Công tác dồn điền đổi thửa ở3 xã điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sản xuất nông nghiệp nông nghiệp sau dồn điền, đổi thửa tại huyện sóc sơn, TP hà nội (Trang 79 - 83)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Thực trạng công tác dồn điền đổi thửa huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nộ

3.3.3. Công tác dồn điền đổi thửa ở3 xã điều tra

3.2.3.1. Tình hình cơ bản ở 3 xã điều tra

*Khái quát chung về 3 xã điều tra

Điều tra 3 xã có vùng sinh thái của huyện: vùng trũng và vùng đồng bằng với số phiếu là 105 tương ứng 105 hộ.

-Xã Xuân Giang: là một xã có tổng diện tích đất tự nhiên 954.6 ha, trong đó đất sản xuất nơng nghiệp có 558.5 ha, chiếm 58.5% diện tích đất tự nhiên. Địa bàn xã đồng bằng và vũng trũng thấp. Nằm ven sông Cà Lồ là ranh giới của thành phố Hà Nội với tỉnh Bắc Ninh. Là 1 trong 2 nơi duy nhất có đất canh tác bên kia sơng Cà Lồ của Sóc Sơn. Đó là 1 điều kỳ lạ. Bởi đa số phía bên kia sông đều là của Bắc Ninh. Riêng ở đây là sơng thuộc hồn tồn của Sóc Sơn. Những nơi kia là ranh giới với Bắc Ninh. Rõ ràng phải có yếu tố lịch sử lâu đời và truyền thống văn hóa thì nơi đây mới có điều đó. Sản lượng lúa ở đây luôn cao hơn nơi khác.

-Xã Tân Hưng nằm ở phía đơng bắc của huyện Sóc Sơn, dọc theo tuyến đê sơng Cầu, địa hình trũng, có 900 ha diện tích tự nhiên, trong đó có 564.5 ha đất nơng nghiệp. Số hộ gia đình theo 64 tồn xã có 1,756 với 8,025 nhân khẩu, đang quản lý và sử dụng gần 32,000 thửa ruộng, bình qn mỗi hộ có 18 thửa, thửa lớn nhất là 1388m2, thửa nhỏ nhất là 54 m2. Hằng năm, giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 50% tổng giá trị thu nhập toàn xã, nhưng hầu hết diện tích chỉ cấy 2 vụ lúa và 1 vụ ngơ/năm, có nhiều cánh đồng chỉ cấy được một vụ cịn một vụ bỏ không do ruộng đồng úng trũng hoặc khô hạn. Giá trị thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chỉ đạt 45-55 triệu đồng/ha/năm. Do ruộng đất manh mún, rất khó khăn cho sản xuất, quy hoạch vùng sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nên năm 2010 xã Tân Hưng được chọn làm điểm trong công tác DĐĐT

48

của huyện Sóc Sơn. Sau hơn hai năm tổ chức thực hiện, đến 31/7/2012, xã đã hồn thành cơng tác DĐĐT cho 5 thôn (Ngô Đạo, Cốc Lương, Cẩm Hà, Đạo Thượng và Hiệu Chân) trên địa bàn với tổng diện tích 629.9 ha. Thơng qua cơng tác DĐĐT tồn xã đã quy hoạch bổ sung hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng với 47.3 ha. Các quy hoạch bổ sung khác phục vụ cộng đồng 14.5 ha.

Tổng diện tích đất dư ra sau DĐĐT là 65.38 ha.

- Xã Bắc Phú: là một xã trung du đồi gò, đồng bằng và có cả vùng trũng thấp với tổng diện tích tự nhiên 1,136 ha, diện tích đất nơng nghiệp 651.3 ha chiếm 57.3%, tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất phi nơng nghiệp là 259.0 ha chiếm 22.8% tổng diện tích đất tự nhiên. Dân số khi thực hiện 64 là 7,912 người với 1884 hộ gia đình.

* Tình hình cơ bản 3 xã điều tra

Xã Tân Hưng, xã Bắc Phú và xã Xuân Giang là ba xã thuộc huyện Sóc Sơn đại diện cho các xã ven song có địa hình khơng đồng đều có đồi gị và vùng trũng thấp ngập úng và mùa lũ.

Bảng 3.8 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra năm 2019

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Tổng số

Xã điều tra Bắc

Phú Hưng Tân Giang Xuân

1 Số hộ điều tra Hộ 105 35 35 35

2 Nhân khẩu Khẩu 609 215 175 219

2.1 Khẩu NN Khẩu 441 156 134 151

2.2 Khẩu PNN Khẩu 168 59 41 68

3 Lao động (LĐ) Người 410 148 123 139 3.1 LĐ nông nghiệp Người 132 54 25 53 3.2 LĐ bán nông nghiệp Người 88 34 21 33 3.3 LĐ ngoài NN Người 190 60 77 75 4 Tổng DT đất NN Ha 24.508 8.218 6.527 9.763 4.1 Được giao Ha 20.068 8.218 6.527 5.323 4.2 Cho thuê Ha 4.440 0.000 0.000 4.440 5.1 BQ số thửa/hộ Thửa/hộ 3,3 2,8 3,0 2,2 5.2 BQ khẩu NN/hộ Khẩu/hộ 4,2 6,1 5,0 6,3

