Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sản xuất nông nghiệp nông nghiệp sau dồn điền, đổi thửa tại huyện sóc sơn, TP hà nội (Trang 36 - 41)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Điều tra thu thập số liệu

*Điều tra thu thập số liệu thứ cấp và kế thừa có chọn lọc

Thu thập các số liệu, tài liệu cơ bản về: điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên, môi trường; về kinh tế xã hội. Các số liệu thống kê cụ thể về: dân số, bình qn diện tích tự nhiên, diện tích canh tác, tình hình sản xuất nông nghiệp, năng suất, sản lượng của các loại cây trồng, vật ni, bình qn thu nhập của nơng dân; Các hoạt động sản xuất và thực tiễn đầu tư; Điều kiện kinh tế: khả năng vốn, các yếu tố đầu tư, thu nhập; Điều kiện xã hội; quyền sở hữu

5

đất đai, cơ sở pháp lý; Tình hình phát triển kinh tế của các ngành trong huyện; Mục tiêu phát triển và chính sách; các tài liệu và số liệu khác. Các tài liệu, số liệu nói trên được thu thập tại các phòng ban trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội.

* Điều tra thu thập số liệu sơ cấp

-Xây dựng phiếu điều tra. Điều tra phỏng vấn trực tiếp các nông hộ theo mẫu phiếu in sẵn.

-Số hộ điều tra 35 hộ/xã. Chọn các hộ điều tra đại diện cho các xã theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Các xã được chọn để điều tra là xã Tân Hưng, Bắc Phú và Xuân Giang.

Chọn nông hộ điều tra đảm bảo các nguyên tắc sau:

+ Đảm bảo tính đại diện cao nhất: Nơng hộ được chọn để điều tra, phải là những hộ đại diện chung cho từng LUT, trên từng đơn vị đất về trình độ canh tác, khả năng đầu tư, ...

+ Điều tra theo đơn vị đất: Năng suất sản phẩm, chế độ canh tác, sự phân bố cây trồng và nuôi trồng thủy sản phụ thuộc chặt chẽ vào đặc tính, tính chất của từng đơn vị đất. Mỗi đơn vị đất có mức độ phù hợp với cây trồng, nhóm cây trồng, các loại thủy sản khác nhau.

+ Điều tra theo quy mơ diện tích các LUT: Căn cứ vào diện tích của từng LUT trên từng đơn vị đất để xác định đơn vị diện tích cho phù hợp.

+ Điều tra theo số lượng các kiểu sản xuất nông nghiệp của từng LUT: LUT có nhiều kiểu sản xuất nơng nghiệp thì số hộ điều tra lớn và ngược lại. - Nội dung điều tra: Bộ câu hỏi điều tra bao gồm các thông tin về tình hình cơ bản của hộ; thơng tin về quy mơ, cơ cấu đất đai; tình hình sử dụng các loại đất; hoạt động sản xuất trên đất nông nghiệp trước và sau khi dồn điền đổi thửa, những khó khăn, kiến nghị...Những thơng tin này được thể hiện bằng những câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, dễ trả lời phù hợp với trình độ chung của nơng dân.

6

2.4.2. Phương pháp thống kê, phân tích, xử lý số liệu và tổng hợp số liệu

-Phương pháp thống kê: Căn cứ vào những tài liệu, số liệu thu thập được tiến hành tổng hợp, sắp xếp các số liệu theo thời gian các năm điều tra.

-Phương pháp phân tích: Phân tích số liệu, tài liệu thu thâp được đánh giá hiệu quả sản xuất nông nghiệp nông nghiệp sau dồn điền, đổi thửa theo các chỉ tiêu (kinh tế, xã hội và môi trường).

-Tổng hợp, phân tích xử lý số liệu đã thu thập được bằng phần mềm Excel để đưa ra các chỉ số hiệu quả sản xuất nông nghiệp nông nghiệp.

2.4.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất nông nghiệp

Để đánh giá hiệu quả sản xuất nông nghiệp, ta thường đánh giá thông qua ba chỉ tiêu: kinh tế; xã hội và môi trường.

