.7 Bảng kết quả mơ hình hồi quy FGLS

Một phần của tài liệu Tác động của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các công ty ngành công nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 52 - 72)

ROE Hệ số hồi

quy

Sai số

chuẩn z P>|z| Khoảng tin cậy 95%

TD -0.1801004 0.0288718 -6.24 0.000 -0.2366882 -0.1235126 LTD 0.0396779 0.0535961 0.74 0.459 -0.0653686 0.1447244 SIZE 0.0107942 0.0057111 1.89 0.059 -0.0003993 0.0219877 GROWTH 0.0639588 0.0188999 3.38 0.001 0.0269157 0.1010018 _CONS 0.0538665 0.0728189 0.74 0.459 -0.088856 0.196589 Nguồn: Tính tốn tổng hợp từ Stata14 Với biến phụ thuộc là ROEit, sau khi dùng phương pháp FGLS nhằm khắc phục hiện tượng phương sai của sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan để đảm bảo ước lượng thu được vững và hiệu quả, ta có mơ hình hồi quy như sau:

ROEit = 0.0639588 GROWTHit – 0.1801004 TDit + μit

- Biến tỷ lệ nợ TDit có tác động ngược chiều đến ROEit và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%.

- Biến tốc độ tăng trưởng doanh thu GROWTHit có tác động thuận chiều đến ROEit và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%.

45

- Hai biến tỷ lệ nợ dài hạn LTDit và biến quy mô doanh nghiệp SIZEit đều có tác động thuận chiều đến ROEit tuy nhiên hai biến độc lập này khơng có ý nghĩa thống kê.

4.5.5 Tổng hợp kết quả kiểm định

Dựa vào các kết quả kiểm định ở trên ta thấy hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình được đánh giá là không nghiêm trọng. Tuy vậy, mơ hình lại có hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan giữa các sai số. Hiện tượng này sẽ làm cho các ước lượng thu được bằng các phương pháp hồi quy thông trường trên dữ liệu bảng không hiệu quả, các kiểm định hệ số hồi qui khơng cịn đáng tin cậy. Vì vậy, tơi đã dùng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (FGLS) để khắc phục hai hiện tượng này nhằm đảm bảo ước lượng thu được vững và hiệu quả.

4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu

4.6.1 Biến tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản

Tỷ lệ nợ ngắn hạn (STD) là một trong 5 biến độc lập được nghiên cứu trong mơ hình, được đo lường bằng cách lấy nợ ngắn hạn trên tổng tài sản. Tuy nhiên sau khi phân tích mối tương quan giữa các biến độc lập lại cho thấy mối tương quan giữa 2 biến nợ ngắn hạn và tổng nợ là rất cao bằng 0.8130, vì vậy muốn có được kết quả khi chạy mơ hình hồi quy tác giả phải loại bỏ đi một trong hai biến. Vì biến tổng nợ bao hàm cả tỷ lệ nợ ngắn hạn và tỷ lệ nợ dài hạn nên sẽ có cái nhìn bao qt hơn biến tỷ lệ nợ ngắn hạn khi tiến hành các phân tích, vậy nên tác giả sẽ loại biến tỷ lệ nợ ngắn hạn.

Nguyên nhân lại có sự tương quan rất cao giữa hai biến này thì hồn tồn phù hợp với cơ cấu của các cơng ty thuộc nhóm ngành cơng nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam, phần lớn là các công ty thuộc ngành công nghiệp chế biến – chế tạo và dịch vụ. Theo số liệu thống kê của Viện chiến lược và chính sách tài chính thì trong giai đoạn từ 2012-2017 thì tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng nợ của nhóm ngành chế biến – chế tạo và dịch vụ công nghiệp lần lược là 89% và 78%.

46

4.6.2 Biến tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản

Tỷ lệ nợ dài hạn (LTD) được đo lường bằng nợ dài hạn trên tổng tài sản; qua kết quả hồi quy cho thấy tỷ lệ nợ dài hạn có tác động thuận chiều với tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), hệ số của biến tỷ lệ nợ dài hạn là 0.0396779. Tuy nhiên kết quả hồi quy này thì khơng có ý nghĩa thống kê.

