Công tác dồn điền đổi thửa ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội giai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sản xuất nông nghiệp nông nghiệp sau dồn điền, đổi thửa tại huyện sóc sơn, TP hà nội (Trang 62 - 79)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Thực trạng công tác dồn điền đổi thửa huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nộ

3.3.2. Công tác dồn điền đổi thửa ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội giai

đoạn 2010 - 2019

3.2.2.1. Tình hình thực hiện DĐĐT huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội

Căn cứ, mục đích, yêu cầu, phạm vi, đối tượng, nguyên tắc thực hiện

DĐĐT trong nông nghiệp.

+ Căn cứ thực hiện DĐĐT :

+ Nghị quyết số 19/NQ-HU ngày 03 tháng 11 năm 2009 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Sóc Sơn khóa IX về dồn điền đổi thửa trong nông nghiệp. + Đề án số 178/ĐA-UBND ngày 11 tháng 12 năm 2009 của UBND huyện Sóc Sơn về thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-HU ngày 03 tháng 11 năm 2009 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Sóc Sơn khóa IX về dồn điền đổi thửa trong nơng nghiệp.

+ Quyết định số 3734/QĐ-HU ngày 25 tháng 11 năm 2009 của Ban thường vụ Huyện ủy Sóc Sơn về việc thành lập ban chỉ đạo công tác dồn điền đổi thửa trong nơng nghiệp.

- Mục đích của công tác DĐĐT:

+ Nhằm chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn để giảm bớt gánh nặng cho người nông dân đang phải tổ chức sản xuất trên nhiều thửa ruộng khác nhau, giảm chi phí lao động, vật tư, tạo cơ sở cho việc hình thành lối tư duy làm ăn mới, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; hình thành lên một sự chuyển biến mới trong sản xuất nông nghiệp đảm bảo phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế đất nước, góp phần đẩy nhanh tiến trình CNH-HĐH nơng nghiệp nơng thơn trong giai đoạn cách mạng mới.

Đây là dịp để quy hoạch lại đồng ruộng, đẩy nhanh tiến trình kiên cố hóa kênh mương và hệ thống giao thơng nội đồng, hình thành nên các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa quy mơ tập trung mang thương hiệu sản phẩm nơng nghiệp hàng hóa theo vùng, miền.

31

Tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc định hướng, chỉ đạo nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất, đẩy mạnh cơ giới hóa nơng nghiệp góp phần nâng cao hệ số, hiệu quả sử dụng đất, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, nhằm nâng cao mức sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo.

+ Khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân có tiềm lực kinh tế, có trình độ chun mơn về khoa học, kỹ thuật nơng nghiệp tự nguyện nhận ruộng tại các vùng cao, xa để tập trung đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phát triển kinh tế trang trại, cải tạo các vùng trũng để phát triển mơ hình VAC (vườn, ao, chuồng) hoặc chuyên nuôi thủy sản.

- Yêu cầu của công tác DĐĐT:

+ Yêu cầu của việc DĐĐT là công cuộc vận động nhằm làm thay đổi nhận thức của các hộ sản xuất nông nghiệp về quan điểm sản xuất nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp nằm sâu trong tiềm thức của nhà nơng. Chính vì vậy cần phải xác định đây là việc không thể xong trong một sớm, một chiều và phải được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của toàn thể nhân dân.

+ Việc dồn điền đổi thửa trong nông nghiệp phải được thực hiện trên cơ sở đảm bảo ổn định tình hình an ninh chính trị, ổn định sản xuất khơng gây xáo trộn làm ảnh hưởng đến việc sản xuất của nhân dân; chuyển đổi ruộng đất phải triển khai thực hiện đúng theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành và không làm ảnh hưởng đến quyền của người sử dụng đất.

+ Sau DĐĐT phải đảm bảo mọi thửa ruộng đều được tiếp giáp với đường giao thông nội đồng và sự công bằng xã hội, thuận lợi cho q trình cơ giới hóa và đầu tư thâm canh tăng năng xuất, sản lượng.

32

+ DĐĐT được thực hiện trên phạm vi tồn huyện Sóc Sơn theo từng cấp hành chính, trong đó cấp xã, thị trấn là đơn vị cơ bản tiến hành DĐĐT trong nông nghiệp.

+ Đối tượng thực hiện DĐĐT là tồn bộ diện tích đất nơng nghiệp do các hộ gia đình, cá nhân đang quản lý và sử dụng hợp pháp theo đúng quy định của Luật đất đai năm 2003.

