Đánh giá hiệu quả môi trường sản xuất nông nghiệp nông nghiệp sau dồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sản xuất nông nghiệp nông nghiệp sau dồn điền, đổi thửa tại huyện sóc sơn, TP hà nội (Trang 101 - 107)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Đánh giá hiệu quả sản xuất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa

3.4.4. Đánh giá hiệu quả môi trường sản xuất nông nghiệp nông nghiệp sau dồn

giúp người dân có cơ hội tiếp cận với vốn, với các phương thức, kỹ thuật sản xuất mới; các tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất.

3.4.4. Đánh giá hiệu quả môi trường sản xuất nông nghiệp nông nghiệp sau dồn điền, đổi thửa dồn điền, đổi thửa

Hiệu quả môi trường là vấn đề mang tính cấp thiết nhất hiện nay khi mà mọi hoạt động sản xuất đều gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đất. Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả mơi trường là hiệu quả mang tính bền vững. Nó đảm bảo lợi ích hiện tại mà khơng gây ra các tác động xấu đến tương lai.

Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc sản xuất nông nghiệp đến môi trường sinh thái xung quanh là vấn đề phức tạp, địi hỏi phải có số liệu phân tích về các mẫu đất, nước và nơng sản trong một thời gian dài. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi chỉ xin đề cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến môi trường sinh thái trong sản xuất nông nghiệp thông qua đánh giá mức độ sử dụng phân bón, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của các loại hình sản xuất nơng nghiệp tại 3 xã điểm nghiên cứu trên địa bàn huyện Sóc Sơn.

-Mức độ sử dụng phân bón

Trong hoạt động sản xuất nơng nghiệp, phân bón là một trong những yếu tố không thể thiếu bởi khả năng là tăng năng suất. Nếu phân bón được sử dụng đúng cách sẽ giúp bổ sung dinh dưỡng cho đất, tạo ra nông sản chất lượng. Tuy nhiên, việc sử dụng phân bón khơng hợp lý về chủng loại, liều lượng, thời gian và phương thức bón cho cây trồng gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến mơi trường:

-Lượng phân bón dư thừa trong đất, một phần bị rửa trơi theo dịng nước mưa hoặc theo các cơng trình thủy lợi ra ao, hồ, sơng ngịi gây ô nhiễm nguồn nước. Một phần bị bay hơi do tác động của nhiệt gây ơ nhiêm khơng khí.

70

-Việc sử dụng phân bón có Cu và Zn bón trực tiếp cho cây trồng, đặc biệt là các loại cây ăn lá, cây chè và các loại quả khơng có vỏ bóc, nếu khơng có thời gian cách ly và liều lượng đúng quy định thì sẽ trở thành chất độc gây hại cho người tiêu dùng.

-Một số loại phân bón khi sử dụng vượt quá quy định tạo ra các chất độc hại như các kim loại nặng hoặc vi sinh vật gây hại, chất kích thích sinh trưởng có hại cho cây trồng và cho con người.

Chính vì vậy, việc sử dụng phân bón đúng chủng loại, đúng liều lượng có tác động vô cùng lớn đến hiệu quả môi trường trong sản xuất nơng nghiệp.

Kết quả mức độ bón phân thực tế tại huyện Sóc Sơn được thể hiện ở bảng sau:

71

Bảng 3.14. Mức độ sử dụng phân bón đối với một số loại cây trồng tại xã Tân Hưng, Bắc Phú và Xuân Giang.