Có thể thấy rằng với các dữ liệu nghiên cứu trong giai đoạn từ 2012-2016, bài nghiên cứu không đủ cơ sở để chấp nhận giả thuyết tỷ lệ nợ dài hạn có tác động đến tỷ suất sinh lời trên tổng vốn chủ sở hữu. Qua dữ liệu từ 450 quan sát của các doanh nghiệp nhóm ngành cơng nghiệp trên thị trường chứng khốn có thể thấy rằng cấu trúc vốn chủ yếu phụ thuộc vào nợ ngắn hạn, nợ dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng thấp ở mức trung bình là 10.3%. Cùng với kết quả đã phân tích ở trên về việc tương quan giữa 2 biến tổng nợ và tỷ lệ nợ ngắn hạn thì kết quả hồi quy này cũng là điều dễ hiểu.

4.6.3 Biến tỷ lệ nợ trên tổng tài sản

Theo như các lý thuyết về cấu trúc vốn thì thì việc sử dụng nợ vay là một địn bẩy tài chính để làm khếch đại giá trị của ROE, tuy nhiên các lý thuyết này không trả lời được câu hỏi sử dụng đòn bẩy bao nhiêu là hợp lý, chính vì vậy mà việc nghiên cứu các dữ liệu của các doanh nghiệp trên thị trường nhằm xem xét tác động của việc sử dụng nợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là điều cần thiết. Tỷ lệ nợ (TD) trong mơ hình nghiên cứu được đo lường bằng cách lấy tổng nợ trên tổng tài sản. Ở mức ý nghĩa 5%, kết quả hồi quy cho thấy hệ số của biến tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (TD) là -0.1801004, điều này cho thấy rằng tỷ lệ nợ trên tổng tài sản có tác động ngược chiều lên tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, cụ thể khi giảm 1% tỷ lệ nợ trên tổng tài sản thì tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tăng sấp sĩ 0.18% và ngược lại. Mối tương quan ngược chiều nói lên rằng các cơng ty thuộc nhóm ngành cơng nghiệp trên thị trường chứng khốn Việt Nam đang sử dụng địn bẩy tài chính chưa thật sự hiệu quả. Có thể thấy trong giai đoạn từ 2012-2016 chi phí lãi vay có xu hướng giảm giúp các doanh nghiệp giảm áp lực về chi phí, tuy

47

nhiên do chịu tác động của cuộc suy thoái kinh tế thế giới nên các cơng ty thuộc nhóm ngành cơng nghiệp có tốc độ tăng trưởng chưa thật sự ấn tượng. Từ tăng trưởng trung bình 14.3%/năm của giai đoạn 2006 - 2010 giảm xuống 10%/năm trong giai đoạn 2011 – 2015.

Kết quả nghiên cứu này phù hợp với giả thuyết đặt ra ban đầu “(H3): Tỷ lệ nợ có tác động ngược chiều (-) đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)” và cũng phù hợp với các nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phúc (2014), Mahfuzah Salim - Dr.Raj Yadav (2012) S. A. Jude Leon (2013), Abbasali Pouraghajan và các cộng sự (2012), Huỳnh Thị Tuyết Phượng (2016). Nhìn chung các nghiên cứu này đều đến từ các nền kinh tế đang phát triển giống như Việt Nam, vì vậy những sự tương đồng là điều tất yếu.

4.6.4 Biến quy mô doanh nghiệp

Xét về mặt lý thuyết, các doanh nghiệp luôn mong muốn gia tăng tài sản. Gia tăng tài sản đồng nghĩa với việc gia tăng thị phần, tiếp cận các cơ hội đầu tư mới, tận dụng lợi thế từ việc gia tăng tài sản để tạo ra các sản phẩm với giá cả cạnh tranh. Vì vậy, việc gia tăng tài sản có một ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Đặc trưng của ngành cơng nghiệp địi hỏi phải có máy móc hiện đại, các cơng nghệ tiên tiến. Do đó, lợi thế về quy mô doanh nghiệp sẽ là điều kiện cần thiết để có thể đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Qua kết quả hồi quy cho thấy biến quy mô doanh nghiệp (SIZE) có tác động thuận chiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đại diện bởi biến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Tuy nhiên biến này khơng có ý nghĩa thống kê, P – value = 0.059 > 5%. Điều này cho thấy rằng quy mô của các cơng ty thuộc nhóm ngành cơng nghiệp trong giai đoạn 2012-2016 đang ở mức khá ổn định. Đa phần các ngành công nghiệp chủ đạo chưa được tổ chức theo mơ hình chuỗi giá trị, chủ yếu chỉ tham gia ở các cơng đoạn có giá trị gia tăng thấp vì vậy việc mở rộng hay thu hẹp quy mô cũng không phải là yếu tố tạo nên sự khác biệt trong hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

