Tổ chức thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học theo dự án chương sinh sản (sinh học 11 THPT) góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh​ (Trang 72 - 75)

Chương 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.2. Tổ chức thực nghiệm sư phạm

3.2.1. Thờ i gian và đi ̣a điểm thực nghiê ̣m

Thờ i gian: Từ tháng 10/2016 đến hết tháng 3/2017 Đi ̣a điểm:

- Trườ ng THPT Kim Ngọc, Bắc Quang, Hà Giang (lớp ĐC: 11B2 và lớp TN: 11B4).

- Trườ ng THPT Liên Hiệp, Bắc Quang, Hà Giang (lớp ĐC: 11B2 và lớp TN: 11B3).

3.2.2. Đối tượng thực nghiệm

Đối tượng TN là HS lớp 11 có trình độ tương đương nhau của 02 trường THPT được chọn. Tổng số có 120 HS tham gia trong đó các lớp TN có 60 HS, các lớp ĐC có 60 HS.

Việc lựa chọn trên tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc đồng đều. Chúng tôi dựa vào kết quả khảo sát, phân loại HS theo kết quả học tập khảo sát chất lượng đầu năm học 2016 - 2017, do đó các lớp ĐC và lớp TN được chọn không chỉ tương đối đồng đều nhau về số lượng và các tiêu chí khác như độ tuổi, v.v. mà cịn đảm bảo độ đồng đều về trình độ nhận thức (Hình 3.1).

0 5 10 15 20 25 30 35 40 Yếu T b Khá Giỏi ĐC T N

Hình 3.1. Biểu đồ so sánh kết quả học tập của lớp ĐC và TN

Qua Hình 3.1 nhận thấy, số lượng HS có học lực yếu, trung bình, khá, giỏi ở các lớp ĐC và TN có sự chênh lệch nhưng không lớn.

Việc chọn GV dạy TN được tiến hành theo nguyên tắc như sau: GV có nhiều kinh nghiệm trong dạy học môn Sinh học và được chúng tôi tư vấn về DHTDA và tham gia dạy lớp TN và lớp ĐC.

Trong quá trình làm công tác chuẩn bị và tiến hành TN chúng tôi thường xuyên trao đổi với GV dạy TN để thảo luận, rút kinh nghiệm và thống nhất nội dung cũng như PPDH.

3.2.3. Nội dung thực nghiệm

Dựa trên cơ sở lí luận và nghiên cứu về thực tra ̣ng DHTDA, định hướng nâng cao NLTH chú ng tôi đã tiến hành tổ chức DHTDA thơng qua hoạt động ngoại khóa với 2 dự án đó là: “Tìm hiểu đặc điểm quá trình sinh trưởng, phát triển và sinh sản của một số loại cây trồng tại địa phương” và Dự án “Tìm hiểu sức khỏe sinh sản vị thành niên và sinh đẻ có kế hoạch ở người” thuộc nội dung chương “Sinh sản” (SH 11-THPT).

3.2.4. Tổ chứ c thực nghiê ̣m

Bước 1: Liên hệ với cơ sở thực nghiê ̣m

Chúng tôi liên hệ công việc với Ban giám hiệu của 02 trường được chọn làm nơi TN để tiến hành triển khai dự án. Sau khi được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường chúng tơi đã liên hê ̣ trực tiếp với giáo viên giảng da ̣y môn Sinh học khối 11 củ a 02 trường tham gia TN sư phạm để đă ̣t vấn đề, nêu mục đích, trao đổi hình thức và biện pháp giảng da ̣y.

Bước 2: Lên kế hoa ̣ch và chuẩn bi ̣ thực nghiê ̣m Lên kế hoa ̣ch và thông báo cho các khách thể TN.

Chuẩn bị nô ̣i dung về hình thức tổ chức DHTDA để thống nhất với GV thực dạy ở các trường sở ta ̣i.

Chuẩn bị tài liệu (in tài liê ̣u phát tay) về DAHT và kế hoa ̣ch triển khai tới GV.

