Tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng và văn hoá phúc lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 55 - 57)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, kinh tế xã hội và tình hình quản lý và sử

3.1.4. Tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng và văn hoá phúc lợi

3.1.4.1. Giao thơng

Trên địa bàn huyện có nhiều tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường cấp huyện và đường cấp xã, cụ thể như sau:

a) Đường quốc lộ:

Đường quốc lộ 4B từ thành phố Lạng Sơn đi Quảng Ninh chạy qua địa phận của huyện từ Km 12 đến Km 39 với tổng chiều dài 27 Km qua các xã Khánh Xuân, Đồng Bục, Tú Đoạn, Đông Quan, Lợi Bác, thị trấn Lộc Bình, thị trấn Na Dương. Hiện nay, toàn tuyến đã được nâng cấp theo tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi (mặt đường rộng 8 - 10 m), đoạn qua nội thị được thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị hai làn xe. Hệ thống thốt nước trên tuyến được xây dựng hồn chỉnh, đảm bảo giao thông thuận tiện và thông suốt.

Trên địa bàn huyện Lộc Bình có 05 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 121,2 km, có 6 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 70 km. Nhìn chung tất cả các đường huyện đều thông xe tốt vào mùa khô, tuy nhiên vào mùa mưa việc đi lại hết sức khó khăn, thường bị tắc đường do lầy thụt hoặc qua ngầm ngập sâu ô tô không thể đi lại được.

* Đường đô thị:

Thị trấn Lộc Bình: Gồm 14 tuyến đường chính với tổng chiều dài 8,521 km kết cấu mặt đường bê tông nhựa và bê tơng xi măng, hệ thống thốt nước cơ bản hoàn chỉnh, hệ thống vỉa hè đã xuống cấp được đầu tư cải tạo.

Thị trấn Na Dương: Gồm 07 tuyến đường chính với tổng chiều dài 6,505 mm kết cấu mặt đường bê tông xi măng, hệ thống thốt nước cơ bản hồn chỉnh, hệ thống vỉa hè đã xuống cấp cần được đầu tư cải tạo.

3.1.4.2. Thuỷ lợi

Trong những năm qua, được sự quan tâm của nhà nước, sự phối kết hợp của các ngành và nhân dân trong huyện, hệ thống cơng trình thủy lợi đã khơng ngừng được mở rộng và phát triển.

Tổng số các cơng trình thủy lợi đã kiểm tra, rà soát đánh giá an tồn là: 71 cơng trình. Số cơng trình do Xí nghiệp khai thác cơng trình thủy lợi quản lý là: 33 cơng trình (gồm: 12 hồ chứa, 18 đập dâng, 03 Trạm bơm điện). Số cơng trình do UBND huyện quản lý là: 38 cơng trình (gồm 9 hồ chứa, 28 đập dâng, 01 trạm bơm).

3.1.4.3. Công tác y tế

Hiện nay tồn huyện có 22 cơ sở khám chữa bệnh, trong đó có 01 bệnh viện và 21 Trạm Y tế xã, thị trấn; với tổng số giường bệnh đến năm 2020 có 228 giường. Trong đó: Bệnh viện 165 giường, Trạm Y tế 63 giường.

21/21 Trạm Y tế xã, thị trấn đã đạt Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã. Tại các Trạm Y tế xã đều có nhà trạm riêng, trong 5 năm qua được đầu tư xây mới 10 Trạm và cải tạo sửa chữa 11 Trạm, cơ bản đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu tại địa bàn.

3.1.4.4. Công tác Giáo dục

Năm học 2020 - 2021, tồn huyện có 82 đơn vị; trong đó có 27 trường mầm non (tăng 13 trường so với năm học 2010 - 2011 (14 trường)), 24 trường tiểu học (giảm 12 trường so với năm học 2010 - 2011 (36 trường) do sáp nhập trường), 08 trường Tiểu học và trung học cơ sở, 18 trường THCS (giảm 08 trường so với năm 2010 - 2011 (26 trường) do sáp nhập thành các trường liên cấp), 01 trường PTDT Nội trú THCS&THPT; 03 trường THPT; 01 Trung tâm GDNN-GDTX.Tồn huyện có 30 trường học đạt chuẩn quốc gia (trong đó có 28 trường trực thuộc huyện quản lý), đạt tỷ lệ 37%, cụ thể: Mầm non: 11 trường, Tiểu học: 9 trường, THCS: 6 trường, Tiểu học và THCS: 2 trường, Trường PTDT Nội trú THCS&THPT huyện, Trường THPT Lộc Bình.

3.1.4.5. Tình hình dân số lao động

- Lộc Bình chủ yếu có các dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Hoa, Dao, Sán Chỉ, Sán Dìu. Dân cư huyện Lộc Bình phân bố không đều giữa các địa phương trong huyện. Mật độ dân cư trung bình của huyện năm 2020 là 120 người/km2 trong đó thị trấn Lộc Bình có mật độ cao nhất huyện là 2039,4 người/km2, thị trấn Na Dương có mật độ là 729,7 người/km2, ở các xã vùng cao mật độ dân cư rất thấp, thấp nhất là xã Mẫu Sơn (30,6 người/km2) và xã Tĩnh Bắc (42,2 người/km2).

- Cơ cấu lao động theo nghề nghiệp năm 2020: Lực lượng lao động của huyện tập trung chủ yếu ở khu vực các nghề nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm tỷ lệ tới 75% tổng số lao động; lao động làm việc trong các ngành CN - XD khai thác mỏ than, chiếm 8%, các ngành thương mại, dịch vụ chiếm 13%, cịn lại là cán bộ cơng chức Nhà nước, giáo viên các cấp, y bác sỹ v.v...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 55 - 57)