Tổ chức bộ phận kiểm tra, kiểm sốt tồn hệ thống Vietcombank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 68 - 102)

2.2.2.3. Thực hiện quản lí một khoản tín dụng trung và dài hạn cho khách hàng Doanh nghiệp

Đề xuất cho vay và Thẩm định rủi ro khoản vay: Phòng Khách hàng chịu

trách nhiệm thu thập mọi thông tin và hồ sơ liên quan đến khách hàng, thông tin liên quan đến phương án vay vốn, đánh giá sơ bộ khoản vay và lập Báo cáo đề xuất tín dụng.

Báo cáo đề xuất tín dụng phải cung cấp đầy đủ, trung thực và rõ ràng những thơng tin phịng Khách hàng tổng hợp được, tối thiểu gồm những thông tin theo mẫu (gồm: thông tin về hồ sơ pháp lý của khách hàng, thông tin về báo cáo tài chính các năm, hồ sơ tài liệu liên quan đến tài sản đảm bảo, rủi ro liên quan đến việc cấp tín dụng…). Báo cáo đề xuất tín dụng cần phân tích đánh giá kỹ lưỡng từng yếu tố thuận

Chủ tịch HĐQT

Tổng Giám Đốc

Ban kiểm soát HĐQT

Phịng kiểm tra, kiểm sốt TW

Giám Đốc đơn vị thành viên, chi nhánh

Bộ phận kiểm tra, kiểm soát tại đơn vị thành viên, chi nhánh.

57

lợi và khó khăn, điểm mạnh điểm yếu và đánh giá những yếu tố có thể gây tác động rủi ro trong việc cấp tín dụng đến khách hàng để có thể tư vấn cho khách hàng hoặc có những biện pháp hạn chế rủi ro. Căn cứ vào tình hình thực tế, báo cáo đề xuất tín dụng đưa ra đề xuất phân bổ giới hạn tín dụng cấp cho khách hàng.

Báo cáo rà soát rủi ro : Căn cứ vào thông tin nêu tại Báo cáo đề xuất tín dụng

và các thơng tin tự thu thập được từ các nguồn kênh khác, những hồ sơ tín dụng vượt thẩm quyền Chi nhánh được gửi lên Phòng phê duyệt tín dụng sẽ được tái thẩm định và Phịng phê duyệt tín dụng sẽ chịu trách nhiệm lập Báo cáo thẩm định rủi ro nêu rõ ý kiến về việc đồng ý/ không đồng ý cho vay và các điều kiện vay được áp dụng.

Thẩm định rủi ro là bước đánh giá rủi ro toàn diện và chi tiết đối với đề xuất cấp tín dụng và được thể hiện bởi báo cáo thẩm định rủi ro.

Báo cáo thẩm định rủi ro thể hiện quan điểm của các cán bộ tham gia thẩm định về mức độ rủi ro của khoản đề xuất tín dụng đối với Ngân hàng theo các nội dung cơ bản:

- Tính phù hợp so với các quy định có liên quan của pháp luật và chính sách quản trị rủi ro hiện hành của Ngân hàng ngoại thương .

- Các rủi ro liên quan đến ngành nghề/mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp. - Các rủi ro liên quan đến năng lực tài chính của doanh nghiệp.

- Các rủi ro liên quan trực tiếp đến khoản đề xuất tín dụng đang đề cập - Các dấu hiệu rủi ro khác.

Nội dung cụ thể của báo cáo thẩm định rủi ro tín dụng gồm:

* Đánh giá tính phù hợp đối với các quy định có liên quan của pháp luật và hướng dẫn thực hiện của Ngân hàng TMCP Ngoại thương.

* Kiểm tra sự phù hợp đối với chính sách quản trị rủi ro hiện hành của Ngân hàng TMCP Ngoại thương.

* Kiểm tra sự đầy đủ về số lượng các giấy tờ, loại giấy tờ phải xuất trình (bản gốc hay bản sao) theo quy định và tính phù họp giữa các loại giấy tờ trong bộ hồ sơ.

58

+ Về nguyên tắc, cho điểm tín dụng và phân loại khách hàng được thực hiện ít nhất 6 tháng/1 lần đối với tất cả khách hàng là doanh nghiệp (kể cả đối với khách hàng vay vốn để thực hiện dự án)

+ Căn cứ thông tin nêu tại báo cáo đề xuất tín dụng và các thông tin khác mà cán bộ rủi ro thu thập được, cán bộ rủi ro chịu trách nhiệm cho điểm tín dụng và phân loại khách hàng theo quyết định hiện hành của Ngân hàng TMCP Ngoại thương.

