08 tuyến có tổng chiều dài 134km và hệ thống đường xã gồm 104 tuyến với tổng chiều dài 365,8km, cùng với hệ thống đường Quốc lộ, đường tỉnh đã tạo thành một mạng lưới giao thơng tương đối hồn chỉnh, tạo điều kiện cho việc giao lưu, trao đổi, sản xuất và tiêu thụ hàng hóa cho nhân dân trên địa bàn huyện và các vùng lân cận.

Tổng dân số trên địa bàn huyện Lộc Bình đến hết tháng 12/2020 là 90.289 người, mật độ dân số 93 người/km2. Huyện Lộc Bình có 06 dân tộc chủ yếu cùng chung sống hoà thuận là Tày, Nùng, Kinh, Dao, Hoa, Sán Chỉ; trong đó dân tộc Tày chiếm 57,46%, dân tộc Nùng 27,41%; dân tộc Kinh 6,62%, dân tộc Dao 4,59%, Sán Chỉ 3,3%, dân tộc Hoa chiếm 0,5%, còn lại các dân tộc khác chiếm 0,12% dân số toàn huyện. Người Tày và người Nùng đến sinh cơ lập nghiệp ở Lộc Bình sớm hơn, trải qua nhiều thời kỳ khai khẩn, thiên di, định cư đã hình thành nên các bản, làng tập trung đông đúc ở ven sông, ven suối của nhiều xã trong huyện. Người Kinh và người Hoa chủ yếu tập trung ở thị trấn, ven trục đường quốc lộ. Người Dao sinh sống tập trung ở 02 xã Mẫu Sơn và Ái Quốc; người Sán Chỉ sống tập trung ở xã Nhượng Bạn và một phần ở xã Minh Phát. Tuy có sự khác biệt nhất định về ngôn ngữ, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa…song Nhân dân các dân tộc trong huyện ln đồn kết để xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

3.1.1.2. Địa hình

với mặt nước biển là 352m, cao nhất là đỉnh Mẫu Sơn với 1.541m so với mực nước biển. Địa hình huyện nghiêng từ Đông Bắc xuống Tây Nam và phân thành 3 vùng tương đối rõ rệt. Vùng núi cao chạy bao quanh huyện theo hình cánh cung, có độ cao trung bình từ 700 – 900m, bao gồm các xã Mẫu Sơn, Lợi Bác, Tam Gia, Hữu Lân, Ái Quốc... phần lớn đất có độ dốc trên 20 độ; trên dạng địa hình này chỉ thích hợp cho sử dụng vào lâm nghiệp và đồng cỏ chăn thả vì độ dốc cao và đường đi lại khó khăn; các khu vực thung lũng hẹp có thể sử dụng phát triển cây ăn quả, một số ít gần nguồn nước tưới thích hợp cho trồng lúa. Vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 250 – 300m gồm các xã Yên Khoái, Nhượng Bạn, Vân Mộng, Quan Bản, Tú Mịch, Bằng Khánh, Xuân Lễ, Lục Thơn…vùng này có dạng địa hình đồi thoải xen bát úp; dạng địa hình này thích hợp cho mục đích nơng lâm kết hợp; sườn đồi thoải độ dốc thấp gần nguồn nước thích hợp cho phát triển cây ăn quả. Vùng thung lũng bao gồm các xã chạy dọc theo quốc lộ 4B, một phần chạy dọc theo sông Kỳ Cùng; đây là vùng địa hình tương đối bằng phẳng được hình thành do bồi đắp của sơng Kỳ Cùng và các phụ lưu; trên địa hình này chủ yếu trồng cây lúa nước và cây hoa màu. Do đó cho đến nay rừng núi của Lộc Bình cịn lưu giữ phần nào tính chất ngun sinh vốn có thể hiện rõ nét trên nhiều khoảnh rừng núi cao, nhiều khu rừng còn lưu giữ được những loại gỗ quý sến, táu, lát hoa, kháo thơm…

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu

Khí hậu của Lộc Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa nóng, ẩm bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10; mùa khơ lạnh, ít mưa từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 210C, nhiệt độ cao tuyệt đối 380C, nhiệt độ thấp tuyệt đối -20C. Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.350 mm. Chế độ mưa cũng phân thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 và chiếm trên 76% lượng mưa cả năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau và chiếm trên 24% lượng mưa cả năm.

