Đo lường các biến

Một phần của tài liệu Tác động của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các công ty ngành công nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 28 - 30)

2.4.1 Hiệu quả hoạt động kinh doanh

Có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo như các nghiên cứu trước đây các tác giả thường sử dụng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) hay thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) để đại diện cho biến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thu nhập trên mổi cổ phần (EPS) nói lên rằng mỗi cổ phiếu sẽ nhận được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, vì thu nhập trên mổi cổ phần (EPS) là một con số tuyệt đối nên không thể phản ánh đúng bản chất của việc sử dụng địn bẩy tài chính khi so sánh hiệu quả kinh doanh giữa các doanh nghiệp.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), theo như lý thuyết đã học về địn bẩy tài chính thì khi các doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ vay hơn thì chỉ số này sẽ nhỏ hơn, điều này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới khi thực hiện đề tài này, vì vậy tơi xin phép không kiểm định lại biến này.

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), với ý nghĩa một đồng đầu tư vào vốn chủ sở hữu thì cổ đơng sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, thì đây là chỉ số lý tưởng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vì mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là đem lại lợi ích lớn nhất cho cổ đơng. Vì vậy tơi xin được lựa chọn biến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) làm biến đại diện cho hiệu quả hoạt động kinh doanh và cũng là biến phụ thuộc của mơ hình.

ROE = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu

2.4.2 Đòn bẩy tài chính

Đây là biến độc lập trong mơ hình, biến địn bẩy tài chính thường được đo lường bằng hai cách. Theo như S. A. Jude Leon (2013) đòn bẩy tài chính được đo lường theo cơng thức Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu, các nghiên cứu khác lại đo lường địn bẩy tài chính bằng cách lấy Nợ/Tổng tài sản. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, tôi sẽ đo

21

lường bằng cách lấy Nợ/Tổng tài sản, trong đó sẽ chia ra làm 3 biến lần lượt là STD, LTD, TD để có cái nhìn khách quan hơn về tác động của từng cấu trúc nợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

STD = Nợ ngắn hạn/Tổng tài sản LTD = Nợ dài hạn/Tổng tài sản TD = Tổng nợ/Tổng tài sản

2.4.3 Quy mô doanh nghiệp

Quy mô của DN có thể được hiểu là quy mô nguồn vốn, quy mô tài sản, quy mô doanh thu, quy mô mạng lưới tiêu thụ… Mơ hình lý thuyết Lợi thế kinh tế theo quy mơ hay cịn gọi là lợi nhuận tăng dần theo quy mô được thể hiện khi chi phí bình qn trên một sản phẩm sản xuất ra sẽ giảm dần theo mức tăng của sản lượng sản phẩm. Lợi thế kinh tế theo quy mơ có được bởi việc giảm thiểu chi phí cố định, hiệu quả của tính chun mơn hóa. Để làm tăng độ phù hợp của mơ hình tơi xin đưa hai biến kiểm sốt là quy mơ doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng vào mơ hình. Biến quy mơ doanh nghiệp được đo lường như sau:

Quy mô doanh nghiệp (SIZE) = Logarit (Tổng tài sản)

2.4.4 Tốc độ tăng trưởng doanh thu

Giống như biến quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng cũng là một biến kiểm sốt trong mơ hình. Tăng trưởng thể hiện đây là dấu hiệu tốt cho sự mong đợi hiệu quả kinh doanh và do đó đưa đến sự tương quan tích cực giữa sự tồn tại và tăng trưởng của doanh nghiệp.

Tốc độ tăng trưởng doanh thu (Growth) = (Doanh thu năm (t) – Doanh thu năm (t- 1))/ Doanh thu năm (t-1)

22

Một phần của tài liệu Tác động của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các công ty ngành công nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)