- Nguyên tắc DĐĐT:

Để khắc phục những hạn chế của tình trạng ruộng đất manh mún, nâng cao hệ số, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đảm bảo đúng quy định của pháp luật đất đai hiện hành, không làm ảnh hưởng đến quyền của người sử dụng đất, giữ vững sự ổn định tình hình an ninh chính trị tại địa phương địi hỏi cơng tác chỉ đạo chuyển đổi ruộng đất cần thực hiện tốt 7 nguyên tắc cơ bản sau đây:

+ Chuyển đổi ruộng đất phải gắn với quy hoạch lại đồng ruộng, từng bước cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới hệ thống tưới tiêu, giao thơng nội đồng đảm bảo tính khoa học, thiết thực và hiệu quả. Trên cơ sở đó, hình thành những vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, tăng nhanh diện tích cây trồng cơng nghiệp, cây ăn quả, rau, hoa và các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao, đẩy mạnh việc hình thành các mơ hình chuyển đổi cơ cầu cây trồng, vật ni, mơ hình kinh tế trang trại VAC hoặc chuyên nuôi trồng thủy sản hướng các sản phẩm nông nghiệp thành hàng hóa để xuất khẩu. Đồng thời, tạo thuận lợi cho người sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ứng dụng khoa học, công nghệ một cách đồng bộ từ khâu sản xuất đến sử dụng công nghệ sau thu hoạch đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm nông sản, giảm thiểu chi phí trong thâm canh, góp phần nâng cao giá trị thu nhập cho người lao động trên một đơn vị diện tích canh tác.

+ Việc quy hoạch lại đồng ruộng phải xác định rõ quỹ đất cơng ích của địa phương để sử dụng vào mục đích giãn dân nông thôn, đất giao thông, thủy

33

lợi, đất xây dựng các cơng trình phục vụ sản xuất theo đúng vị trí đã được phê duyệt quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 1995 - 2015 và 1999 - 2020 tại các xã, thị trấn.

+ Để đáp ứng được mục đích, yêu cầu của việc vận động nhân dân chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn thì việc quy hoạch để xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp hệ thống tưới tiêu, đường giao thông nội đồng phải thực sự đem lại hiệu quả thiết thực.

+ Từng thửa ruộng sau chuyển đổi phải được tiếp giáp với đường giao thông nội đồng. Đây là yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo công bằng xã hội, thuận tiện cho quá trình cơ giới hóa và đầu tư thâm canh của tất cả các hộ gia đình, cá nhân, đáp ứng nhu cầu vận chuyển bằng phương tiện cơ gới, tạo sức thu hút đối với các nhà doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu liên doanh, liên kết với người sử dụng đất để sản xuất sản phẩm nông nghiệp cũng như việc vận chuyển các sản phẩm nông sản sau thu hoạch.

+ Việc chuyển đổi ruộng đất không đồng nghĩa với việc xem xét tiêu chuẩn để chia lại ruộng đất vì thế phải tn thủ ngun tắc “sinh khơng tăng, tử không giảm” đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành. Đồng thời phải bảo đảm giao đúng, đủ số diện tích đất nơng nghiệp do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng theo quy định tại phương án chuyển đổi đã được phê duyệt. (Tuy nhiên sau chuyển đổi có thể có hộ gia đình được giao diện tích lớn hơn hoặc nhỏ hơn diện tích đất đã giao theo Nghị định 64/NĐ-CP của Chính phủ với lý do đã chuyển nhượng một phần diện tích đất nơng nghiệp hoặc đã được đền bù, hỗ trợ khi giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư; nhận chuyển nhượng đất nơng nghiệp của các hộ khác, ...); những diện tích đất nơng nghiệp đã được quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất, có quyết định thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư nhưng chưa kiểm kê, lập phương án giải

34

phóng mặt bằng thì được giữ nguyên cho các hộ, không đưa vào đối tượng chuyển đổi ruộng đất.

+ Các chính sách đề ra của xã, thị trấn để áp dụng cho việc DĐĐT phải mang tính chung nhất, phù hợp với ý nguyện của đại đa số nhân dân, thể hiện tính khoa học, tính pháp lý,tính dân chủ và tính nhân đạo, nhằm giải quyết được cơ bản các mối quan hệ trong quá trình thực hiện chuyển đổi ruộng đất.

