Bộ máy tổ chức quản lý của hệ thống Vietcombank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 50 - 66)

Mơ hình tổ chức hiện nay của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam là mơ hình tổ chức hiện đại và áp dụng các tiêu thức quản lý của quốc tế, đảm bảo

Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Tổng Giám Đốc & Ban điều hành

Ban kiểm soát

Kiểm toán nội bộ, Giám sát hoạt động

Ủy ban quản lý rủi ro, Ủy ban nhân sự

Hội đồng tín dụng TW, Hội đồng rủi

ro…

Kiểm tra nội bộ

Khối ngân hàng bán buôn Khối kinh doanh & quản lý vốn Khối ngân hàng bán lẻ Khối quản lý rủi ro Khối tác nghiệp Khối tài chính kế tốn Các bộ phận hỗ trợ Hệ thống các phịng ban tại Trụ sở chính và mạng lưới các chi nhánh

39

nguyên tắc ba tuyến bảo vệ theo quy định của NHNN tại thông tư 13/2018/TT- NHNN.

2.1.2. Các lĩnh vực hoạt động chính của NHTM CP Ngoại thương Việt Nam

Dịch vụ tiền gửi:

- Vietcombank thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước khi được thống đốc ngân hàng nước chấp thuận - Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước dưới nhiều hình thức, kỳ hạn phong phú, lãi suất hấp dẫn.  Dịch vụ tín dụng

- Cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với tất cả các thành phần kinh tế

- Cho vay vốn theo dự án, nhận làm dịch vụ ủy thác – đầu tư các dự án trong và quốc tế.

- Cho vay cầm cố đối với các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, sản xuất kinh doanh dịch vụ trên các lĩnh vực.

- Cho vay tiêu dùng bằng đồng Việt Nam phục vụ nhu cầu đời sống đối với cán bộ, công nhân viên và các đối tượng khác.

Dịch vụ thanh toán trong nước

- Nhận thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ cho các cá nhân và tổ chức kinh tế.

- Chuyển tiền điện tử, thanh toán trong nước.

- Ngân hàng phục vụ giải ngân các dự án, thu, chi hộ đơn vị. - Chi trả lương qua tài khoản…

Dịch vụ kinh doanh đối ngoại

- Thanh toán xuất nhập khẩu theo các hình thức: thư tín dụng (L/C), nhờ thu, chuyển tiền.

- Mua, bán ngoại tệ, thanh toán phi thương mại.

- Chi trả kiều hối và money gram chi trả cho người lao động xuất khẩu. - Thanh toán, chuyển tiền biên giới.

40

- Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh trong nước và quốc tế. - Thu đổi ngoại tệ.

Các sản phẩm dịch vụ khác:

- Dịch vụ gửi, rút nhiều nơi. Thu tiền tận nơi theo yêu cầu của khách hàng . - Cung cấp các dịch vụ chi trả lương cho cán bộ công nhân viên chức của doanh nghiệp, đơn vị tổ chức.

- Phát hành và chấp nhận thanh toán các loại thẻ nội địa và quốc tế - - Các dịch vụ ngân hàng hiện đại khác,…

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTM CP Ngoại thương Việt Nam trong năm 2016-2018 trong năm 2016-2018

Trong những năm qua, sự tăng trưởng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ được triển khai đã đóng góp rất lớn vào kết quả kinh doanh của Vietcombank. Kết quả kinh doanh chủ yếu của Vietcombank qua 3 năm 2016,2017,2018 được thể hiện trên các mặt:

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn:

Công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của mình, tăng trưởng tín dụng trên cơ sở mở rộng hoạt động huy động vốn. Huy động vốn bám sát định hướng chỉ đạo, điều hành kinh doanh: rút giảm huy động vốn lãi suất cạnh tranh, gia tăng tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn và nguồn vốn ngoại tệ, chú trọng phát triển khách hàng bán buôn mới.

Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2016,2017,2018 cho thấy huy động vốn của VCB tăng trưởng đều qua các năm và bám sát đúng định hướng kinh doanh đặt ra. Huy động vốn của VCB tăng trưởng mạnh trong năm 2018, tỷ trọng vốn không kỳ hạn tăng 14,2% và chiếm tỷ trọng 28% trong tổng nguồn vốn huy động. Huy động vốn ngoại tệ vượt 6,5 tỷ USD tăng 8,2% so với năm trước và chiếm tỷ trọng 18,4%.

