Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sản xuất nông nghiệp nông nghiệp sau dồn điền, đổi thửa tại huyện sóc sơn, TP hà nội (Trang 50 - 54)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Kinh tế

Trong những năm vừa qua mặc dù gặp những khó khăn, ảnh hưởng của lạm phát và suy thối kinh tế, tình hình thiên tai, dịch bệnh nhưng kinh tế huyện Sóc Sơn vẫn tăng trưởng cao, các ngành sản xuất nhìn chung đều phát triển. Kinh tế trên địa bàn huyện tăng trưởng bình quân 23%/năm. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm tỷ trọng nơng nghiệp (tính đến ngày 31/12/2019, tỷ trọng cơng nghiệp đạt 57.9%, dịch vụ 23.6%, nông nghiệp 18.5%). Thu nhập bình quân từ 26 triệu lên 45 triệu đồng năm 2019, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 3.4% xuống còn 2.8%, tỷ lệ người dân dùng nước hợp vệ sinh tăng từ 60% lên 75%. Số rác thu gom và xử lý từ 25411 tấn lên 46286 tấn. Tỷ lệ thơn làng đạt danh hiệu văn hóa cấp huyện tăng từ 35.6% lên 58.7%, số người tham gia hoạt động thể dục thể thao thường xuyên tăng từ 33,4% lên 31,9%. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế tăng từ 70% lên trên 95%.

3.1.2.2. Công nghiệp - xây dựng

Công nghiệp - xây dựng trên địa bàn tăng trưởng bình qn 25,4%/năm, cơng nghiệp - xây dựng do huyện quản lý tăng 15%/năm. Các loại hình doanh nghiệp phát triển nhanh cả về số lượng và quy mơ, hiện có 1150 doanh nghiệp đang hoạt động. Dịch vụ được ưu tiên phát triển đa dạng, nhiều loại dịch vụ với sự tham gia của các thành phần kinh tế. Hệ thống thương mại có bước phát triển, một số dự án du lịch, nghỉ dưỡng đang được triển khai, mạng lưới tín dụng - ngân hàng, bưu chính viễn thơng được mở rộng, các ngành dịch vụ tăng 15.7%/năm.

19

3.1.2.3. Nông nghiệp

Trong nông nghiệp đã chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với nơng nghiệp sinh thái. Đã thành cơng trong việc liên kết giữa Nhà nông và Doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Sóc Sơn là huyện có lợi thế về đất đai, có vùng núi cao và vùng trũng thấp nên đã sớm hình thành các mơ hình trang trại, chăn ni bị, lợn, gà tập trung, trồng cây dược liệu, rau sạch, an tồn bắt đầu hình thành các vùng ni trồng thủy sản tập trung tại các xã vùng trũng. Sau DĐĐT việc tiến bộ KHKT, cơ giới hóa sản xuất cũng được đẩy mạnh. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ bước đầu được nhân rộng, nhiều hoạt động của các HTX dần được củng cố.

3.1.2.4. Xây dựng nông thôn mới

Sau nhiêu năm triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới đến nay bộ mặt nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn có một diện mạo mới, nhận thức, đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng lên, 100% số xã đã có quy hoạch nơng thơn được UBND huyện phê duyệt, việc đầu tư phát triển KT- XH tại các xã đã được thực hiện đúng hướng, đặc biệt trong nơng nghiệp bước đầu đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa mang tính tập trung. Hệ thống giao thông nông thôn, giao thông thủy lợi nội đồng đã dần hình thành theo hướng khang trang, rộng rãi, tránh được tình trạng lấn chiếm.

3.1.2.5. Văn hóa xã hội

Huyện Sóc Sơn là vùng đất địa linh, nhân kiệt có đền thờ Phù Đổng Thiên Vương (một trong 4 tứ bất tử của dân tộc), đặc biệt là Lễ hội đền Gióng năm 2010 đã được UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Có học viện phật giáo, chùa Non nước, tượng đài Thánh Gióng, hơn 400 đình, đền chùa và các di tích thờ tự khác.