Trong quá trình thực hiện phải thể hiện rõ sự quan tâm đối với các đối tượng chính sách, người độc thân, đối tượng già cả neo đơn, nên quy hoạch vào một vùng tương đối thuận tiện cho việc sản xuất nơng nghiệp; những đối tượng này có thể lâu nay đã giao đất cho con cháu hoặc hộ khác thuê lại để sử dụng nay vẫn phải giao đúng, giao đủ và ghép cùng thửa cho người đang sử dụng đất. Các chính sách khác đưa ra để điều chỉnh sự chênh lệch về yếu tố thuận lợi, khó khăn, xa, gần, chân ruộng tốt, xấu, cao hạn, trũng úng, ... Phải đảm bảo một cách công bằng tương đối giữa các hộ, phù hợp với điều kiện ruộng đồng và tình hình cụ thể tại địa phương.

Hệ số điều chỉnh sự chênh lệch về yếu tố thuận lợi, khó khăn trong q trình canh tác có thể lớn hơn, hoặc bằng 1 song phải tùy thuộc tình hình, điều kiện thực tế của đơn vị chuyển đổi.

Một số địa phương trước đấy không để quỹ đất cơng ích 5% nên khi thực hiện quy hoạch xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống tưới tiêu và giao thông nội đồng quỹ đất này được lấy từ quỹ đất nơng nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân trong đơn vị chuyển đổi; quỹ đất này được trích theo phần trăm diện tích đất nơng nghiệp của từng hộ gia đình, cá nhân.

Việc xây dựng các chính sách cho cơng tác chuyển đổi ruộng đất phải được Ban chỉ đạo của xã, thị trấn dự kiến xây dựng trên điều kiện thực tế tại địa phương để thơng qua tồn thể nhân dân và được nhân dân đồng tình ủng hộ mới trình Đảng ủy, HĐND và UBND quyết định bằng văn bản.

35

+ Thống nhất lấy địa bàn thôn làm đơn vị chuyển đổi, lấy đơn vị xã làm đơn vị cân đối diện tích đất nơng nghiệp tồn xã, giải quyết việc ghép nhóm của những người khác thôn nhưng muốn hợp tác với nhau, đồng thời điều chỉnh được diện tích đất tốt, xấu giữa các thôn trong xã; mục tiêu phấn đấu sau DĐĐT mỗi hộ gia đình chỉ có từ 1 đến 2 thửa.

Theo tính tốn dự kiến nếu để nhiều thửa thì cần rất nhiều diện tích đất để bố trí đường giao thơng nội đồng; việc này gây rất nhiều khó khăn cho địa phương vì nguồn quỹ đất cơng ích có hạn hoặc khơng có nguồn đất cơng ích 5%.

* Nội dung cơng tác đồn điền đổi thửa trong nơng nghiệp

+ Tiến hành rà sốt lại toàn bộ số hộ, số khẩu thuộc diện được giao đất theo Nghị định 64/NĐ-CP của Chính phủ.

+ Điều tra, phân tích tổng hợp tồn bộ diện tích đất sản xuất nơng nghiệp đến từng hộ gia đình, cá nhân đang quản lý, sử dụng.

+ Khảo sát, quy hoạch chi tiết hệ thống kênh mương tưới tiêu, đường giao thơng nội đồng trên tồn bộ các xứ đồng của đơn vị chuyển đổi, sơ bộ đánh giá tổng diện tích đất cần thiết cho việc xây dựng mới hệ thống tưới tiêu, giao thông nội đồng, xây dựng các cơng trình phúc lợi cơng cộng của địa phương. Dự kiến hệ số điều chỉnh diện tích đất cho sự chênh lệch về yếu tố thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất để thơng qua tồn thể nhân dân.

+ Trên cơ sở công khai quy hoạch, kết quả điều tra quỹ đất nơng nghiệp ngồi thực địa, nhu cầu sử dụng đất để xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới, khẩu và tiêu chuẩn giao ruộng đất ổn định, các xã, thị trấn xác định diện tích đất vận động nhân dân hiến đất theo khẩu được giao ruộng ổn định hoặc theo tỷ lệ diện tích đất nơng nghiệp ngồi thực địa, xây dựng phương án dồn điền đổi thửa của xã, thị trấn nhằm định hướng cho các thơn xóm xây dựng phương án. Tổ công tác giúp

36

việc Ban chỉ đạo xã tổng hợp các xã đề nghị thơn xóm hồn thiện phương án dồn điền đổi thửa của xã thông qua Ban chỉ đạo, tổ chức họp HĐND thảo luận và ban hành nghị quyết thơng qua phương án, hồn thiện phương án trình UBND huyện phê duyệt và tổ chức chia và giao ruộng ngoài thực địa.