+ Quy trình phân tích xem xét cho điểm tín dụng và phân loại doanh nghiệp chính là quá trình thẩm định chi tiết các loại rủi ro liên quan đến tình hình tài chính, tình hình phi tài chính và rủi ro ngành nghề/mặt hàng kinh doanh chính của doanh nghiệp, đồng thời là cơ sở quan trọng để tham khảo trước khi quyết định chấp nhận cấp tín dụng hay khơng vì vậy cán bộ rủi ro phải thực hiện nghiêm ngặt các bước đánh giá theo quy định.

Các loại hạng doanh nghiệp: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam xếp các doanh nghiệp thành 15 loại có mức độ rủi ro từ thấp đến cao: aaa, aa+, aa, a+, a, bbb, bb+, bb, b+, b, ccc, cc+, c+, c, d1. Việc xếp hạng doanh nghiệp được tiến hành qua 4 bước:

+ Xác định ngành nghề/lĩnh vực

+ Chấm điểm quy mô doanh nghiệp là để xác định loại doanh nghiệp lớn, trung bình hay nhỏ. Sau đó kết hợp với ngành nghề lĩnh vực đã xác định, tiến hành chấm điểm tài chính và các tiêu chí khác.

+ Chấm điểm các chỉ số tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính

+ Tổng hợp điểm và phân loại: điểm tổng hợp dùng để phân loại doanh nghiệp là tổng số điểm tài chính và các yếu tố khác, có tính đến loại hình sở hữu doanh nghiệp và các báo cáo tài chính có được kiểm tốn hay khơng.

Để có đủ thơng tin phục vụ cho việc lập báo cáo thẩm định, cán bộ rủi ro không chỉ dựa vào các thông tin nêu tại Báo cáo đề xuất tín dụng mà phải chủ động thu thập thêm thơng tin có liên quan từ các nguồn khác.

Một báo cáo thẩm định hợp lệ phải có ít nhất hai chữ ký: chữ ký của cán bộ lập báo cáo rủi ro và chữ ký của trưởng/phó phịng phụ trách.

59

Phê duyệt khoản vay: Tùy theo giá trị khoản vay và căn cứ vào tình hình thực

tế trong từng thời kỳ, TGĐ có qui định bằng văn bản về việc phân cấp phê duyệt tín dụng đối với từng cấp bậc chi nhánh trong hệ thống VCB. Tất cả các khoản tín dụng và tổng các khoản cấp tín dụng đối với một khách hàng vượt quá 10% vốn tự có của VCB đều phải trình HĐQT phê duyệt.

Soạn thảo và kí kết hợp đồng: Phòng Khách hàng chịu trách nhiệm soạn thảo

các hợp đồng và thực hiện việc lấy đầy đủ chữ ký trên Hợp đồng theo qui định. Sau khi hoàn tất, Cán bộ thẩm định chịu trách nhiệm lập thông báo tác nghiệp chuyển lên cho phòng Quản lý Nợ để thực hiện nhập dữ liệu.

Nhập dữ liệu vào hệ thống: Căn cứ các thông tin nêu tại thông báo tác nghiệp

và bộ hồ sơ đính kèm, phòng Quản lý nợ chịu trách nhiệm nhập vào hệ thống và lưu giữ hồ sơ vay an toàn.

Rút vốn vay: Sau khi tiếp nhận yêu cầu rút vốn vay từ khách hàng, Cán bộ

thẩm định chuyển tiếp toàn bộ hồ sơ rút vốn vay sang phòng Quản lý nợ để kiểm tra thủ tục rút vốn vay. Nếu hồ sơ hồn tồn hợp lệ, phịng Quản lý nợ thơng báo phịng quỹ/ kế toán giải ngân cho khách hàng.

Quản lý, giám sát khoản vay/ khách hàng vay: Phịng khách hàng chịu trách

nhiệm nắm chắc các thơng tin liên quan đến khách hàng vay, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng định kì/ đột xuất. Mọi bất thường trong quá trình theo dõi, giám sát khách hàng.

Phòng khách hàng phối hợp với phòng Quản lý nợ trong việc phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro, đề xuất các biện pháp xử lý trong trường hợp khoản vay có dấu hiệu bất thường; giám sát việc thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Phòng Quản lý nợ chịu trách nhiệm hỗ trợ phòng khách hàng trong việc quản lý và giám sát khoản vay/ khách hàng vay thông qua việc nhắc nhở thực hiện lịch kiểm tra sử dụng vốn vay, kiểm tra tài sản đảm bảo và cung cấp số liệu khai thác được từ hệ thống

Thu hồi nợ vay: Căn cứ lịch trả nợ đến hạn do phòng quản lý nợ lập, phòng

60

quản lý nợ chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục với phịng kế tốn để thực hiện thu nợ từ khách hàng và các thủ tục khác để đóng hồ sơ vay.

