Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các công ty ngành công nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 53 - 57)

4.6.1 Biến tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản

Tỷ lệ nợ ngắn hạn (STD) là một trong 5 biến độc lập được nghiên cứu trong mơ hình, được đo lường bằng cách lấy nợ ngắn hạn trên tổng tài sản. Tuy nhiên sau khi phân tích mối tương quan giữa các biến độc lập lại cho thấy mối tương quan giữa 2 biến nợ ngắn hạn và tổng nợ là rất cao bằng 0.8130, vì vậy muốn có được kết quả khi chạy mơ hình hồi quy tác giả phải loại bỏ đi một trong hai biến. Vì biến tổng nợ bao hàm cả tỷ lệ nợ ngắn hạn và tỷ lệ nợ dài hạn nên sẽ có cái nhìn bao qt hơn biến tỷ lệ nợ ngắn hạn khi tiến hành các phân tích, vậy nên tác giả sẽ loại biến tỷ lệ nợ ngắn hạn.

Nguyên nhân lại có sự tương quan rất cao giữa hai biến này thì hồn tồn phù hợp với cơ cấu của các cơng ty thuộc nhóm ngành cơng nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam, phần lớn là các công ty thuộc ngành công nghiệp chế biến – chế tạo và dịch vụ. Theo số liệu thống kê của Viện chiến lược và chính sách tài chính thì trong giai đoạn từ 2012-2017 thì tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng nợ của nhóm ngành chế biến – chế tạo và dịch vụ công nghiệp lần lược là 89% và 78%.

46

4.6.2 Biến tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản

Tỷ lệ nợ dài hạn (LTD) được đo lường bằng nợ dài hạn trên tổng tài sản; qua kết quả hồi quy cho thấy tỷ lệ nợ dài hạn có tác động thuận chiều với tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), hệ số của biến tỷ lệ nợ dài hạn là 0.0396779. Tuy nhiên kết quả hồi quy này thì khơng có ý nghĩa thống kê.

Có thể thấy rằng với các dữ liệu nghiên cứu trong giai đoạn từ 2012-2016, bài nghiên cứu không đủ cơ sở để chấp nhận giả thuyết tỷ lệ nợ dài hạn có tác động đến tỷ suất sinh lời trên tổng vốn chủ sở hữu. Qua dữ liệu từ 450 quan sát của các doanh nghiệp nhóm ngành cơng nghiệp trên thị trường chứng khốn có thể thấy rằng cấu trúc vốn chủ yếu phụ thuộc vào nợ ngắn hạn, nợ dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng thấp ở mức trung bình là 10.3%. Cùng với kết quả đã phân tích ở trên về việc tương quan giữa 2 biến tổng nợ và tỷ lệ nợ ngắn hạn thì kết quả hồi quy này cũng là điều dễ hiểu.

4.6.3 Biến tỷ lệ nợ trên tổng tài sản

Theo như các lý thuyết về cấu trúc vốn thì thì việc sử dụng nợ vay là một địn bẩy tài chính để làm khếch đại giá trị của ROE, tuy nhiên các lý thuyết này khơng trả lời được câu hỏi sử dụng địn bẩy bao nhiêu là hợp lý, chính vì vậy mà việc nghiên cứu các dữ liệu của các doanh nghiệp trên thị trường nhằm xem xét tác động của việc sử dụng nợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là điều cần thiết. Tỷ lệ nợ (TD) trong mơ hình nghiên cứu được đo lường bằng cách lấy tổng nợ trên tổng tài sản. Ở mức ý nghĩa 5%, kết quả hồi quy cho thấy hệ số của biến tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (TD) là -0.1801004, điều này cho thấy rằng tỷ lệ nợ trên tổng tài sản có tác động ngược chiều lên tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, cụ thể khi giảm 1% tỷ lệ nợ trên tổng tài sản thì tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tăng sấp sĩ 0.18% và ngược lại. Mối tương quan ngược chiều nói lên rằng các cơng ty thuộc nhóm ngành cơng nghiệp trên thị trường chứng khốn Việt Nam đang sử dụng đòn bẩy tài chính chưa thật sự hiệu quả. Có thể thấy trong giai đoạn từ 2012-2016 chi phí lãi vay có xu hướng giảm giúp các doanh nghiệp giảm áp lực về chi phí, tuy

47

nhiên do chịu tác động của cuộc suy thoái kinh tế thế giới nên các cơng ty thuộc nhóm ngành cơng nghiệp có tốc độ tăng trưởng chưa thật sự ấn tượng. Từ tăng trưởng trung bình 14.3%/năm của giai đoạn 2006 - 2010 giảm xuống 10%/năm trong giai đoạn 2011 – 2015.