41

Bảng 2.1: Số liệu huy động vốn năm 2016-2018

Đơn vị tính: Nghìn tỷ đồng

Năm Tiền gửi KKH Tiền gửi CKH

(<12 tháng) Tiền gửi CKH (>12 tháng) Tổng tiền gửi 2016 167.68 258.11 173.07 598.87 2017 206.38 298.67 221.64 726.70 2018 268.72 368.91 273.27 910.9

Biểu 2.1: Diễn biến huy động vốn (đơn vị: nghìn tỷ đồng)

28% 28.40% 29.50% 43.10% 41.10% 40.50% 28.90% 30.50% 30% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 2016 2017 2018

Cơ cấu vốn theo kỳ hạn

Tiền gửi khơng kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn (<12 tháng) Tiền gửi có kỳ hạn (>12 tháng) 2016 2017 2018 0 200 400 600 800 1000

Tiền gửi khách hàng (đơn vị:tỷ đồng)

Tốc độ tăng trưởng bình quân 2016-2018 (22%)

598.87 19.5% 726.7 21.3% 910.9 25.3% Tốc độ tăng trưởng tiền gửi

42

Quan sát biểu đồ ta thấy nguồn vốn huy động của Vietcombank tăng trưởng đều qua các năm: năm 2016 đạt 598.870 tỷ đồng tăng 19,5% so với năm 2015; năm 2017 tăng 21,3% so với năm 2016; đặc biệt năm 2018 nguồn vốn của Vietcombank tăng trưởng mạnh đạt 910.900 tỷ tăng 25,3% so với năm 2017. Năm 2018 tỷ trọng vốn không kỳ hạn tăng 14,2% và chiếm tỷ trọng 28% trong tổng nguồn vốn huy động. Huy động vốn ngoại tệ vượt 6,5 tỷ USD tăng 8,2% so với năm trước và chiếm tỷ trọng 18,4%.

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Bên cạnh, cơng tác huy động vốn vô cùng quan trọng đối với mỗi ngân hàng, thì việc cân đối giữa vấn đề sử dụng vốn và nguồn vốn huy động được cũng vô cùng quan trọng. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam luôn chú trọng kế hoạch sử dụng vốn từ khi thiết kế danh mục cho vay giữa các nhóm khách hàng khác nhau. Trong 3 năm 2016, 2017, 2018 dư nợ của Vietcombank tăng trưởng mạnh, chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, tỷ lệ nợ xấu giảm, đến 2018 tỷ lệ nợ xấu giảm xuống dưới 1%.

Biểu 2.2 Dư nợ - tỷ lệ nợ xấu (nguồn Vietcombank)

460.80 543.40 631.86 1.48% 1.14% 0.98% 0.00% 0.20% 0.40% 0.60% 0.80% 1.00% 1.20% 1.40% 1.60% 1.80% 0.00 100.00 200.00 300.00 400.00 500.00 600.00 700.00 2016 2017 2018 Dư n ợ (n gh ìn t ỷ d ồ n g) Năm Biểu đồ 2.2:Dự nợ - tỷ lệ nợ xấu Dư nợ Nợ xấu

43

Biểu 2.3: Dư nợ cho vay và nguồn vốn huy động Vietcombank

Quan sát biểu đồ ta thấy trong 3 năm 2016,2017,2108 Vietcombank ln duy trì cơ cấu hợp lý giữa tổng dư nợ cho vay và tổng nguồn vốn huy động. Tỷ trọng dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động đang có sự điều chỉnh giảm dần: năm 2016 là 77%, năm 2017 là 75%, năm 2018 là 69%. Điều này thể hiện chính thận trọng trong có cấu danh mục cho vay của Vietcombank. Để đảm bảo duy trì ổn định lợi nhuận từ hoạt động cấp tín dụng hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro thì việc mở rộng tín dụng ln được Vietcombank cân nhắc, không tiến hành mở rộng hàng loạt, mặc dù Viecombank hồn tồn có thể đảm bảo về vốn khi tổng nguồn vốn huy động tăng. Trong ba năm thực hiện đề án tái cơ cấu, một trong những điểm được chú ý tại ngân hàng này là các bước xử lý nợ xấu quyết liệt, với chính sách trích lập dự dự phòng rủi ro triệt để.

Ngay trong năm đầu tiên triển khai đề án, năm 2016, Vietcombank trở thành ngân hàng thương mại đầu tiên mua lại toàn bộ nợ xấu đã bán cho VAMC. Những năm sau đó, đây là trường hợp có tỷ lệ trích lập dự phòng bao nợ xấu cao nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam.

Tính đến cuối 2018, tỷ lệ trích lập dự phòng bao nợ xấu tại đây đã lên tới 165%; số dư quỹ dự phòng đạt tới 10.215 tỷ đồng, trong khi tổng dư nợ xấu 6.180 tỷ đồng.