3.1.1.4. Thuỷ văn, nguồn nước

Trên bình diện địa hình, huyện Lộc Bình có 3 hệ thống lưu vực của các con chính sau:

- Sơng Kỳ Cùng là sơng chính của tỉnh Lạng Sơn, con sông duy nhất của Việt Nam chảy theo hướng đông nam – tây bắc, có chiều dài trên đất Việt Nam 243 km, diện tích lưu vực 6660 km2, trong đó trên đất Lộc Bình 750 km2. Nhánh chính bắt nguồn từ vùng núi Bắc Xa, có đỉnh cao nhất vùng này 1166 m (xã Bắc Xa, huyện Đình Lập) chảy qua huyện Lộc Bình vào xã Tĩnh Bắc (Điểm đầu) đến xã Khánh Xuân (điểm cuối) rồi chảy sang huyện Cao Lộc, Thành phố Lạng Sơn, huyện Văn Lãng, huyện Tràng Định, nhập vào hệ thống sông Tây Giang, Trung Quốc. Đoạn chảy qua qua huyện hướng chủ đạo Đông – Tây, dài 45 km, độ dốc tương đối thấp, khơng có thác, chủ yếu các gềnh thấp dưới 13 %, thuyền bè nhỏ có thể đi lại được; lưu lượng trung bình tại thị trấn Lộc Bình 23 m3//s. Gềnh có khả năng thủy điện tại Lài Ngịa, xã Khuất Xá.

+ Sơng Tà San, với các con suối bắt nguồn từ vùng núi xã Ái Quốc, phía nam xã Lợi Bác chảy theo hướng Nam Bắc, qua các xã Lợi Bác, Nam Quan, Đơng Quan và hợp vào sơng Kỳ Cùng phía tả ngạn tại vị trí gần huyện lỵ; chiều dài khoảng 20 km ( tính sơng từ Nà Mu, Lợi Bác). Q0 =1,86 m3/s.

+ Suối Bản Trang (Khuổi Khỉn) chảy từ xã Sàn Viên qua thị trấn Na Dương, Đông Quan, Tú Đoạn.

+ Suối Bản Chuồi (Pác Khuổi) bắt nguồn từ các xã Minh Phát, Hữu Lân, chảy qua Minh Hiệp (gọi suối Bản Chuồi), Thống Nhất chảy theo hướng Nam Bắc vào tả ngạn Kỳ Cùng.

+ Từ núi Mẫu Sơn khơng có con sơng nào chung mà có 6 con suối khá lớn bắt nguồn từ xã Mẫu Sơn (sườn nam núi Mẫu Sơn) chảy riêng rẽ vào hữu ngạn sông Kỳ Cùng: Suối Long Đầu qua xã Yên Khoái, Khuất Xá; suối Bản Khoai qua xã Yên Khoái, Tú Đoạn; suối Nà Mìu qua xã Hữu Khánh; suối Khuân Van ( Khuổi Cấp, khuổi Cầu 20) qua xã Đồng Bục; suối Bản Mặn,

Bản Tẳng, Lầy – Bốc qua xã Khánh Xuân.

Các suối này có tiềm năng về thủy lợi, là nguồn cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt, nhiều thác đẹp có khả năng phát triển du lịch sinh thái. Phù sa và nguồn nước các con suối này đã tạo cho các xã dưới chân núi những cánh đồng màu mỡ nhất huyện: Yên Khoái, Hữu Khánh, Đồng Bục, Khánh Xuân.

+ Từ các Thị trấn Lộc Bình và xã Thống Nhất cũng có suối chảy riêng rẽ vào sơng Kỳ Cùng.

- Ngồi lưu vực sơng Kỳ Cùng, các xã phía Nam huyện là Hữu Lân, Nam Quan, Xuân Dương, Ái Quốc, nơi bắt nguồn của các dòng suối lớn, dồi dào nước, là đầu nguồn của các chi lưu sông Lục Nam (Hệ thống sơng Thái Bình), chảy theo hương Bắc Nam xuống huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Lưu vực hệ thống này chiểm 24% diện tích tự nhiên tồn huyện.

Ngồi ra trên địa bàn huyện cịn có rất nhiều suối nhỏ phân bố khắp các xã có tác dụng bồi đắp tạo ra những loại đất phù sa ngòi suối khá màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng. Ngoài tác dụng bồi đắp phù sa tạo ra những cánh đồng phù sa hẹp hệ thống ngòi suối của huyện còn là nguồn cung cấp nước tưới cho sản xuất và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)