Các nghiên cứu trước đây

Một phần của tài liệu Tác động của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các công ty ngành công nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 30 - 35)

2.5.1 Các nghiên cứu trên thế giới

2.5.1.1 Nghiên cứu của Md. Bokhtiar Hasan, A. F. M. Mainul Ahsan, Md. Afzalur Rahaman & Md. Nurul Alam (2014) Rahaman & Md. Nurul Alam (2014)

Nhóm tác giả đã nghiên cứu ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hoạt động của 36 doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau tại Bangladesh trong giai đoạn từ 2007 – 2012. Mơ hình gồm 4 biến phụ thuộc đại diện cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (EPS, ROE, ROA, Tobin’sQ), 3 biến độc lập đại diện cho cơ cấu nợ (STD, LTD, TD) và 1 biến kiểm soát (Size).

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khơng tìm thấy mới liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) với cấu trúc vốn. Mặc khác tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) có mối tương quan nghịch với tất cả các cơ cấu nợ.

2.5.1.2 Nghiên cứu của S. A. Jude Leon (2013)

Nghiên cứu này tập trung vào phân tích tác động của cấu trúc vốn đến hoạt động tài chính của 30 doanh nghiệp ngành chế tạo được niêm yết trên thị trường chứng khoán Colombo trong 5 năm từ 2008 – 2012. Cơng cụ được sử dụng để phân tích định lượng trong nghiên cứu này là SPSS với 2 biến phụ thuộc (ROA, ROE) và 1 biến độc lập (Leverage).

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ địn bẩy có tương quan âm với cả ROA và ROE. Tuy nhiên địn bẩy có ý nghĩa thống kê đáng kể với ROE, mặc khác khơng có ý nghĩa thống kê giữa ROA và đòn bẩy.

2.5.1.3 Nghiên cứu của Mahfuzah Salim, Dr.Raj Yadav (2012)

Một nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán Malaysia. Mẫu của nghiên cứu khá lớn gồm 237 công ty (đã loại các công ty thuộc lĩnh vực tài chính) trong giai đoạn dài từ 1995 – 2011 đã tạo thành một bảng dữ liệu gồm 3730 quan sát. Mơ hình đc xây dựng dựa trên 4 biến độc lập đại diện

23

cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (ROE, ROA, EPS, Tobin’sQ), 3 biến phụ thuộc đại diện cho địn bẩy (LTD, STD, TD) và 2 biến kiểm sốt (Size, Growth). Kết quả phân tích hồi quy chỉ ra rằng các biến đại diện cho cơ cấu vốn (đặc biệt là TD và STD) có tác động tiêu cực đến ROE. Mặc khác cơ cấu vốn (LTD và TD) có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh được đại diện bởi ROA.

2.5.1.4 Nghiên cứu của Abbasali Pouraghajan và các cộng sự (2012)

Mục tiêu chính của nghiên cứu này là để điều tra tác động của cấu trúc vốn đến hoạt động tài chính của các cơng ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Tehran. Nghiên cứu được thực hiện trên 400 công ty thuộc 12 nhóm ngành cơng nghiệp khác nhau trong những năm 2006-2010.

Trong nghiên cứu này, ROA và ROE được dùng để đo lường hoạt động tài chính của cơng ty. Kết quả cho thấy có một mối quan hệ tiêu cực đáng kể giữa tỷ lệ nợ và hiệu quả tài chính của các cơng ty.

2.5.2 Các nghiên cứu tại Việt nam

2.5.2.1 Nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phúc (2014)

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của cầu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sau cổ phần hóa. Mẫu nghiên cứu bao gồm 217 doanh nghiệp được niêm yết trên 2 sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM và Hà Nội trong giai đoạn từ 2007 – 2012. Bài nghiên cứu sử dụng các biến phụ thuộc ROE và ROA để đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh. Các biến độc lập bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và tổng nợ.

Kết quả hồi quy cho thấy nợ dài hạn có tác động tích cực đến cả ROA và ROE, trong khi đó nợ ngắn hạn và tổng nợ có tác động tiêu cực.

2.5.2.2 Nghiên cứu của Huỳnh Thị Tuyết Phượng (2016)

Bài viết xem xét các nhân tố tác động đến hiểu quả hoạt động của 180 doanh nghiệp (nhưng loại trừ các doanh nghiệp thuộc ngành tài chính, những doanh nghiệp thuộc

24

dạng kiểm soát đặc biệt, những doanh nghiệp có số liệu bất thường…) niêm yết trên sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn từ 2011 – 2015. Hiệu quả hoạt động kinh doanh gồm 2 biến đại diện là ROA và ROE, các biến độc lập DE, TC, TANG, RISK, SIZE, Growth, AGE.

Căn cứ vào kết quả phân tích hồi quy cho thấy rằng cơ cấu vốn (DE), thời gian hoạt động của doanh nghiệp (AGE), đầu tư tài sản cố định (TANG) đều có tác động tiêu cực đến ROE và ROA. Trong khi đó Quy mơ doanh nghiệp (SIZE), tốc độ tăng trưởng (Growth) có tác động tích cực đến ROE và ROA.

2.5.3 Tổng hợp các nghiên cứu

Tổng hợp các nghiên cứu trước trong việc xem xét tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Ở đây tôi chỉ tổng hợp các nghiên cứu trước với biến phụ thuộc là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROE) để phù hợp với các lý luận ở trên.

Bảng 2.1 Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài

STT Biến quan sát Nguồn tham khảo Dấu ảnh

hưởng Biến phụ thuộc ROE Biến độc lập 1 Nợ ngắn hạn Đoàn Ngọc Phúc (2014)

Mahfuzah Salim, Dr.Raj Yadav (2012)

(-)

Hasan (2014) Không ý

25 2 Nợ dài hạn Đoàn Ngọc Phúc (2014) (+) Hasan (2014) Không ý nghĩa 3 Tổng nợ Hasan (2014) Khơng ý nghĩa Đồn Ngọc Phúc (2014)

Mahfuzah Salim, Dr.Raj Yadav (2012)

S. A. Jude Leon (2013)

Abbasali Pouraghajan và các cộng sự (2012)

Huỳnh Thị Tuyết Phượng (2016)

(-)

4 Quy mô doanh nghiệp

Mahfuzah Salim, Dr.Raj Yadav (2012)

Hasan (2014)

Huỳnh Thị Tuyết Phượng (2016)

(+)

5

Tốc độ tăng trưởng doanh thu

Mahfuzah Salim, Dr.Raj Yadav (2012)

Huỳnh Thị Tuyết Phượng (2016)

(+)

Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu trước (+): Biến có mối tương quan thuận với hiệu quả hoạt động kinh doanh.

26

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 tác giả đã khái quát về lý thuyết về cấu trúc vốn của doanh nghiệp và trình bày các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh. Ngồi ra, tác giả đã tổng hợp và trình bày một số kết quả nghiên cứu trên thế giới và trong nước về tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong chương 3 tác giả sẽ mô tả mẫu dữ liệu, xây dựng mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu.

27

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Tác động của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các công ty ngành công nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)