Tỷ lệ nợ xấu đến cuối 2018 của Vietcombank tiếp tục giảm xuống chỉ còn 0,98%, là ngân hàng thương mại đầu tiên của Việt Nam đưa tỷ lệ nợ xấu thực chất xuống dưới mốc 1%, được phân loại theo các chuẩn mực quốc tế.

598.87 726.7 910.9 460.80 543.40 631.86 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 2016 2017 2018

44

Đáng chú ý, tỷ lệ nợ nhóm 2 của ngân hàng này cũng giảm mạnh từ 0,9% năm 2017 xuống còn 0,5% năm 2018.

Kết quả xử lý nợ xấu và kiểm soát chất lượng tín dụng sau ba năm triển khai đề án tái cơ cấu một mặt tạo điều kiện để Vietcombank nhẹ bước bứt phá lợi nhuận, mặt khác tạo chuyển biến về chất lượng tài chính và bảng cân đối để trở thành ngân hàng thương mại đầu tiên của Việt Nam áp dụng thành công các chuẩn mực Basel 2 trong năm 2018, sớm trước thời hạn một năm.

2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ:

Hoạt động dịch vụ của Vietcombank tăng trưởng khả quan trên các mảng kinh doanh ngoại tệ, tài trợ thương mại, dịch vụ thẻ và dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Doanh số thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại năm 2018 đạt 78,4 tỷ USD, tăng 45% so với năm 2016. Vị thế dẫn đầu thị trường kinh doanh và dịch vụ ngoại tệ tiếp tục được giữ vững; doanh số mua bán ngoại tệ đạt 46,5 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2016.

Hoạt động thẻ tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường. Năm 2018, doanh số thanh toán và sử dụng thẻ đạt lần lượt 118.000 tỷ đồng và 38.600 tỷ đồng, tăng trưởng 30% và 22% so với năm 2016. Số lượng đơn vị chấp nhận thẻ tăng thêm 23.059 đơn vị so với 2016.

Dịch vụ ngân hàng Điện tử: Nắm bắt xu hướng toàn cầu, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam đã phát triển, cải tiến ứng dụng và các tính năng nhằm đáp ứng nhu cầu thanh tốn nhanh chóng của người dùng. Khách hàng có thể lựa chọn thanh tốn qua nhiều hình thức trong các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử với thao tác đơn giản, để thay thế cho hình thức thanh toán truyền thống. Các giao dịch từ thanh tốn hóa đơn như điện, nước, mua sắm, đặt vé tàu, vé xe, vé máy bay... đến hầu hết giao dịch chuyển khoản đều có thể thực hiện qua ứng dụng VCB-Mobile Banking và VCBPAY, nằm trong các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử Vietcom- bank.

45

2.1.3.4. Kết quả kinh doanh:

Từ sự tăng trưởng trong các mảng hoạt động đã đem lại kết quả kinh doanh ấn tượng cho Vietcombank trong giai đoạn 2016-2018.

Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm

2017 Năm 2018

Tổng thu nhập hoạt động 45.384 56.468 70.352

Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương

tự 37.713 46.159 55.864

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 4.326 5.378 7.022 Thu nhập khác 3.345 4.931 7.466

Tổng chi phí hoạt động 36.861 45.125 52.083

Chi phí lãi và các chi phí tương tự 19.185 24.221 27.455 Chi phí từ hoạt động dịch vụ 2.220 2.840 3.619 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 6.406 6.198 7.398 Chi phí khác 9.050 11.866 13.611

Lợi nhuận trước thuế 8.523 11.343 18.269

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh VCB 2016-2018)

Từ bảng trên cho thấy tình hình kinh doanh những bứt phá của Vietcombank trong thời gian qua đã mang đến kết quả ấn tượng. Thu nhập của Vietcombank có sự chuyển dịch tăng thu từ các hoạt động dịch vụ: năm 2017 thu dịch vụ đạt 5.378 tỷ đồng tăng 1.052 tỷ đồng (~ 24,3%) sơ với năm 2016, năm 2018 thu dịch vụ đạt 7.022 tỷ đồng tăng 1.644 tỷ đồng (~30,6%) so với năm 2017. Mặc dù thu nhập có sự chuyển dịch sang lĩnh vực phi tín dụng tuy nhiên thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Thu nhập từ hoạt động tín dụng: năm 2016 đạt 37.713 tỷ đồng chiếm 83% tổng thu nhập, năm 2017 đạt 46.159 tỷ đồng chiếm 82% tổng thu nhập, năm 2018 đạt 55.864 tỷ đồng chiếm 79% nguồn thu nhập.

46

Lợi nhuận năm 2018 bứt phá mạnh tăng trưởng trên 60% so với năm 2017 và gấp 2 lần so với năm 2016 (2016 là năm đầu tiên thực hiện tái cơ cấu), bằng lợi nhuận của 2 ngân hàng lớn nhất hệ thống gộp lại. Với kết quả đạt được, năm 2018 Vietcombank tiếp tục giữ vị trí số 1 về lợi nhuận với một quy mơ khó có thành viên khác bám sát.