Xử lý đối với các khoản nợ quá hạn: Tùy theo tính chất của từng khoản vay

mà phòng khách hàng và phòng Quản lý nợ cùng phối hợp và đề xuất biện pháp xử lý thích hợp.

2.2.2.4. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng trung và dài hạn tại VCB

Công tác quản trị rủi ro tín dụng nói chung và quản trị rủi ro tín dụng trung và dài hạn nói riêng tại VCB được thực hiện theo một quy trình thống nhất gồm các bước:

Bước 1: Lập kế hoạch kiểm tra khoản vốn đã cấp tín dụng cho khách hàng

Thực hiện: Cán bộ quan hệ khách hàng

- Ít nhất 6 tháng một lần, Phòng khách hàng phải thực hiện kiểm tra vốn vay đã cấp cho khách hàng.

- Căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của khách hàng, ngay khi lập Báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng hoặc chậm nhất là khi lập Thông báo tác nghiệp, cán bộ khách hàng đề xuất Kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay trong đó xác định lịch kiểm tra, phương thức kiểm tra và văn bản giấy tờ cần thiết lập hoặc sao chụp.

- Trường hợp phát hiện có dấu hiệu bất thường hoặc rủi ro, cán bộ khách hàng có thể đề xuất kiểm tra đột xuất.

Bước 2: Thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng

Thực hiện: Cán bộ thẩm định

- Cán bộ khách hàng chủ động nắm thông tin từ khách hàng và thực hiện kế hoạch kiểm tra đã định.

- Kết quả kiểm tra phải được thể hiện trên Báo cáo kiểm tra với đầy đủ chữ ký của những người cùng tham gia kiểm tra hoặc Biên bản kiểm tra với chữ ký của người đại diện bên vay và trình trưởng phịng khách hàng xem xét cho ý kiến.

- Nội dung Biên bản/Báo cáo kiểm tra phải thể hiện rõ:

+ Sự phù hợp của việc Khách hàng sử dụng vốn vay với mục đích cấp tín dụng trung và dài hạn;

61

+ Tình hình Khách hàng thực hiện các quy định/cam kết nêu tại Hợp đồng tín dụng trung và dài hạn;

+ Tình trạng hiện tại của tài sản hình thành từ vốn vay;

+ Cân đối giá trị tài sản hình thành từ vốn vay với dư nợ hiện tại;

+ Các dấu hiệu bất thường liên quan đến tình hình tài chính và phi tài chính của khách hàng;

+ Các ý kiến đề xuất (nếu có);

- Trường hợp phát hiện có dấu hiệu rủi ro, cán bộ khách hàng chủ động đề xuất các biện pháp thực hiện, trình trưởng phịng khách hàng xem xét cho ý kiến và khi cần thiết, trình tiếp giám đốc khách hàng (trường hợp khách hàng do HSC trực tiếp quản lý) hoặc Giám đốc/ Phó giám đốc chi nhánh.

- Trường hợp điều kiện thực tế của khoản tín dụng trung và dài hạn khơng cho phép kiểm tra theo đúng các nội dung của bản Kế hoạch kiểm tra, cán bộ khách hàng báo cáo lại trưởng phịng khách hàng xin ý kiến điều chỉnh thích hợp và gửi Phòng quản lý nợ 01 bản để theo dõi, giám sát kế hoạch. Lịch kiểm tra rút vốn do cấp nào phê duyệt thì cấp đó mới đủ thẩm quyền sửa đổi.

- Ngay khi hoàn tất Biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay, cán bộ khách hàng phải gửi 01 bản gốc tới Phòng quản lý nợ để lưu theo dõi; 01 bản sao tới bộ phận quản trị rủi ro tín dụng trung và dài hạn để cùng giám sát đối với các khoản vay trung và dài hạn của doanh nghiệp.

Bước 3: Thực hiện kiểm tra tài sản đảm bảo

- Ít nhất một năm một lần, cán bộ khách hàng phải thực hiện kiểm tra tài sản bảo đảm, bao gồm cả việc định giá lại tài sản bảo đảm nếu thấy cần thiết.

- Báo cáo kiểm tra tài sản bảo đảm có thể được lập cùng Biên bản/Báo cáo kiểm tra sử dụng vốn vay trung và dài hạn hoặc tách rời độc lập song phải đảm bảo các nội dung tối thiểu sau:

+ Tình trạng TSBĐ so với thời điểm thẩm định/kiểm tra trước. + Dự báo tăng/giảm giá trị TSBĐ.

