Hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp nông nghiệp sau dồn điền, đổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sản xuất nông nghiệp nông nghiệp sau dồn điền, đổi thửa tại huyện sóc sơn, TP hà nội (Trang 89 - 101)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Đánh giá hiệu quả sản xuất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa

3.4.2. Hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp nông nghiệp sau dồn điền, đổ

thửa các xã Tân Hưng, Bắc Phú và Xuân Giang.

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh tế của việc sản xuất nông nghiệp nông nghiệp là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá quá trình khai thác tiềm năng của đất. Sản phẩn nơng nghiệp sản xuất ra có được thị trường chấp nhận hay khơng địi hỏi phải có chất lượng tốt, số lượng đáp ứng được nhu cầu của thị trường theo từng mùa vụ và đảm bảo vệ sinh an toàn khi sử dụng. Đánh giá hiệu quả kinh tế thơng qua kết quả sản xuất và chi phí đầu tư được tính tốn dự trên cơ sở giá cả thị trường tại một thời điểm xác định. Trong đề tài nghiên cứu này, tôi dựa vào giá cả thị trường trên địa bàn

58

huyện Sóc Sơn tại 2 thời điểm năm 2013 (thời điểm trước khi thực hiện dồn điền, đổi thửa) và năm 2019 (thời điểm hiện tại).

59

Bảng 3.12. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sản xuất nơng nghiệp sau dồn điền, đổi thửa tại xã Tân Hưng, Xuân Giang và Bắc Phú LUT Loại hình sử dụng đất Kiểu sản xuất nơng nghiệp Năm 2010 Năm 2019 GTSX (triệu đồng/ ha) CPTG (triệu đồng /ha) GTGT (triệu đồng/ ha) Hiệu quả đồng vốn (lần) GTSX CPTG (triệu đồng/ ha) GTGT (triệu đồng/ ha) Hiệu quả đồng vốn (lần) LUT1 Chuyên lúa

Lúa xuân – Lúa

mùa 75,44 33,52 41,92 1,25 79,25 31,5 47,75 1,52

LUT2 2 lúa + màu

Lúa xuân - Lúa

mùa - khoai lang 168,52 48,42 120,1 2,48 177,14 47,89 129,25 2,7 Lúa xuân - Lúa

mùa - ngô 120,21 44,75 75,46 1,69 127,76 43,26 84,5 1,95 Lúa xuân - Lúa

mùa - đậu tương 111,59 41,86 69,73 1,67 120,53 40,05 80,48 2,01 Lúa xuân - Lúa

mùa - cải bắp 168,65 54,85 113,8 2,07 174,48 54,85 119,63 2,18 Lúa xuân - Lúa

107,84 38,34 69,5 1,81 114,85 37,02 77,83 2,1

60 LUT3 1 lúa +2 màu Lạc - lúa mùa - khoai lang 161,58 52,59 108,99 2,07 170,89 51,07 119,82 2,35 Lạc - lúa mùa - ngô 113,27 42,25 71,02 1,68 121,51 41,13 80,38 1,95

LUT4 Rau màu

lạc xuân - đậu

tương - lạc 100,95 39,62 61,33 1,55 112,48 37,96 74,52 1,96 ngô - đậu tương -

lạc 113,32 37,7 75,62 2,01 125,39 35,4 89,99 2,54 cà chua - bí xanh

- bắp cải 169,5 53,41 116,09 2,17 173,05 52,1 120,95 2,32 lạc - ngô - su hào 171,05 48,67 122,38 2,51 181,23 46,97 134,26 2,86 LUT5 Thủy sản cá 395,52 122,3 273,22 2,23 414,06 113,26 300,8 2,66

(Theo kết quả điều tra nông hộ)

61

-Xét về giá trị gia tăng, loại hình sản xuất nơng nghiệp chun cá cho giá trị cao nhất và tăng mạnh (Năm 2010 là 284 triệu đồng/ha, năm 2019 là 320 triệu đồng/ ha). Loại hình sản xuất nơng nghiệp tập trung ở các vùng thấp trũng, việc trồng lúa, rau màu kém hiệu quả như xã Tân Hưng. Do loại hình này địi hỏi diện tích lớn, chi phí sản xuất cao và kỹ thuật chăn nuôi phức tạp nên trước khi dồn điền, đổi thửa các hộ gia đình cịn e ngại. Sau dồn điền, đổi thửa, diện tích các thửa tăng lên, địa phương tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn người dân về phương thức canh tác cũng như đầu tư vốn nên người dân yên tâm mở rộng sản xuất.

Loại hình sản xuất nơng nghiệp chuyên lúa có giá trị gia tăng thấp nhất (năm 2010 là 50 triệu đồng/ ha, năm 2019 là 55 triệu đồng/ ha) tuy nhiên vẫn được nhiều hộ áp dụng. Do đây là hình thức sản xuất nơng nghiệp truyền thống và các hộ thực hiện hình thức sản xuất nông nghiệp này dành thời gian nông nhàn để làm thêm giúp tăng thêm thu nhập.