TT Cây

trồng

Theo phiếu điều tra nông hộ Theo tiêu chuẩn khuyến nông

Năm 2010 Năm 2019 N P2 05 K20 Phân chuồng N P2 05 K20 Phân chuồng N P2 05 K20 Phân chuồng (kg/ha) (kg/ha) (kg/ha) (tạ/ha) (kg/ha) (kg/ha) (kg/ha) (tạ/ha) (kg/ha) (kg/ha) (kg/ha) (tạ/ha)

1 Lúa xuân 124,3 74,6 62,2 3,6 115,3 69,2 57,7 3,2 100-120 80-90 30-60 8-10 2 Lúa mùa 111,9 67,1 44,8 3,9 106,1 58,3 35,6 4,3 90-110 70-90 30-60 6-8 3 Đậu tương 47,4 40,7 40,4 4,2 44,6 33,8 32,6 4,5 40-50 40-60 40-60 5-7 4 Ngô 159,2 79,6 79,7 5,8 153,7 75,9 73,9 6,2 140-150 60-70 60-75 8-10 5 Cà chua 163,6 114,5 114,5 5,6 158,3 107,3 107,3 6,3 150-160 100 -125 130-160 15-20 6 Lạc 52,5 68,3 57,8 4,3 49,2 25 21,1 4,5 50-60 75-90 80-90 8-10 7 Bí xanh 95,7 47,9 105,3 5,5 91,7 95,9 210,9 5,8 85-105 60-70 80-100 8-12 8 Khoai lang 60,4 36,2 66,4 7,9 53 25,8 47,3 8,3 50-60 40-50 50-60 12-15 9 Su hào 136,8 68,4 68,4 9,2 132,4 63,9 63,9 9,9 100-130 70-85 80-120 15- 20 10 Bắp cải 212,3 84,9 106,2 8,5 209,3 81,3 101,7 8,7 180-200 80-90 110-120 10-15

(Theo kết quả điều tra nông hộ).

72

73

Từ kết quả của bảng trên, ta thấy việc sử dụng phân bón vơ cơ trên địa bàn huyện Sóc Sơn chưa hợp lý: Một số loại phân bón (đặc biệt là N) ở mức cao hơn so với khuyên cáo; một số khác (như phân chuồng) lại ở mức thấp hơn so với khuyến cáo. Điều này gây ảnh hưởng xấu không chỉ tới mơi trường mà cịn đến người sử dụng.

Sau dồn điền, đổi thửa, việc sử dụng phân bón hóa học của người dân đã giảm nhưng không đáng kể. Mức đầu tư phân bón của các hộ gia đình ở mức trung bình đến cao. Đặc biệt là các loại rau màu mức phân bón hầu như đều trên mức khuyến cáo. Tỷ lệ bón phân N:P:K mất cân đối. Đây là lý do ảnh hưởng đến khả năng chống chịu sâu bệnh của cây trồng. Từ đó dẫn đến việc sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật sẽ ngày càng tăng.

Sau dồn điền, đổi thửa, lượng phân chuồng bón cho các cây trồng đều tăng nhưng mức tăng không đáng kể nên lượng phân chuồng được sử dụng vẫn thấp hơn nhiều so với khuyến cáo. Đây là cũng là nguyên nhân làm thoái hoá đất do suy kiệt mùn và chất hữu cơ trong đất.

Trong các loại cây trồng, cây đỗ tương và lạc là 2 loại cây có lượng phân bón phù hợp với khuyến cáo nhất. Đây là 2 loại cây trồng vừa có hiệu quả kinh tế cao mà cịn có tác dụng cải tạo đất rất tốt.

* Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Thuốc bảo vệ thực vật là các loại hóa chất do con người sản xuất ra để trừ sâu bệnh và cỏ dại có hại cho cây trồng. Các loại thuốc này có ưu điểm là diệt sâu bệnh, cỏ. dại nhanh, sử dụng lại đơn giản, nên được nông dân ưa chuộng. Tuy nhiên, thuốc BVTV lại có tác hại vô cùng lớn nếu như lạm dụng. -Các loại thuốc trừ sâu thường có tính năng rộng, nghĩa là có thể diệt được nhiều loại côn trùng. Khi dùng thuốc diệt sâu hại một số loại cơn trùng có ích cũng bị tiêu diệt hay nói cách khác sau khi phun thuốc trừ sâu làm cho số

74

lượng thiên địch của các loại sâu cũng bị giảm đi. Điều đó có lợi cho sự phát triển của sâu hại.