48

4.6.5 Biến tốc độ tăng trưởng doanh thu

Tăng trưởng doanh thu cùng với cắt giảm chi phí là điều mà các doanh nghiệp hướng tới, từ đó sẽ tối đa hóa được lợi nhuận tạo ra. Gia tăng doanh thu chỉ thực sự tốt khi chi phí có tốc độ tăng chậm hơn so với tốc độ tăng trưởng doanh thu. Với kết quả hồi quy thu được khi quan sát 450 mẫu nghiên cứu trong giai đoạn từ 2012 – 2016, ta được hệ số trong mơ hình là 0.0639588 ở mức ý nghĩa 5%. Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu (GROWTH) có quan hệ thuận chiều với biến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Ta chấp nhận giả thuyết đã đặt ra khi xây dựng mơ hình nghiên cứu “Giả thuyết 5 (H5): Tốc độ tăng trưởng doanh thu có tác động thuận chiều (+) đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)”, kết quả này cũng nhất quán với các nghiên cứu của Mahfuzah Salim, Dr.Raj Yadav (2012), Huỳnh Thị Tuyết Phượng (2016).

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Trong chương 4 tác giả đã tiến hành thực hiện thống kê mô tả, lựa chọn mơ hình phù hợp, thực hiện các kiểm định tồn tại trong mơ hình như kiểm định phương sai của sai số thay đổi, đa cộng tuyến, tự tương quan. Kết quả mơ hình cho thấy có hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan, để khắc phục hiện tượng này nên tác giả đã sử dụng bằng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (FGLS).

Các kết quả khi tiến hành phân tích hồi quy cho thấy xu hướng tác động của việc sử dụng địn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng tương đồng với các nghiên cứu trước đây. Nhưng cũng có những khác biệt đặc thù so với những nền kinh tế khác.

Trong chương cuối cùng bài nghiên cứu sẽ đề xuất giải pháp và một số kiến nghị về việc nâng cao hiệu quả sử dụng địn bẩy tài chính thơng qua các kết quả nghiên cứu đã được thực hiện ở chương 4.

49

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ 2012 – 2016 của 212 doanh nghiệp thuộc nhóm ngành cơng nghiệp. Bài nghiên cứu về tác động của địn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành cơng nghiệp bằng việc kết hợp công cụ định lượng Stata 14 và phân tích định tính. Kết quả nghiên cứu cụ thể cho thấy có sự tác động có ý nghĩa thống kê của biến địn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, được đo lường bằng biến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Mơ hình nghiên cứu với kết quả như sau:

ROEit = 0.0639588 GROWTHit – 0.1801004 TDit + μit

Kết quả này đã giải quyết được mục tiêu thứ nhất tác động của địn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành cơng nghiệp được đặt ra ban đầu. Biến địn bẩy tài chính trong bài nghiên cứu được đại diện bởi 3 biến lần lượt là tỷ lệ nợ ngắn hạn (STD), tỷ lệ nợ dài hạn (LTD), tổng nợ trên tổng tài sản (TD). Tuy nhiên do đặc điểm về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành cơng nghiệp nên chỉ có biến tỷ lệ nợ ngắn hạn và tổng nợ trên tổng tài sản là có ý nghĩa thống kê. Nhưng giữa tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản và tổng nợ trên tổng tài sản lại có mối tương quan cao, vì vậy buộc phải bỏ một trong hai biến để tiếp tục chạy mơ hình hồi quy, vì vậy tác giả đã bỏ đi biến tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản.

Kết quả hồi quy cho thấy tổng nợ trên tổng tài sản có tương quan ngược chiều với tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu với hệ số tương quan là -0.1801004, với mức ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy trong giai đoạn 2012-2016 các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành cơng nghiệp sử dụng một tỷ lệ nợ lớn. Điều này thì phù hợp với thực trạng về cơ cấu nợ các doanh nghiệp nhóm ngành cơng nghiệp trong giai đoạn này, tuy nhiên cơ cấu nợ trong giai đoạn này có xu hướng giảm dần qua các năm.