Biểu 2.4: Lợi nhuận Vietcombank, BIDV, Agribank, Vietinbank

2.2. Thực trạng cơng tác quản trị rủi ro tín dụng trung và dài hạn tại NHTM CP Ngoại thương Việt Nam

2.2.1. Tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn

Hoạt động tín dụng của Vietcombank tăng trưởng qua các năm và ngày một chú trọng tới tính hiệu quả và chất lượng tín dụng. Bên cạnh việc luôn đẩy mạnh hoạt động cho vay, Vietcombank cũng ln thực hiện rà sốt tín dụng, đảm bảo giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực

Việc phân chia dư nợ theo thời hạn vay có ý nghĩa quan trọng đối với Ngân hàng vì thời hạn của khoản vay liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của tín dụng cũng như khả năng hoàn trả của khách hàng. Trên cơ sở tình hình vốn huy động, Vietcombank ln thận trọng trong việc cân đối dư nợ cho vay theo thời hạn.

Vietcombank BIDV Agribank Vietinbank 0 5 10 15 20 1 18.3 9.6 7.5 6.8

Nguồn: Báo cáo kinh doanh của Vietcombank, BIDV, Agirbank, Vietinbank

Vietcombank BIDV Agribank Vietinbank

47

Bảng 2.3 Cơ cấu dư nợ theo thời hạn (đơn vị tính: nghìn tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng

Nợ ngắn hạn 260.096 56,44% 303.367 55,82% 342.213 54,16%

Nợ trung hạn 53.881 11,69% 56.530 10,40% 53.310 8,44%

Nợ dài hạn 146.832 31,86% 183.538 33,77% 236.344 37,40%

Tổng dư nợ 460.808 100% 543.434 100% 631.867 100%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietcombank 2016-2018)

Biểu 2.5 Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn

Qua bảng trên ta thấy, dư nợ tín dụng của Vietcombank có sự tăng trưởng qua các năm, năm sau đều cao hơn năm trước. Trong 3 năm từ 2016 - 2018, tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn trong tổng dư nợ của Vietcombank được duy trì tương đối ổn định và khơng có sự biến động mạnh, nằm trong khoảng 43% -46% qua các năm. Dư nợ trung và dài hạn đến 31/12/2018 là 289.654 tỷ đồng tăng 49.586 tỷ đồng so với năm 2017 và tăng 88.941 tỷ đồng (~44%) so với năm 2016. Từ năm 2016 dư nợ cho vay trung và dài hạn của doanh nghiệp có xu hướng giảm dần tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng lớn: năm 2016 là 135.440 tỷ đồng chiếm 67% dư nợ trung dài hạn, năm 2017 là 145.744 tỷ đồng chiếm 61% dư nợ trung và dài hạn, năm 2018 là 156.407

56.44% 55.82% 54.16% 11.69% 10.40% 8.44% 31.86% 33.77% 37.40% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2016 2017 2018 Nợ ngắn hạn Nợ trung hạn Nợ dài hạn

48

tỷ đồng chiếm 54% dư nợ trung và dài hạn. Sự điều chỉnh này là phù hợp với định hướng phát triển của Vietcombank mở rộng tín dụng bán lẻ.

Quy mô tín dụng trong 3 năm 2016-2018 tăng trưởng mạnh mẽ nhưng chất lượng tín dụng ln được kiểm sốt chặt chẽ. Tỷ lệ nợ xấu năm 2016 là 1,48% đến năm 2018 giảm cịn 0,98%; trong đó nợ xấu cho vay trung và dài hạn là chủ yếu (4.578 tỷ đồng), chiếm 74% tổng dư nợ xấu của Vietcombank.

2.2.2. Thực trạng cơng tác quản trị rủi ro tín dụng trung và dài hạn tại NHTM CP Ngoại Thương Việt Nam. Ngoại Thương Việt Nam. Ngoại Thương Việt Nam.

Công tác quản trị rủi ro tín dụng của Vietcombank thực hiện tập trung thơng qua phịng Quản trị rủi ro tín dụng trực thuộc Hội sở chính, phòng khách hàng và phòng quản lý nợ được đặt tại Hội sở chính, Sở giao dịch và các chi nhánh để phát triển kinh doanh và thực hiện tác nghiệp.

Công tác quản trị rủi ro tín dụng của VCB được được chú trọng ngay từ việc ban hành quy trình tín dụng, thẩm định xét duyệt khoản vay, giải ngân, thu hồi vốn vay, công tác xử lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 50 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)