Định hướng hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trung và dà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 91 - 94)

3.1.1. Định hướng phát triển chung của NHTM CP Ngoại Thương Việt Nam

Vietcombank đã xây dựng định hướng phát triển ngân hàng trong giai đoạn 2016 – 2020 với phương châm Tăng tốc – Hiệu quả – Bền vững, với quan điểm chỉ đạo điều hành Đổi mới – Kỷ cương trách nhiệm. Tất cả nhằm tạo ra những tiền đề vững chắc để đưa Vietcombank vững bước trên con đường trở thành Ngân hàng số 1 tại Việt Nam và có vị thế trong khu vực, được quản trị theo các thông lệ tốt nhất, xứng đáng với niềm tin của các cơ quan quản lý, niềm tin và kỳ vọng của các nhà đầu tư, của hàng triệu khách hàng. Định hướng chủ đạo Vietcombank là tiếp tục bám sát Chiến lược 2011- 2020 nhằm đưa Vietcombank phát triển nhanh quy mô, có chiều sâu, đi đôi với chất lượng và hiệu quả làm trọng tâm, triển khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản trị. Các mục tiêu chính của Vietcombank giai đoạn 2016 – 2020 là: (i) Tiếp tục củng cố và phát triển mạnh mẽ cơ sở khách hàng, gia tăng thị phần kinh doanh; (ii) Kiểm soát tốt chất lượng tài sản; (iii) Đảm bảo an toàn hoạt động, duy trì tốc độ tăng trưởng các mặt hoạt động cao hơn 2015; (iv) Đẩy mạnh triển khai các dự án nâng cao năng lực quản trị, tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển mới.

Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh vốn, ngoại tệ và tài trợ thương mại. Nỗ lực duy trì vị trí dẫn đầu trên thị trường liên ngân hàng thông qua tham gia tích cực trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng để duy trì vai trò nhà tạo lập thị trường; tiếp tục giữ vững vị trí số 1 trên thị trường ngoại hối và thị trường thứ cấp trái phiếu Chính phủ. Gia tăng thị phần thanh toán quốc tế, đa dạng hóa ngành hàng, phát triển các khách hàng ngành xuất nhập khẩu trọng điểm. Chủ động phát triển sản phẩm mới gắn với phương thức thanh toán thị trường.

Công tác khách hàng là nhiệm vụ trung tâm, xuyên suốt: Phát triển khách hàng bán buôn một cách chủ động, có tính hệ thống thông qua việc giữ ổn định và từng bước gia tăng thị phần khách hàng truyền thống; phát triển khách hàng mới là doanh

80

nghiệp kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong các ngành hàng/lĩnh vực có triển vọng tích cực. Chuyển hóa về chất trong phát triển sản phẩm, chuẩn hóa qui trình đối với bán lẻ bằng việc rà soát sản phẩm dịch vụ, ban hành sản phẩm mới, cạnh tranh không chỉ về giá mà còn qua tính năng của sản phẩm cùng với việc đơn giản hóa về thủ tục và quy trình bán

Tăng cường công tác quản trị rủi ro và kiểm tra kiểm soát nội bộ. Kiện toàn chức năng kiểm tra, kiểm toán, giám sát theo thông lệ quốc tế tốt nhất. Triển khai toàn diện, hiệu quả hiệu lực hoạt động của ban kiểm tra nội bộ.

Kế hoạch năm 2019, Vietcombank sẽ tăng tổng tài sản thêm 12%, huy động vốn tăng 13%, tín dụng tăng 15%, nợ xấu dưới 1% và lợi nhuận tăng 12% tương đương trên 20.000 tỷ đồng.