-Trong q trình dùng thuốc, một lượng thuốc nào đó có thể đi vào trong thân cây, quả hoặc dính bám chặt trên lá, quả. Người và động vật ăn phải các loại nơng sản này có thể bị ngộ độc tức thời đến chết hoặc nhiễm độc nhẹ, từ từ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

-Một số loại thuốc có khả năng bay hơi mạnh nên gây khó chịu, mệt mỏi, thậm chí chống ngất cho người trực tiếp phun thuốc sâu trên đồng ruộng, nhất là trong trường hợp khơng có các biện pháp phịng tránh tốt.

-Việc dùng thuốc trừ sâu liên tục sẽ dẫn đến chứng nhờn thuốc vì thế mỗi loại thuốc trừ sâu chỉ có tác dụng mạnh một số năm đầu sử dụng. Để hạn chế 60 bệnh nhờn thuốc, tăng khả năng diệt trừ sâu người ta thường tăng dần nồng độ thuốc, số lần phun thuốc. Tuy nhiên, biện pháp này khơng thể duy trì lâu dài do khơng thể tăng nồng độ mãi được. Mặt khác nó làm gây ơ nhiễm môi trường mạnh hơn, do lượng tồn dư trong môi trường nhiều lên.

-Một số loại thuốc trừ sâu có tính năng hóa học ổn định, khó phân hủy nên sẽ tích lũy trong mơi trường. Sau nhiều lần sử dụng lượng tích lũy này có thể cao đến mức gây độc cho môi trường đất, nước, khơng khí và con người. Thuốc trừ cỏ được sử dụng ít hơn. Tuy nhiên do tính năng độc chúng cũng gây nên những tác hại tới môi trường giống như thuốc trừ sâu.

Theo kết quả điều tra, trước dồn điền, đổi thửa, các thửa đất phân tán nên cùng một diện tích lượng thuốc BVTV sử dụng nhiều hơn gây lãng phí và ơ nhiễm mơi trường xung quanh so sau dồn điền, đổi thửa. Phần lớn các hộ nông dân đã sử dụng các loại thuốc BVTV đúng chủng loại và nằm trong danh mục cho phép sử dụng theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hầu hết các loại cây trồng đều được phun thuốc bảo vệ thực vật ít nhất 1-2 lần/vụ. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một số ít hộ dùng thuốc BVTV khơng theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành như dùng thuốc quá liều

75

lượng cho phép, phun thuốc không đúng thời điểm gây lãng phí, nguy cơ ơ nhiễm mơi trường sinh thái.

* Chất thải chăn nuôi

Sau dồn điền, đổi thửa, mô hình ni thủy sản được mở rộng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước nếu không kiểm sốt tốt. Các cơ quan chun mơn đã mở các lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc cũng như việc xử lý chất thải chăn nuôi. Nhờ vậy, môi trường nước không bị ô nhiễm, cá không bị bệnh, năng suất ngày càng tăng.

* Đánh giá chung về hiệu quả môi trường

Dồn điền, đổi thửa tạo ra những thửa đất lớn hơn là cơ hội thuận lợi cho các hộ nông dân sử dụng và cải tạo đất. Cùng với việc đầu tư tăng năng suất, việc bảo vệ môi trường là việc hết sức quan trọng. Các hộ đã có ý thức giảm lượng bón vơ cơ, tăng lượng bón phân hữu cơ, tuy nhiên mức giảm này khơng nhiều và mức bón phân vơ cơ vẫn còn cao so với mức khuyến cáo còn mức bón phân hữu cơ cịn rất thấp.

Mặc dù đã có khuyến cáo sử dụng phân bón cho từng loại cây trồng nhưng một số hộ dân sử dụng cịn tùy ý, khơng theo hướng dẫn, mức độ bón phân chưa hợp lý. Điều này ảnh hướng lớn khơng chỉ đối với mơi trường mà cịn cả sức khỏe của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sản xuất nông nghiệp nông nghiệp sau dồn điền, đổi thửa tại huyện sóc sơn, TP hà nội (Trang 101 - 107)