3.3.2.2. Kết quả công tác dồn điền đổi thửa trong nơng nghiệp huyện Sóc Sơn giai đoạn 2010 - 2019.

Huyện Sóc Sơn, trong thời gian trước khi thực hiện DĐĐT, tuy áp dụng cơ giới hóa nhưng ngành nơng nghiệp vẫn có tốc độ tăng trưởng chậm, năng suất khơng cao, ruộng đất manh mún, bình qn 19 thửa/hộ, chi phí sản xuất lớn, hiệu quả khơng cao, quy hoạch những vùng sản xuất hàng hóa lớn gặp nhiều khó khăn.

Bảng 3.6. Tổng hợp chung kết quả triển khai thành công DĐĐT trong nông nghiệp giai đoạn 2010 – 2019

STT Tên xã tích đo Diện bao (ha) Diện tích đất 64 (ha) Diện tích đã duyệt QH (ha) Diện tích thực hiện ĐĐT và làm TTL nội đồng (ha) Tiến độ đã thực hiện (%) 1 Thanh Xuân 224,5 181 224,5 224,5 100 2 Hiền Ninh 745,8 548,1 745,8 745,8 100 3 Tiên Dược 470,8 310,7 470,8 470,8 100 4 Xuân Giang 358,1 246,2 358,1 358,1 100 5 Phú Cường 35,7 29,2 35,7 35,7 100 6 Tân Dân 225,9 172,5 225,9 225,9 100

37 7 Minh Phú 566,5 420,4 566,5 566,5 100 8 Tân Minh 361,1 293,6 361,1 255,8 85 9 Trung Giã 372,2 200,7 372,2 289,8 100 10 Đức Hòa 426,1 308,4 426,1 674,9 95 11 Nam Sơn 355,9 251,1 355,9 355,9 100 12 Việt Long 725 536,2 725 725 100 13 Mai Đình 81,2 60,7 81,2 81,2 100 14 Minh Trí 114,9 66,7 114,9 114,9 100 15 Tân Hưng 588 521 588 588 100 16 Đông Xuân 115,8 84,2 115,8 115,8 100 17 Quang Tiến 205,6 146,6 205,6 205,6 100 18 Hồng Kỳ 156,3 101 156,3 156,3 100 19 Phù Linh 335,5 182 188,2 188,2 100 20 Phù Lỗ 285,1 162,2 285,1 201,3 75 21 Bắc Sơn 203,4 163,7 203,4 203,4 100 22 Bắc Phú 698 584,8 698 698 100 23 Xuân Thu 199 143 199 193 100 24 Kim Lũ 190,8 146,8 190,8 190,8 100

38

Tổng số 7.685,10 5.609,40 7.685,10 7.448,90 97

(Nguồn: Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Sóc Sơn)

Để khắc phục được điều này, chủ trương đưa ra là DĐĐT, chuyển đổi gộp nhiều ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn và bước đầu là chọn 2 xã làm thí điểm.

Sau khi thực hiện thành cơng tại 2 xã điểm Tân Hưng và Minh Trí, chủ trương của huyện đã được quán triệt và triển khai tới tồn Đảng bộ cơ sở. Cơng tác DĐĐT của huyện Sóc Sơn đã tạo ra phong trào cách mạng sơi nổi rộng khắp trên địa bàn huyện, tạo cơ chế làm chủ thực sự của nhân dân từ đó dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, bên cạnh đội ngũ cán bộ từ xã đến huyện được rèn luyện, hiểu sâu hơn về tâm tư nguyện vọng của người dân khi trực tiếp tham gia cùng người dân, họp bàn về quyền và lợi ích của chính họ từ đó đưa ra những quyết sách hợp lý. Qua đó mà cơng tác DĐĐT huyện Sóc Sơn đã đạt được kết quả tích cực.

Bảng 3.4 cho thấy giai đoạn 2010 - 2019 huyện đã tổ chức rà soát, đo bao diện tích đất sản xuất nơng nghiệp ở 79 thơn thuộc 24 xã, với diện tích là 7.319,89 ha, diện tích duyệt quy hoạch là 7.319,89 ha và đã triển khai thực hiện dồn điền đổi thửa, làm giao thơng nội đồng 6.600,78 ha đạt 90,18% diện tích đã duyệt quy hoạch. Trong những năm đầu thực hiện DĐĐT, huyện đã huy động hơn 50.000 lượt người tham gia làm giao thông, thủy lợi nội đồng, từ các bô lão đến thanh niên và các chiến sĩ quân đội đều hăng hái ra công trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sản xuất nông nghiệp nông nghiệp sau dồn điền, đổi thửa tại huyện sóc sơn, TP hà nội (Trang 62 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)