3.1.2. Định hướng phát triển tín dụng trung và dài hạn của NHTM CP Ngoại Thương Việt Nam Thương Việt Nam

Trong năm 2019, những biến động của tình hình kinh tế trong nước cũng như thế giới sẽ tạo ra môi trường kinh doanh rủi ro hơn năm 2018. Rủi ro đó có thể đến từ phía thế giới khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc đang ở mức độ nghiêm trọng. Bên cạnh đó, vấn đề nội bộ chính trị của Mỹ cũng rất rối rắm, nếu chính trường của Mỹ có sự thay đổi thì sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, giá dầu hỏa dao động, thị trường chứng khoán ở Mỹ dao động, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể sẽ tăng lãi suất một vài lần nữa trong năm nay… Hàng loạt yếu tố này có thể khiến cho môi trường kinh doanh của thế giới trở nên rủi ro hơn và sẽ tác động đến môi trường kinh doanh của Việt Nam. Bước vào một năm được dự báo có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh như vậy, Vietcom bank đã đề ra cho mình những định hướng phát triển và các biện pháp khắc phục tình hình hiện tại giúp ngân hàng vượt qua những khó khăn trước mắt và vẫn đảm bảo được tốc độ tăng trưởng đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.

- Tập trung tăng trưởng tín dụng ngay từ những tháng đầu năm . Kiểm soát tăng trưởng tín dụng bán buôn, tâp trung dư nợ vào các ngành định hướng mở rộng, các khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh và khả năng chống đỡ rủi ro cao, khách hàng sử dụng tổng thể các sản phẩm dịch vụ của Vietcombank

81

- Xây dựng lộ trình và đẩy mạnh rút giảm dư nợ đối với DNNN có tình hình tài chính suy giảm, dư nợ tiềm ẩn rủi ro; dư nợ không có TSBĐ/ tài sản bảo đảm thấp, dư nơ có tài sản bảo đảm khó định giá thực, TSBĐ giảm giá trị nhanh, TSBĐ khó bán khó chuyển nhượng.

- Tuân thủ tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn giảm xuống còn 40% theo quy định tại thông tư số 36/2014/TT-NHN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

3.1.3. Định hướng nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng trung và dài hạn của NHTM CP Ngoại thương Việt Nam NHTM CP Ngoại thương Việt Nam

Dư nợ tín dụng trung và dài hạn chiếm gần 50% dư nợ vay của Vietcombank, chất lượng của các khoản vay trung và dài hạn ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Do vậy để đảm bảo tính bền vững và ổn định, công tác quản trị rủi ro tín dụng nói chung và công tác quản trị rủi ro tín dụng trung và dài hạn nói riêng là nhiệm vụ hàng đầu của ngân hàng.

Trong thời gian tới, trong tiến trình từng bước nâng cao chất lượng tín dụng, cải thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng, Vietcombank hướng tới mục tiêu an toàn, hiệu quả đáp ứng đúng chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro tín dụng.

Tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Đối với rủi ro tín dụng, tiếp tục cụ thể hóa chủ trương quản lý và thu hồi nợ xấu, nợ có vấn đề là công việc thường xuyên liên tục. Trong quá trình triển khai các giải pháp phát triển, phải luôn quán triệt chủ trương của chính phủ và NHNN là mở rộng không được hạ chuẩn, không được hạ thấp điều kiện tín dụng đã quy định. Cùng với việc hạn chế phát sinh mới, cần phải tiếp tục đẩy mạnh công tác thu hồi nợ xấu, nhất là các khoản đã được xử lý DPRR, xử lý các tài sản đảm bảo để tạo thêm nguồn, tăng thu nhập cho ngân hàng, tăng khả năng giảm giá thành tín dụng cho khách hàng.

Tiếp tục thực hiện rà soát, phận loại khách hàng… để đảm bảo quản trị rủi ro và quản lý hiệu quả danh mục các khoản vay.

82

Chú trọng công tác quảng bá hình ảnh của Vietcombank, quảng cáo rộng rãi các sản phẩm của Vietcombank trên mọi phương tiện thông tin hoặc thông qua các chương trình khuyến mại thường xuyên để thu hút khách hàng.

Tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ nghiệp vụ, bồi dưỡng chuyên môn, ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp và quan hệ khách hàng cho các cán bộ để đáp ứng yêu cầu của công việc và nhu cầu của khách hàng.

Phối hợp linh hoạt để chặt chẽ giữa các phòng, thực hiện nghiêm túc các quy trình trong hoạt động tín dụng nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng, cần khắc phục tính chặt chẽ do phải trải qua nhiều bộ phận mới đạt kết quả như mong muốn.

Áp dụng tăng cường các biện pháp bảo đảm, kiên quyết rút giảm dư nợ đối với các khoản nợ xấu, các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trung và dài hạn tại NHTM CP Ngoại thương Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)