Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 50 - 55)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, kinh tế xã hội và tình hình quản lý và sử

3.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.3.1. Về tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua, nền kinh tế của huyện Lộc Bình vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, chất lượng tăng trưởng của một số ngành, lĩnh vực kinh tế xã hội tiếp tục được cải thiện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm được thể hiện trong bảng 3.1:

Bảng 3.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Lộc Bình 2010- 2020 STT Chỉ tiêu ĐVT Giai đoạn 2010-2020 STT Chỉ tiêu ĐVT Giai đoạn 2010-2020

Tốc độ tăng trưởng bình quân (%/năm) 2010 2015 2020 2011-2015 2016-2020 2011-2020 A Giá trị sản xuất (GO)

I Giá trị sản xuất (Giá so sánh 2010) Tỷ đồng 1.405,42 2.026,26 3.729,18 7,59 12,98 10,25

1 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Tỷ đồng 605,08 606,038 800,79 0.03 5,73 2,84 2 Công nghiệp - Xây dựng Tỷ đồng 591,40 1.184,12 2.295,02 14,90 14,15 14,52

3 Công nghiệp Tỷ đồng 280,80 824,37 1.745,97 24,04 16,19 20,05

4 Xây dựng Tỷ đồng 310,60 359,75 549,05 2,98 8,82 5,96

5 Dịch vụ Tỷ đồng 208,94 236,10 633,37 2,47 21,82 11,73

II Giá trị sản xuất (Giá hiện hành) Tỷ đồng 1.953,03 3.034,40 5.700,04 9,21 13,34 11,31

1 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Tỷ đồng 666,61 864,45 1.340,15 5,34 9,16 7,23 2 Công nghiệp - Xây dựng Tỷ đồng 897,71 1.828,28 3.464,40 15,29 13,64 14,46 3 Công nghiệp Tỷ đồng 280,82 1.347,36 2.662,29 36,84 14,59 25,22 4 Xây dựng Tỷ đồng 616,89 480,92 802,11 -4,86 10,77 2,66 5 Dịch vụ Tỷ đồng 388,71 341,67 895,49 -2,55 21,25 8,70

III CƠ CẤU GTSX (Giá hiện hành) 100 100 100

1 Nông lâm thuỷ sản % 34,13 28,48 23,51 2 Công nghiệp - Xây dựng % 45,96 60,25 60,77 3 Thương mại - Dịch vụ % 19,91 11,27 15,72

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lộc Bình năm 2021)

Giai đoạn 2010 – 2020, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, những chủ trương chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, được sự đầu tư quan tâm của tỉnh, cùng với sự cố gắng nỗ lực của huyện, phát triển kinh tế huyện Lộc Bình đã đạt được những kết quả khả quan. Cả thời kỳ 2010 – 2020 tốc độ tăng trưởng đạt khá 10,25 %/năm, trong đó giai đoạn 2011- 2015 đạt 7,59 %/năm; giai đoạn 2016-2020 đạt 12,98%/năm.

- Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Năm 2010, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 45,96%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 34,13%; dịch vụ

chiếm 19,91%; năm 2015, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 60,25 %; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 28,48 %; dịch vụ chiếm 11,27%;. Đến năm 2020, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 60,77 %; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 23,51%, dịch vụ chiếm 15,72%.

- Về xu hướng chuyển dịch tỷ trọng

Ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản cũng có xu hướng giảm, năm 2010 là 34,13%, năm 2015 là 28,48% và năm 2020 là 23,51%). Điều này cho thấy, mặc dù trong thời gian qua, phương thức tổ chức sản xuất của ngành có nhiều thay đổi, từng bước chuyển sang sản xuất hướng tới đạt các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hình thành các vùng sản xuất quy mô lớn song việc chuyển dịch chưa mạnh, chưa có nhiều sản phẩm nông sản chế biến sau để nâng cao giá trị sản phẩm.

Ngành CN-XD là ngành có xu hướng tăng, năm 2010 là 45,96%, năm 2015 là 60,25%, đến năm 2020 là 60,77% . Điều này cho thấy mặc dù trong thời gian vừa qua, ngành công nghiệp có sự phát triển mạnh về quy mơ và là động lực chính cho tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, song chất lượng phát triển của ngành còn nhiều vấn đề phải xem xét, đặc biệt là ngành Công nghiệp (chủ yếu vẫn là khai thác than của Công ty than Na Dương, Sản xuất điện, Nhà máy Nhiệt điện Na Dương) và các vấn đề liên quan đến công tác thu hút đầu tư, trong việc lựa chọn các dự án thu hút đầu tư. Ngành thương mại - dịch vụ có xu hướng giảm, năm 2010 là 19,91 %, năm 2015 là 11,27 %, năm 2020 là 15,72%.

3.1.3.2. Về phát triển các ngành sản xuất a) Về phát triển công nghiệp, TTCN

- Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp hằng năm tăng trưởng khá, vượt mục tiêu đề ra. Năm 2020, giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng đạt 2.295,02 tỷ đồng (theo giá SS), 3.464,40 tỷ đồng (theo giá HH); trong đó giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá SS 2010) đạt

1.745,97 tỷ đồng (theo giá HH) đạt 2.662,29 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng đạt 25,22%/ năm. Số cơ sở hiện có 3.146 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn, tăng 2.335 cơ sở so với năm 2010, tương đương 287,91%.