Bước 3: Triển khai thực hiện giảng da ̣y

Các DAHT được chú ng tôi thiết kế sau đó chuyển giao cho các GV trường sở tại trực tiếp giảng da ̣y liên tiếp trong thời gian là 02 tháng của năm học 2016 - 2017, GV được mời tham gia nghiên cứu trực tiếp giảng dạy cả lớp TN và lớp ĐC trong một trường và ho ̣ chủ đô ̣ng quan sát, ghi chép những biểu hiê ̣n của HS.

Bộ câu hỏi để xác định những biểu hiện NLTH của HS được khảo sát trước và sau khi kết thúc các DAHT.

Bài kiểm tra trắc nghiệm, tự luận được GV cho khảo sát sau khi kết thúc dự án đối với lớp TN. Với lớp ĐC thì GV cho kiểm tra sau khi kết thúc các bài học tương ứng.

Bước 4: Đánh giá và kết thúc

Kết quả đánh giá NLTH dựa vào bộ câu hỏi khảo sát HS, sự ghi chép quan sát của GV và kết quả học tập (dựa vào các bài kiểm tra) ở lớp TN và lớp ĐC.

Số liệu thu thập thông qua bộ câu hỏi được nhâ ̣p và xử lí trong phần mềm Microsoft Excel cụ thể là: Phân tích những biểu hiện của NLTH thơng qua bộ câu hỏi gồm 30 câu trong đó có 25 câu phân tích định lượng bằng cách cho điểm. Kết quả từng câu được quy ra điểm trung bình cho quần thể nghiên cứu (nhưng trước đó có sự gán điểm cho mỗi câu, HS chọn phương án (1) thì tương ứng với 1 điểm, chọn phương án (2) thì tương ứng với 2 điểm ... chọn phương án (5) thì tương ứng với 5 điểm. Sau đó gộp các câu theo 7 nhóm (7 đặc điểm của NLTH) tương ứng rồi tính điểm trung bình, độ lệch chuẩn, kiểm định T- test, mức ý nghĩa thống kê (P) cho mỗi nhóm . Sau khi tính điểm thì kiểm định sự sai khác giữa điểm trung bình trước TN và sau TN ở lớp ĐC và lớp TN từ đó rút ra những kết luận có giá trị về DHTDA.

Có 4 câu (26, 27, 28, 29) khơng tính điểm mà xác định phần trăm lựa chọn, câu 30 trả lời theo quan điểm cá nhân mỗi HS

DHTDA là một PPDH mới đối với GV và HS vùng núi như chúng tơi, do đó chú ng tơi chủ đơ ̣ng mời các GV cùng nhóm sinh, các GV thuộc các bộ môn khác và

tham gia dự giờ tất cả các bước tổ chức da ̣y ho ̣c của GV. Bên cạnh đó tiến hành trao đởi ý kiến với GV trực tiếp giảng dạy, GV đi dự giờ và HS, đồng thời kết hợp với việc quan sát và ghi nhâ ̣t kí để lưu giữ các tư liê ̣u, đây chính là cơ sở cho quá trình đánh giá, phiên giải số liê ̣u sau này.

Các giá trị có ý nghĩa thống kê được phân tích và kiểm chứng qua quan sát, ghi chép. Một số trường hợp cụ thể thì thông qua phỏng vấn sâu để phiên giải đi ̣nh tính. Đây là cơ sở để có được những kết quả nghiên cứu mô ̣t cách khách quan và mang tính khoa ho ̣c.

3.2.5. Phương pháp phân tích kết quả thực nghiệm

Kết quả TN được phân tích để rút ra các kết luận khoa học mang tính khách quan. Phân tích số liệu thu được từ TN bằng phần mềm Microsoft Excel. Lập bảng phân phối TN, tính giá trị trung bình và phương sai của mỗi mẫu. So sánh giá trị trung bình để đánh giá khả năng hiểu bài và khả năng hệ thống hoá kiến thức của các lớp TN so với các lớp ĐC, đồng thời phân tích phương sai để khẳng định nguồn ảnh hưởng đến kết quả học tập ở các lớp TN và lớp ĐC là do sử dụng hay không sử dụng DHTDA trong dạy học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học theo dự án chương sinh sản (sinh học 11 THPT) góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh​ (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)