STT Ký
hiệu Tên biến Các đo lường Kỳ vọng
Biến phụ thuộc
ROE
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở
hữu
Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu
Biến độc lập
1 STD Tỷ lệ nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn/Tổng tài sản (-)
2 LTD Tỷ lệ nợ dài hạn Nợ dài hạn/Tổng tài sản (-)
3 TD Tỷ lệ nợ Tổng nợ/Tổng tài sản (-)
4 SIZE Quy mô doanh
nghiệp Logarit(Tổng tài sản) (+)
5 Growth Tốc độ tăng trưởng
doanh thu (Growth (t) – Growth(t-1))/Growth(t-1) (+) Nguồn: Tổng hợp của tác giả (+): Biến có mối tương quan thuận với hiệu quả hoạt động kinh doanh.
(-): Biến có mối tương quan nghịch với hiệu quả hoạt động kinh doanh.
3.4 Dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp giai đoạn 2012-2016 để phân tích tác động của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp ngành công nghiệp. Các dữ liệu tài chính sử dụng cho nghiên cứu được thu thập từ web: www.cophieu68.com, https://www.hsx.vn, https://www.hnx.vn, https://www.
32
sgo.gov.vn..v..v.. và từ chính các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp được lựa chọn. Dữ liệu trong nghiên cứu này tạo thành bảng dữ liệu là dữ liệu chéo theo chuỗi thời gian. Theo Gujarati (2004), dữ liệu bảng có những ưu điểm sau: Dữ liệu cung cấp nhiều thông tin hơn, biến thiên hơn, ít có sự đa cộng tuyến giữa các biến, bậc tự do cao hơn và hiệu quả hơn,...
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Với khung lý thuyết được trình bày ở chương 2, trong chương này tác giả đã nêu rõ cách thức chọn mẫu, mô hình thực nghiệm, các biến trong mô hình và xây dựng mô hình nghiên cứu.Việc lựa chọn mô hình hồi quy và kiểm định các giả thuyết sẽ được thực hiện cụ thể ở chương tiếp 4.
33
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH
4.1 Thực trạng hiện nay của ngành công nghiệp Việt Nam
Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội, về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng đã liên tục được bổ sung, hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong bối cảnh tình hình mới.
Kế từ khi gia nhập WTO giá trị sản xuất công nghiệp và giá trị gia tăng công nghiệp tăng trưởng liên lục trong nhiều năm, chiếm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Trong giai đoạn từ 2006 đến 2015, tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng 3.42 lần, tỉ trọng GDP công nghiệp cũng duy trì ổn định khoảng 31-32%/tổng GDP cả nước. Tăng trưởng giá trị công nghiệp trong giai đoạn này bình quân đạt 6.9%. Theo như chiến lượt phát triển công nghiệp Việt Nam đến 2025 và tầm nhìn 2035 được chính phủ phê duyệt với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 tỷ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm 42-43%, năm 2025 chiếm 43-44% và năm 2035 chiếm 40-41% [7]. Điều này cho thấy rằng trong giai đoạn hiện nay ngành công nghiệp vẫn được đặt lên hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, vì vậy các nghiên cứu về nhóm ngành công nghiệp là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Biểu đồ 4.1 Tỷ trọng cơ cấu GDP trong các nhóm ngành kinh tế
34
Biểu đồ 4.2 Tốc độ tăng trưởng các nhóm ngành kinh tế
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu tổng cục thống kê
4.2 Mô tả mẫu nghiên cứu
Việc thống kê mô tả mẫu nghiên cứu giúp tác giả có các nhìn toàn diện về dữ liệu cũng như phát hiện những quan sát sai trong cỡ mẫu, kết quả được trình bày theo trong bảng 4.1 dưới đây. Dữ liệu được thu thập từ các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành công nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ 2012 -
2016.