62

+ Khách hàng có tuân thủ chặt chẽ các quy định trong việc bảo quản sử dụng đối với TSBĐ như nêu tại Hợp đồng tín dụng tín dụng trung và dài hạn và/hoặc Hợp đồng bảo đảm tiền vay.

+ Đề xuất thay đổi biện pháp quản lý TSBĐ (nếu có) + Đề xuất bổ sung/thay thế TSBĐ (nếu có)

+ Các nội dung khác.

- Ngay khi hoàn tất Báo cáo kiểm tra tài sản bảo đảm, cán bộ khách hàng phải gửi 01 bản gốc tới Phòng quản lý nợ để lưu theo dõi; 01 bản sao tới bộ phận quản trị rủi ro tín dụng trung và dài hạn để cùng giám sát đối với các khoản vay trung và dài hạn của doanh nghiệp.

Bước 4: Giám sát việc thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay

Thực hiện: Phòng quản lý nợ

- Phịng quản lý nợ có trách nhiệm nhắc nhở Phịng khách hàng hồn thành việc kiểm tra theo kế hoạch và cung cấp bổ sung các thông tin liên quan đến khách hàng được khai thác từ hệ thống như: các thơng tin về giới hạn tín dụng, dư nợ, ngày đáo hạn và thời hạn kiểm tra định kỳ khoản vay, thời hạn kiểm tra định kỳ tài sản bảo đảm

- Trường hợp sau 10 ngày kể từ ngày ấn định lịch kiểm tra sử dụng vốn vay và kiểm tra tài sản thế chấp cầm cố mà Phòng khách hàng vẫn chưa thực hiện việc kiểm tra, Phòng quản lý nợ phải báo cáo ngay bằng văn bản cho trưởng phịng khách hàng biết để có biện pháp đơn đốc hữu hiệu. Trường hợp trong 10 ngày tiếp theo, Phịng khách hàng vẫn khơng thực hiện việc kiểm tra, Phòng quản lý nợ phải thực hiện báo cáo tiếp lên cấp cao hơn cho ý kiến chỉ đạo.

Bước 5: Phát hiện và xử lý các trường hợp có dấu hiệu rủi ro tín dụng trung và dài hạn

Thực hiện: Phòng quản lý nợ & Phòng Khách hàng

- Các cán bộ tham gia trong quy trình tín dụng đều có nhiệm vụ hỗ trợ Phịng khách hàng trong việc phát hiện dấu hiệu rủi ro:

- Phòng quản lý nợ thơng báo kịp thời cho Phịng khách hàng các trường hợp không thực hiện đúng lịch trả nợ của khách hàng.

63

- Cán bộ khách hàng kịp thời nắm bắt thông tin, phát hiện các dấu hiệu rủi ro liên quan đến doanh nghiệp, đánh giá mức độ rủi ro có thể xảy ra để báo cáo TP KH/ĐTDA.

- Khi phát hiện có dấu hiệu rủi ro và/hoặc khách hàng bị phân vào nhóm nợ xấu, Phòng khách hàng tiến hành ngay việc xác định tính chất, nguyên nhân, mức độ rủi ro. Trường hợp đánh giá có nhiều khả năng tổn thất đối với Ngân hàng, Phòng khách hàng phải lập tức:

+ Báo cáo ngay cấp trên phụ trách trực tiếp (GĐ KH đối với trường hợp khách hàng do HSC trực tiếp quản lý hoặc GĐ/PGĐ Chi nhánh) tình hình và đề xuất biện pháp cần thiết như tạm ngừng cho giải ngân mới, thực hiện quản lý tài khoản tiền gửi thanh toán chặt chẽ hơn...

+ Thực hiện chấm điểm, xếp hạng tín dụng lại doanh nghiệp nếu cần thiết. + Theo dõi và thực hiện các biện pháp xử lý được phê duyệt.

+ Đối với các khoản vay do cấp có thẩm quyền cao hơn phê duyệt, GĐ/PGĐ Chi nhánh có trách nhiệm báo cáo cấp phê duyệt ngay khi phát hiện rủi ro.

2.2.2.5. Chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng trung và dài hạn tại Vietcombank

Rủi ro là một thuộc tính vốn có của tín dụng. Rủi ro tín dụng có thể biểu hiện trực tiếp là vốn cho vay ra không thu hồi được đủ nợ gốc và lãi khi đến hạn, hoặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 68 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)