50

5.2 Một số kiến nghị nhầm nâng cao hiệu quả sử dụng địn bẩy tài chính

5.2.1 Đối với doanh nghiệp

 Giai đoạn suy thoái

Trong giai đoạn suy thối kinh tế tồn cầu, những ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam là không thể tránh khỏi. Việc kinh doanh không thuận lợi đi kèm với chi phí lãi vay cao do sử dụng một tỷ lệ lớn nợ vay trong cấu trúc vốn dẫn đến việc hàng loạt các doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng tài chính dẫn đến phá sản. Vì vậy nên các doanh nghiệp nên cân nhắc giữa việc sử dụng nợ hay vốn chủ sở hữu để tài trợ hoặc động kinh doanh của mình. Những lợi ích từ lá chắn thuế đem lại khi sử dụng nợ trong giai đoạn tăng trưởng cao làm khuyếch đại tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) từ đó đem lại lợi ích lớn cho các cổ đơng. Tuy nhiên sử dụng nhiều nợ vay cũng tiềm ẩn những rủi ro về chi phí tài chính, khi ấy doanh thu khơng bù đắp được chi phí từ việc vay nợ khiến doanh nghiệp mất khả năng chi trả từ đó dẫn đến phá sản.

Điều quan trọng trong giai đoạn này là các doanh nghiệp cần tái cấu trúc vốn theo hướng giảm nguồn nợ vay ngắn hạn, vì nguồn tài trợ này có chi phí lớn cùng với đó là áp lực thời gian trả nợ ngắn khiến doanh nghiệp mất chủ động trong vấn đề chi trả. Nên sử dụng nợ vay đúng mục đích, tránh việc sử dụng nợ ngắn hạn để đầu tư vào tài sản dài hạn.

Cuối cùng, các doanh nghiệp nên cân nhắc việc giữ lại cổ tức để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thay vì chia cổ tức cho cổ đơng và bù đắp các thiếu hụt bằng cách vay nợ.

 Giai đoạn tăng trưởng

Ngược lại với giai đoạn suy thoái, trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế, hoạt động kinh doanh sẽ thuận lợi hơn đem đến những khoản lợi nhuận lớn. Khi đó tốc tăng trưởng lợi nhuận đủ lớn để bù đắp chi phí tiền lãi vay, với việc sử dụng một tỷ lệ đòn bẩy lớn sẽ khuếch đại tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, đem lại lợi ích lớn

51

nhất cho các cổ đơng. Vì vậy cần chủ động sử dụng nợ vay trong để tài trợ cho hoạt động kinh doanh thay vì chỉ sử dụng vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên vẫn phải cân nhắc một tỷ lệ nợ vay phù hợp vì địn bẩy tài chính là một con dao hai lưỡi, nên căn cứ vào chỉ số tỷ lệ nợ bình quân ngành để làm thước đo cho doanh nghiệp của mình.

5.2.2 Đối với Nhà nước

Ổn định kinh tế vĩ mô là điều cần thiết để hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp thuận lợi hơn bằng việc có các chính sách điều tiết phù hợp và kịp thời nhằm giảm lạm phát, lãi suất, ổn định tỷ giá hối đoái.

Cần xây dựng hệ thống đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp để giúp các doanh nghiệp tiếp cận đến nguồn vốn thông qua việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, thay vì chỉ phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng hiện nay. Việc lệ thuộc quá nhiều vào hệ thống tín dụng ngân hàng sẽ khiến hệ thống này rất dễ tổn thương trước những sự thay đổi bất thường của nền kinh tế và ngược lại. Hiện nay NHNN vẫn cho phép các tổ chức tín dụng sử dụng tối đa 50% vốn vay ngắn hạn cho vay trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, trong khi lẽ ra vốn đầu tư trung dài hạn của DN phải được huy động từ thị trường vốn, thị trường chứng khoán; nhưng do các thị trường này chưa phát triển, vốn cung ứng cho nền kinh tế vẫn chủ yếu thực hiện qua hệ thống ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước nên có các biện pháp ngăn chặn việc cạnh tranh lãi suất thiếu lành mạnh, việc cạnh tranh lãi suất huy động vốn dẫn đến lãi suất cho vay khó có thể giảm được. Ngân hàng Nhà nước nên có các định hướng phát triển dịch vụ phi

Một phần của tài liệu Tác động của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các công ty ngành công nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 52 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)