Loại hình sản xuất nơng nghiệp 2 lúa - 1 màu có giá trị gia tăng tăng trung bình (tăng thấp nhất là kiểu sản xuất nông nghiệp lúa xuân - lúa mùa - cải bắp tăng 3.2 triệu đồng/ha, tăng nhanh nhất là kiểu sản xuất nông nghiệp lúa xuân - lúa mùa - đậu tương tăng 6.3 triệu đồng /ha). Trước dồn điền, đổi thửa, diện tích các thửa đất nhỏ, hệ thống tưới tiêu không đảm bảo nên người nông dân không tập trung vào sản xuất vụ đông. Sau dồn điền, đổi thửa, diện tích các thửa đất được mở rộng, hệ thống tưới tiêu nội đồng được đầu tư, người nông dân yên tâm đầu tư tăng thêm vụ mùa, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp cũng như tăng thu nhập cho người nông dân.

Loại hình sản xuất nơng nghiệp 1 lúa - 2 màu có 2 kiểu sản xuất nơng nghiệp đều cho hiệu quả kinh tế khá cao (kiểu sản xuất nông nghiệp lạc - lúa mùa - khoai lang tăng 6.8 triệu đồng/ha, kiểu sản xuất nông nghiệp lạc - lúa mùa - ngô tăng 5.4 triệu đồng/ ha). Vụ lạc xuân vừa cho năng xuất ổn định vừa

62

có tác dụng bảo vệ và cải tạo đất. Trồng lạc giúp đất tơi xốp, giàu độ ẩm và đạm dễ tiêu, tạo điều kiện thích hợp cho lúa mùa sinh trưởng vả phát triển.

Loại hình sản xuất nơng nghiệp chun mùa có hiệu quả kinh tế khá cao (thấp nhất là kiểu sản xuất nơng nghiệp cà chua - bí xanh - cải bắp là 3.2 triệu đồng/ha, cao nhất là kiểu sản xuất nông nghiệp ngô - đậu tương - lạc đông là 7.7 triệu đồng/ha). Với cách trồng luân canh kết hợp đa dạng nhiều loại rau màu phổ biến, cho năng suất cao, sản lượng lớn không chi đáp ứng nhu cầu trong huyện mà còn là nguồn cung ứng rau xanh cho các địa phương lân cân, mang lại thu nhập cao, ổn định cho người nơng dân.

-Về chi phí sản xuất sau khi dồn điền, đổi thửa ở tất cả các loại hình sản xuất nông nghiệp đều giảm nhưng không giảm đáng kể. Chi phí sản xuất giảm bởi các yếu tố sau:

- Chi phí dịch vụ: Sau dồn điền, đổi thửa, chi phí dịch vụ như thuốc trừ sâu, thước bảo vệ thực vật, tuốt lúa… giảm. Mức giảm này chủ yếu do thâm canh sản xuất của các nông hộ.

- Chi phí lao động: Sau dồn điền, đổi thửa thì mức chi bình quân về lao động như thuê làm đất, thuê gặt, cấy, chăm sóc… giảm. Mức giảm theo ý kiến của hộ nông dân là do tác động trực tiếp của công tác dồn điền, đổi thửa như:

+ Công làm đất: Trước dồn điền, đổi thửa, thửa ruộng nhỏ nên phương thức làm đất chủ yếu là cày bừa bừng sức kéo của trâu bị là chính. Sau dồn điền, đổi thửa, diện tích thửa đất lớn hơn nên các hộ gia đình chủ yếu sử dụng máy cày, máy kéo. Điều này đã giảm được công lao động thủ công của người nông dân.

+ Công vận chuyển: Sau dồn điền, đổi thửa, ruộng đất được tập trung làm giảm rất nhiều công vận chuyển, góp phần khơng nhỏ đến tăng năng suất lao động. Đây cũng là yêu tố chủ yếu làm giảm chi phí sản xuất.

63

Ngồi các yếu tố làm giảm chi phí sản xuất, yếu tố làm tăng chi phí sản xuất chủ yếu là chi phí giống: Sau dồn điền, đổi thửa để nâng cao nâng suất cũng như chất lượng nông sản nên các nông hộ tăng mức đầu tư về giống lên.

Hình 3.7. Mức độ đầu tư sản xuất sau dồn điền, đổi thửa

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Sau dồn điền, đổi thửa, các nông hộ có nhu cầu đầu tư vào sản xuất nơng nghiệp hơn nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Có 3 hình thức đầu tư được các hộ chủ yếu thưc hiện, trong đó, đầu tư máy móc, cơng cụ sản xuất có tỷ lệ cao nhất (55,71%); cải tạo đất (28,57%) và phát triển chăn nuôi (15,72%).