Tăng trưởng GTSX (SS2010) ngành bình quân giai đoạn 2011-2020 đạt 20,05%/năm, trong đó, giai đoạn 2011-2015 đạt 24,04 %/năm, giai đoạn 2016- 2019 đạt 16,19 %/năm; quy mô GTSX ngành năm 2020 đạt 1.745,97 tỷ đồng.

b) Về phát triển nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

Tăng trưởng GTSX ngành bình quân giai đoạn 2011-2020 đạt 2,84%/năm, trong đó, giai đoạn 2011-2015 đạt 0,33%/năm, giai đoạn 2016- 2020 tăng 5,73%/năm; quy mô GTSX ngành năm 2020 (giá SS 2020) đạt 800,79 tỷ đồng; GTSX (giá HH) đạt 1.340,15 tỷ đồng.

Các Chương trình, Đề án được xây dựng, triển khai thực hiện từng bước. Đến nay, đã hình thành được vùng sản xuất hàng hóa tập trung với nhiều lợi thế, tiềm năng; cơ cấu cây trồng có sự chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường. Các biện pháp thâm canh tăng năng suất, áp dụng khoa học kỹ thuật từ khâu sản xuất đến chế biện thực hiện đồng bộ để nâng cao giái trị sản xuất; khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chủ động các biện pháp phịng chống dịch bệnh, ...Chương trình nơng nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nơng thơn mới, các đề án, dự án, chính sách hỗ trợ đã khuyến khích thúc đẩy phát triển sản xuất. Do đó, đã đưa được giống có chất lượng, giá trị, ổn định được đưa vào sản xuất thay thế các giống cũ có hiệu quả kinh tế thấp.

3.1.3.3. Về phát triển một số ngành dịch vụ

a) Hạ tầng chợ, siêu thị và trung tâm thương mại

Hệ thống chợ trên địa bàn chưa được đầu tư hoàn chỉnh, ngoài chợ thị trấn Lộc Bình đã được chuyển giao, chợ khu vực cửa khẩu Chi Ma đang được nhà đầu tư triển khai thực hiện, còn lại các chợ khác cơ bản chưa đáp ứng

được nhu cầu của người dân. Chợ thị trấn Lộc Bình đã quá tải, Chợ thị trấn Na Dương chưa được đầu tư xây dựng dẫn đến tình trạng các ngày chợ phiên người dân họp chợ dưới lòng đường QL4B, gây mất an tồn giao thơng, Chợ cụm xã Tam Gia không hoạt động (hiện đã chuyển cho Trường Mầm non xã quản lý, sử dụng), Chợ Nam Quan, Khuất Xá, Xn Tình chưa có nhà đầu tư thực hiện, Chợ Hữu Lân hình thành tự phát, quy mơ rất nhỏ,…

b) Hệ thống cửa hàng xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)

Trên địa bàn huyện hiện nay có 07 cửa hàng kinh doanh xăng dầu và khí hóa lỏng đang hoạt động, 01 cửa hàng kinh doanh xăng dầu đang triển khai đầu tư, việc phân bố chưa đồng đều, các cửa hàng kinh doanh xăng dầu hiện tại ở thị trấn Lộc Bình, Na Dương, Tú Đoạn, Chi Ma, Đồng Bục, Thống Nhất.

c) Dịch vụ ngân hàng

Cơng tác tín dụng ngân hàng thực hiện tốt các giải pháp chính sách tiền tệ, huy động nguồn vốn tín dụng trên địa bàn đúng trần lãi suất quy định, đảm bảo nguồn vốn cho vay để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, chú trọng đối với cho vay đế phát triển nông nghiệp, các hộ kinh tế, các doanh nghiệp; đảm bảo tăng trưởng tín dụng phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Trong nhiệm kỳ đã có thêm 02 Ngân hàng mở chi nhánh tại huyện Lộc Bình, hiện nay đã có 05 ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn; dư nợ tín dụng hằng năm đều tăng, đáp ứng nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh của nhân dân;

d) Hoạt động thương mại xuất khẩu

Dịch vụ - Thương mại: Có bước phát triển đáng kể, Khu vực Cửa khẩu Chi Ma được nâng cấp thành cửa khẩu song phương, đáp ứng tốt nhu cầu xuất nhập khẩu qua địa bàn. Hệ thống dịch vụ - thương mại từ thị trấn đến các xã được mở rộng, các tập đoàn bán lẻ đã có mặt tại huyện như Media mart, thế giới di động, FPT, Hon Da, Điện máy xanh,…. đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân và doanh nghiệp. Hoạt động thương mại, dịch vụ đã cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất, đời sống của đồng bào các dân tộc trong

huyện. Các xã đã thực hiện tốt việc cung ứng hàng hóa nhất là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân. Xu hướng phát triển các cửa hàng tiện lợi ngày càng được mở rộng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)