Kết quả nghiên cứu này phù hợp với giả thuyết đặt ra ban đầu “(H3): Tỷ lệ nợ có tác động ngược chiều (-) đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)” và cũng phù hợp với các nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phúc (2014), Mahfuzah Salim - Dr.Raj Yadav (2012) S. A. Jude Leon (2013), Abbasali Pouraghajan và các cộng sự (2012), Huỳnh Thị Tuyết Phượng (2016). Nhìn chung các nghiên cứu này đều đến từ các nền kinh tế đang phát triển giống như Việt Nam, vì vậy những sự tương đồng là điều tất yếu.

4.6.4 Biến quy mô doanh nghiệp

Xét về mặt lý thuyết, các doanh nghiệp luôn mong muốn gia tăng tài sản. Gia tăng tài sản đồng nghĩa với việc gia tăng thị phần, tiếp cận các cơ hội đầu tư mới, tận dụng lợi thế từ việc gia tăng tài sản để tạo ra các sản phẩm với giá cả cạnh tranh. Vì vậy, việc gia tăng tài sản có một ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Đặc trưng của ngành cơng nghiệp địi hỏi phải có máy móc hiện đại, các cơng nghệ tiên tiến. Do đó, lợi thế về quy mô doanh nghiệp sẽ là điều kiện cần thiết để có thể đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Qua kết quả hồi quy cho thấy biến quy mơ doanh nghiệp (SIZE) có tác động thuận chiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đại diện bởi biến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Tuy nhiên biến này khơng có ý nghĩa thống kê, P – value = 0.059 > 5%. Điều này cho thấy rằng quy mô của các cơng ty thuộc nhóm ngành cơng nghiệp trong giai đoạn 2012-2016 đang ở mức khá ổn định. Đa phần các ngành công nghiệp chủ đạo chưa được tổ chức theo mơ hình chuỗi giá trị, chủ yếu chỉ tham gia ở các cơng đoạn có giá trị gia tăng thấp vì vậy việc mở rộng hay thu hẹp quy mô cũng không phải là yếu tố tạo nên sự khác biệt trong hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

48

4.6.5 Biến tốc độ tăng trưởng doanh thu

Tăng trưởng doanh thu cùng với cắt giảm chi phí là điều mà các doanh nghiệp hướng tới, từ đó sẽ tối đa hóa được lợi nhuận tạo ra. Gia tăng doanh thu chỉ thực sự tốt khi chi phí có tốc độ tăng chậm hơn so với tốc độ tăng trưởng doanh thu. Với kết quả hồi quy thu được khi quan sát 450 mẫu nghiên cứu trong giai đoạn từ 2012 – 2016, ta được hệ số trong mơ hình là 0.0639588 ở mức ý nghĩa 5%. Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu (GROWTH) có quan hệ thuận chiều với biến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Ta chấp nhận giả thuyết đã đặt ra khi xây dựng mơ hình nghiên cứu “Giả thuyết 5 (H5): Tốc độ tăng trưởng doanh thu có tác động thuận chiều (+) đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)”, kết quả này cũng nhất quán với các nghiên cứu của Mahfuzah Salim, Dr.Raj Yadav (2012), Huỳnh Thị Tuyết Phượng (2016).

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Trong chương 4 tác giả đã tiến hành thực hiện thống kê mô tả, lựa chọn mơ hình phù hợp, thực hiện các kiểm định tồn tại trong mơ hình như kiểm định phương sai của sai số thay đổi, đa cộng tuyến, tự tương quan. Kết quả mơ hình cho thấy có hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan, để khắc phục hiện tượng này nên tác giả đã sử dụng bằng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (FGLS).

Các kết quả khi tiến hành phân tích hồi quy cho thấy xu hướng tác động của việc sử dụng địn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng tương đồng với các nghiên cứu trước đây. Nhưng cũng có những khác biệt đặc thù so với những nền kinh tế khác.

Trong chương cuối cùng bài nghiên cứu sẽ đề xuất giải pháp và một số kiến nghị về việc nâng cao hiệu quả sử dụng địn bẩy tài chính thơng qua các kết quả nghiên cứu đã được thực hiện ở chương 4.

49

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Tác động của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các công ty ngành công nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)