Trước đây, ruộng đất manh mún, phân tán, các hộ cịn e ngại chưa đầu tư vào máy móc, cơng cụ sản xuất. Sau khi dồn điền, đổi thửa, việc cơ giới hóa trong sản xuất nơng nghiệp có thuận lợi hơn, nhằm nâng cao nâng suất lao động; giảm chi phí về dịch vụ, cơng lao động. Do đó, một số hộ đã đầu tư máy móc như: máy cày, máy gặt, máy cấy, máy bơm nước, bình phun thuốc,… giúp việc làm nơng trở nên đỡ vất vả hơn.

* Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế

Dồn điền đổi thửa tạo ra các ô thửa lớn giúp cho các hộ nông dân dễ dàng lựa chọn hình thức sản xuất phù hợp. Cùng với việc tăng năng suất cây trồng và đất đai được sử dụng triệt để, hiệu quả làm cho sản lượng lương thực ngày một tăng, từ đó thu nhập của người nông dân cũng tăng cao. Người nông dân

64

yên tâm đầu tư vào nông nghiệp cũng thúc đầy thi trường cung cấp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp phát triển như: thị trường vốn, thị trường máy móc, thiết bị nông nghiệp,…

Như vậy, công tác đồn điền đổi thửa đã tạo được sự tăng trưởng trong ngành nơng nghiệp nói riêng cũng như góp phần phát triển kinh tế tồn huyện Sóc Sơn nói chung.

3.4.3. Đánh giá hiệu quả xã hội sản xuất nông nghiệp nông nghiệp sau dồn điền, đổi thửa

Ngoài việc xác định hiệu quả kinh tế của các loại hình sản xuất nơng nghiệp thì hiệu quả xã hội mà q trình sản xuất nông nghiệp mang lại trước và sau khi dồn điền đổi thửa cũng hết sức quan trọng. Chỉ tiêu về mặt xã hội là một chỉ tiêu phức tạp, khó định lượng được. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu thông qua số liệu điều tra như sau:

-Mức độ chấp nhận của người dân đối với công tác dồn điền, đổi thửa. -Khả năng thu hút lao động, giải quyết việc làm và đảm bảo thu nhập thường xuyên, ổn định cho người nông dân; sự đa dạng sản phẩm và chất lượng sản phẩm hàng hóa, tăng thêm sản phẩm thu nhập của người dân.

-Giá trị ngày công lao động trên 1 ha.

-Khả năng ổn định thị trường đối với các chủng loại sản phẩm; giá cá, khả năng tiêu thụ, khả năng cung ứng thị trường.

* Mức độ chấp nhận của người dân đối với chính sách dồn điền, đổi thửa Do trình độ dân trí của người dân khá cao cùng với cơng tác tuyên truyền về chính sách dồn điền, đổi thửa tốt nên khi thực hiện dược sự chấp nhận, ủng hộ của toàn thể nhân dân. Cụ thể theo kết quả điều tra tại xã Tân Hưng, Bắc Phú, Xuân Giang:

65

+ Người dân đã hiến diện tích đất nơng nghiệp để thực hiện mở rộng, nâng cấp hệ thống giao thơng thủy lợi và đóng góp tiền của, ngày công để thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa.

-Mức lao động, giá trị ngày công và khả năng tiêu thụ, cung ứng nơng sản theo từng loại hình sản xuất nông nghiệp được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.13. Hiệu quả xã hội của các loại hình sản xuất nông nghiệp sau dồn điền, đổi thửa tại xã Tân Hưng, Bắc Phú và Xuân Giang

LUT Loại hình sử dụng đất Năm 2010 Năm 2019 Cơng lao động (cơng/ ha) GTGT/ cơng lao động (nghìn đồng) Khả năng cung cấp lương thực (tạ/ha) Công lao động (công/ ha) GTGT/ cơng lao động (nghìn đồng) Khả năng cung cấp lương thực (tạ/ha) LUT 1 Chuyên lúa 490 100 125,7 375 130 129,1 LUT 2 2 lúa – 1 màu 790 117 149,8 - 197,3 650 145 154,6 - 202,4 LUT 3 1 lúa – 2 màu 550 133 132,7 - 163,6 420 160 136,4 - 167,6 LUT 4 Chuyên màu 795 150 87,8 - 772,9 667 172 91,5 - 778,6 LUT 5 Cá 1500 300 65,9 1260 338 69,01

66

-Mức độ thu hút lao động là một trong những chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả xã hội. Công lao động bỏ ra càng nhiều chứng tỏ thời gian nơng nhàn càng ít, tạo việc làm cho nơng dân. Số lao động trong gia đình ln được sử dụng một cách tối đa. Tùy vào điều kiện của từng hộ mà có thể th thêm lao động ngồi. Điều này góp phần thu hút lao động, giải quyết việc làm, hạn chế phát sinh tệ nạn xã hội, ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội tại địa phương.