49

5.3 BQ DT đất NN/hộ M2//hộ 1.911,2 2.348 1.864,8 1.520,8 5.4 BQ DT đất NN/khẩu M2//khẩu 455,1 526,8 487,1 352,5

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Bảng 3.6 cho thấy trong 105 hộ điều tra ở 3 xã Bắc Phú 35 hộ, Tân Hưng 35 hộ và Xuân Giang 35 hộ, có tổng số nhân khẩu là 609 khẩu trong đó khẩu nơng nghiệp là 441 khẩu chiếm 72.4%, khẩu phi nông nghiệp 168 khẩu chiếm 27.6% tổng số khẩu. Số khẩu nông nghiệp ở 3 xã điều tra tương đối đồng đều nhưng do các loại đất phân bố giữa các xã khác nhau nên diện tích đất nơng nghiệp giữa các xã khơng giống nhau. Bình qn khẩu nơng nghiệp/hộ của 3 xã điều tra là 4.2 khẩu/hộ. Số khẩu nông nghiệp giữa các xã khơng có chênh lệch nhiều nên bình qn diện tích đất nơng nghiệp/ khẩu của các xã khác nhau phụ thuộc vào quỹ đất nông nghiệp của mỗi xã. Bình quân chung của 3 xã là 455.1 m2/khẩu.

3.3.3.2. Kết quả công tác DĐĐT ở 3 xã điều tra

Bảng 3.9 Kết quả dồn điền đổi thửa ở 3 xã diều tra STT Chỉ tiêu ĐVT Trước DĐĐT Sau DĐĐT Tăng (+) Giảm (-) 1 Tổng DT đất NN Ha 22.886 24.508 1,622 2 DT đất giao Ha 20.446 20.068 -0,378 3 Số hộ được giao Hộ 105 105 0 4 Tổng số thửa Thửa 1946 280 -1666 5 BQ số thửa/hộ Thửa/hộ 18,5 2,7 -15,8 6 BQ diện tích/thửa M 2/thửa 105,1 716,7 611,6

(Nguồn:Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Điều tra 105 hộ thì số hộ nhận được ruộng sau DĐĐT là 100%, điều này chứng tỏ phương án DĐĐT đã đảm bảo quyền lợi của nông hộ. Kết quả DĐĐT

50

ở 3 xã điều tra (Bảng 3.7) cho thấy tổng số thửa của 105 hộ đã giảm xuống đáng kể, từ 1,946 thửa giảm 1,666 thửa cịn 280 thửa/hộ, bình qn số thửa sau DĐĐT là 2.7 thửa/hộ, bình qn diện tích là 716.7 m2//thửa. Các thửa ruộng đều tiếp giáp đường giao thông và thủy lợi, khiến nhân dân phấn khởi, yên tâm đầu tư cho sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học, đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm cơng lao động.

Diện tích đất đã chia ngồi thực địa và giao cho nơng hộ sau DĐĐT đã giảm 0.378 ha tương đương 3,780 m2 do trong q trình DĐĐT có xác định hệ số quy đổi “K” nhằm điều chỉnh diện tích giao đảm bảo công bằng trong sử dụng đất giữa các hộ gia đình, cá nhân, người nhận ruộng xa hoặc ruộng xấu thì được nhiều diện tích hơn, người nhận ruộng gần, đất tốt hơn thì diện tích phải ít hơn. Thơng qua hệ số quy đổi “K” sẽ khắc phục được tâm lý trước đây muốn có ruộng cao, thấp, xa, gần, tốt, xấu.

3.3.3.3. Nhận xét chung về công tác DĐĐT ở 3 xã điều tra

Công tác DĐĐT đất nơng nghiệp ở các xã nhìn chung diễn ra đúng quy trình hướng dẫn, theo đúng các quy định của pháp luật, đảm bảo tính cơng bằng, hợp lý phù hợp với tâm tư nguyện vọng của người dân. Mặt khác, phương pháp chia ruộng và chính sách giao đất ổn định, lâu dài cho hộ gia đình cá nhân sử dụng vào mục đích sản xuất nơng nghiệp đã có tác dụng tích cực đến tư tưởng và thái độ của người dân, từ đó họ đã hăng hái nhận đất để sản xuất nên đất sản xuất nông nghiệp ngày một được sử dụng có hiệu quả hơn.

Sau DĐĐT ruộng đất ở 3 xã Bắc Phú, Tân Hưng và Xuân Giang từ chỗ nhỏ lẻ, phân tán đã được tập trung lại và hoàn thành giao ruộng đến từng hộ gia đình, bình quân mỗi hộ chỉ còn 2 đến 3 thửa ruộng. Tất cả các thửa ruộng đều tiếp giáp với đường giao thông nội đồng với mặt cắt nhỏ nhất là 4m và có hệ thống kênh mương dẫn đến từng thửa ruộng. Điều này khơng những giúp nơng

51

hộ giảm chi phí, thời gian sản xuất, cơng sức lao động mà cịn tăng năng xuất cây trồng, tăng giá trị thu nhập/ ha và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Trong quá trình triển khai Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các xã đã tiến hành song song với việc quy hoạch hệ thống giao thông, thủy lợi, mương máng nội đồng nhằm đẩy nhanh tiến độ kiên cố hóa, hình thành các vùng sản xuất quy mô, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, đẩy mạnh cơ giới hóa.

Kết quả DĐĐT đã phản ánh tốt nhiệm vụ chức năng của cơ quan quản lý đất đai tại địa phương. Thực hiện tốt vai trò trách nhiệm quản lý, bảo vệ đất, bảo vệ sinh thái môi trường, tăng lòng tin cho người sử dụng đất, để người dân an tâm đầu tư sản xuất.

Quá trình thực hiện DĐĐT đã rà soát và đo đạc lại quỹ đất, đảm bảo độ chính xác để nắm chắc, quản lý chặt nguồn tài nguyên đất theo ranh giới hành chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sản xuất nông nghiệp nông nghiệp sau dồn điền, đổi thửa tại huyện sóc sơn, TP hà nội (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)