2.4.3.a. Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế được thể hiện qua các chỉ tiêu: Tổng giá trị sản xuất; chi phí trung gian; giá trị gia tăng; giá trị sản xuất/1 công lao động (Giá trị ngày công) và hiệu quả đồng vốn tại 2 thời điểm trước và sau khi dồn điền, đổi thửa. + Giá trị sản xuất (GTSX/1ha/năm) là toàn bộ sản phẩm mà loại hình sản xuất nơng nghiệp thu được trong một năm trên 1 ha đất được tính bằng sản lượng * giá bán sản phẩm.

+ Chi phí trung gian (CPTG/1ha/năm) là tồn bộ chi phí vật chất và cơng lao động th ngồi trong q trình sản xuất (khơng tính cơng lao động gia đình) của 1 loại hình sản xuất nơng nghiệp trong một năm trên một ha đất.

+ Giá trị gia tăng hay giá trị tăng thêm (GTGT) là hiệu số giữa GTSX và CPTG, là sản phẩm xã hội được tạo thêm trong thời kỳ sản xuất đó.

+ Giá trị ngày công lao động = GTGT/ công lao động. + Hiệu quả đồng vốn (HQĐV) = GTGT/CPTG.

7

Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mục đích của các hoạt động kinh tế của con người được thể hiện bởi hiệu quả xã hội. Trong sản xuất nông nghiệp nông nghiệp, hiệu quả xã hội được xác định bằng ngày cơng/ha/vụ.

Hiệu quả xã hội của các loại hình, kiểu sản xuất nông nghiệp được đánh giá tại 2 thời điểm trước và sau khi dồn điền, đổi thửa theo các tiêu chí sau:

-Mức độ thu hút lao động, hiệu quả giải quyết việc làm.

-Giá trị ngày cơng lao động của các loại hình sản xuất nơng nghiệp. -Khả năng cung cấp lương thực, thực phẩm tại địa phương và các vùng lân cận.

2.4.3.c. Hiệu quả mơi trường

Hiệu quả mơi trường thể hiện tính bền vững của một hoạt động sản xuất, là vấn đề mang tính cấp thiết nhất hiện nay.

Đánh giá hiệu quả môi trường tại 2 thời điểm trước và sau khi dồn điền, đổi thửa theo một số chỉ tiêu như:

-Mức độ sử dụng phân bón (việc bón phân vơ cơ và hữu cơ). -Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

2.4.4. Phương pháp khác

2.4.4.a. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Huyện Sóc Sơn có 25 xã và 01 thị trấn. Theo báo cáo kết quả công tác dồn điền, đổi thửa, trên địa bàn huyện Sóc Sơn hiện đã hồn thành dồn điền, đổi thửa; Trong điều kiện nguồn lực, thời gian nghiên cứu hạn chế nên việc nghiên cứu tập trung ở 3 xã là xã Tân Hưng, Bắc Phú và Xuân Giang. Các xã có đặc điểm địa hình, điều kiện canh tác khác nhau và đã thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa, đáp ứng được yêu cầu của đề tài đánh giá hiệu quả sản xuất nông nghiệp nông nghiệp sau dồn điền, đổi thửa sau dồn điền, đổi thửa.

8

Phương pháp này áp dụng để dự báo về các chỉ tiêu có ảnh hưởng đến việc sản xuất nơng nghiệp trong những năm tới như: Dân số, nguồn lao động, nhu cầu lương thực để đảm bảo an ninh lương thực, nhu cầu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu kinh tế- xã hội, khả năng cân đối quỹ đất sản xuất nông nghiệp, khả năng biên đổi của điều kiện tự nhiên….Đây là cơ sở để đưa ra đề xuất hướng sản xuất nông nghiệp nông nghiệp đạt hiệu quả cao và bền vững tại địa phương trong tương lai.

2.4.4.c. Phương pháp so sánh

Phương pháp này được áp dụng phổ biến nhằm so sánh kết quả một số chỉ tiêu như: Biến động sản xuất nông nghiệp; Hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường của các kiểu sản xuất nông nghiệp cũng như trước và sau khi dồn điền, đổi thửa.

9

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sản xuất nông nghiệp nông nghiệp sau dồn điền, đổi thửa tại huyện sóc sơn, TP hà nội (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)