20

Năm 2019 dân số huyện Sóc Sơn có 341969 người, trong đó: Dân số đô thị 13871 người, chiếm 4.1%, dân số nông thôn 328098 người chiếm 95.9%. Dân cư của huyện phân bố khơng đều, có sự chênh lệch lớn về mật độ dân cư giữa các xã, thị trấn. Mật độ dân số toàn huyện bình qn 1064 người/km2 Ngồi ra cịn có hàng chục nghìn bộ đội, công nhân, học sinh và sinh viên hiện đang công tác và học tập trên địa bàn huyện. Mật độ dân số phân bố không đều, mật độ dân số cao ở thị trấn và các xã ven quốc lộ 3, quốc lộ 2, đường 131, trong đó cao nhất ở Thị trấn Sóc Sơn (4.628 người/km2), Phù Lỗ (2.098 người/ km2), mật độ dân số thấp ở các vùng đồi núi như Nam Sơn (263 người/km2), Bắc Sơn (351 người/km2).

Lao động huyện Sóc Sơn có 198342 người, trong đó lao động nông nghiệp 83303 người chiếm 42% số lao động trong độ tuổi, lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng 109088 người chiếm 55% số lao động trong độ tuổi, dịch vụ, thương mại 5951 người chiếm 3% số lao động trong độ tuổi. Dân số và lao động huyện Sóc Sơn được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.2 Dân số và lao động trên địa bàn huyện Sóc Sơn

(tính đến tháng 31/12/2019)

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm

2019 Tỷ lệ (%) 1 Tổng dân số Người 341969 100,0

1.1 Đô thị Người 13871 4,1

1.2 Nông thôn Người 328098 95,9

2 Số hộ gia đình Hộ 81252 100,0

2.1 Nông nghiệp Hộ 47126 58,0

2.2 Phi nông nghiệp Hộ 34126 42,0

21

3.1 Nông nghiệp Người 83303 42,0

3.2 CN, TTCN, xây dựng Người 109088 55,0 3.3 Dịch vụ, thương mại Người 5951 3,0

4 Trình độ lao động Người 198342 100,0

4.1 Đã qua đào tạo Người 95204 48,0

4.2 Chưa qua đào tạo Người 103138 52,0

(Nguồn: Phịng Thống kê huyện Sóc Sơn)

Bảng 3.2 Cho thấy nguồn lao động nơng nghiệp đã có giảm mạnh so với nhiều năm trước, phần lớn lao động trong các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Sau khi huyện thực hiện dồn điền đổi thửa xong nhân dân đã n tâm đầu tư máy móc, cơng nghệ chuyển đổi cơ cấu cây trồng nên giảm nhân lực trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn.

3.1.2.5. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Cơ sở hạ tầng chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp phải kể đến hệ thống thuỷ lợi và đê điều, năm 2019 toàn huyện hiện có 27 cơng trình hồ chứa nước, 115 cơng trình tiểu thuỷ nông, 115 trạm bơm và khoảng 77.620 km kênh mương, hệ thống đê, kè các tuyến sông được gia cố, cơ bản đáp ứng yêu cầu phòng chống lũ lụt hàng năm.

Về giao thông nông thôn: Trên địa bàn huyện đã xây dựng được hệ thống giao thông khá thuận lợi không chỉ phục vụ đầy đủ nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp mà cả các lĩnh vực kinh tế khác. Hiện tại huyện có các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua với chất lượng khá tốt, ngồi ra cịn có khoảng 30 tuyến đường liên xã, đường đô thị với tổng chiều dài khoảng 170 km, nền rộng 5 - 6 m.

Hệ thống giao thông của huyện giai đoạn vừa qua được quan tâm đầu từ kịp thời, chất lượng và số lượng các trục đường giao thông khá tốt là điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế nói chung và lưu thơng nơng sản hàng hố nói

22

riêng. Tuy nhiên chưa đáp ứng được u cầu cơng nghiệp hố, đơ thị hố vì vậy trong những năm tới địi hỏi phải có sự quan tâm đầu tư từ Thành phố.

Về hệ thống điện: Nguồn năng lượng quan trọng của huyện và khu vực là điện năng, được cung cấp bởi các trạm cấp nguồn cho huyện: Trạm 220kV Chèm bằng các tuyến đường dây 110kV Chèm - Đông Anh, Đơng Anh - Thái Ngun và Đơng Anh - Gị Gầm.

Hiện trên địa bàn huyện 100% các xã đã có mạng lưới điện ổn định phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và sản xuất nông nghiệp của các hộ dân.

Về ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, công tác chuyển giao đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất được chú trọng tăng cường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sản xuất nông nghiệp nông nghiệp sau dồn điền, đổi thửa tại huyện sóc sơn, TP hà nội (Trang 50 - 54)