Sau dồn điền điền, đổi thửa, công lao động trên 1 ha giảm do diện tích thửa đất sau dồn điền, đổi thửa có quy mơ lớn hơn nên các hộ đều sử dụng máy móc để làm đất, cấy mạ thay vì th lao động ngồi như trước kia. Nhờ vậy, người nơng dân có thời gian làm thêm các công việc khác lúc nông nhàn giúp tăng thêm thu nhập. Cơng lao động giảm cịn do từ phân tán nhiều thửa ở nhiều vị trí khác nhau, nay tập trung lại ở 1 vị trí nên cơng đi lại, vận chuyển cũng giảm. Bên cạnh đó, mức giá trị công lao động cũng tăng cao hơn.

Trong các loại hình sản xuất nơng nghiệp, loại hình sản xuất nơng nghiệp chun lúa cần ít cơng lao động nhất (Năm 2013 là 490 công/ha; Năm 2019 là 375 cơng/ha). Đây là loại hình phù hợp với các hộ gia đình có mức năng lực về đất, nhân lực ở mức trung bình; khơng địi hỏi nhiều về vốn cũng như kỹ thuật cao; phù hợp với tập qn canh tác địa phương. Loại hình sản xuất nơng nghiệp này cũng có mức giá trị cơng lao động thấp nhất. Người dân địa phương chủ yếu khai thác lao động gia đình, ít th lao động ngồi. Điều này cho thấy các hộ đang khai thác triệt để nguồn lao động sẵn có, tạo việc làm cho các thành viên trong gia đình và hạn chế tối đa thời gian nơng nhàn.

Loại hình sản xuất nơng nghiệp cá địi hỏi nhiều cơng lao động nhất (Năm 2013 là 1500 công/ha; Năm 2019 là 1260 công/ha). Trước khi thả cá, người dân phải thuê người đào ao, kè ao, làm sạch ao. Sau đó mới bơm nước vào ao, thả cá. Trong suốt q trình ni cá cần rất nhiều cơng chăm sóc, làm sạch ao. Sau khoảng 6 tháng, bắt đầu đánh tỉa cá lớn, cần thuê người đánh bắt và vận chuyển

67

sản phẩm. Tuy thu hút được nhiều lao động nhưng lại đòi hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật cao. Điều này làm cho mức giá trị lao động tăng cao. Loại hình sản xuất nơng nghiệp này địi hỏi diện tích đất lớn, có nguồn vốn lớn; phù hợp với tập quán canh tác của địa phường ở mức trung bình.

Ngồi ra, loại hình sản xuất nơng nghiệp này có nguy cơ rủi ro cao trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm do q trình chăn ni chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh; khi bán sản phẩm ra thị trường có khả năng bị thương lái chèn ép giá.

Loại hình sản xuất nông nghiệp 2 lúa- 1 màu và chuyên màu cần khá nhiều công lao động. Đây là loại hình phù hợp với các hộ gia đình có mức năng lực về đất, nhân lực ở mức trung bình; khơng địi hỏi nhiều về vốn cũng như kỹ thuật cao; phù hợp với tập quán canh tác địa phương ở mức cao. Việc chăm sóc các loại cây rau màu đòi hỏi cao hơn, thời gian sinh trưởng ngắn, hệ số sản xuất nông nghiệp cao hơn nên cầu đầu tư nhiều lao động hơn nên mức giá trị lao động cũng cao hơn so với loại hình sản xuất nơng nghiệp chun lúa.

Loại hình sản xuất nơng nghiệp 1 lúa -2 màu cần lao động ở mức trung bình (Năm 2013 là 550 cơng/ha; Năm 2019 là 420 cơng/ha). Đây là loại hình phù hợp với các hộ gia đình có mức năng lực về đất, nhân lực ở mức trung bình; khơng địi hỏi nhiều về vốn cũng như kỹ thuật cao; phù hợp với tập quán canh tác địa phương ở mức trung bình. Tuy nhiên, loại hình sản xuất nơng nghiệp này có hạn chế về mặt thời vụ do lạc vụ xuân phải gieo đúng thời điểm, nếu gieo muộn dễ ra hoa.

* Khả năng tiêu thụ, cung ứng sản phẩm

Về khả năng tiêu thụ: Theo số liệu điều tra, các loại hình sản xuất nơng nghiệp nêu trên đều phù hợp với thị trường và được người nông dân chấp nhận đầu tư. Trong những năm gần đây, Hội đồng nhân dân TP Hà Nội cùng với Hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sản xuất nông nghiệp nông nghiệp sau dồn điền, đổi thửa tại huyện sóc sơn, TP hà nội (Trang 89 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)