Mô tả dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các công ty ngành công nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 35)

Dữ liệu của nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp, được lấy từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành công nghiệp được niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP.HCM và Hà Nội trong giai đoạn từ 2012-2016. Tính đến thời điểm 31/12/2016 có tổng cộng 212 doanh nghiệp ngành cơng nghiệp được niêm yết tại 2 sở giao dịch chứng khoán VN. Danh sách các doanh nghiệp sẽ được trình bày ở phần phụ lục. Tuy nhiên, đề tài chỉ chọn các doanh nghiệp có vốn chiếm dụng trên tổng tài sản nhỏ hơn 10% để làm mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó để đảm bảo độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu, đề tài chỉ chọn các doanh nghiệp hoạt động liên tục trong giai đoạn từ 2012-2016 để làm mẫu nghiên cứu. Vì vậy sau quá trình chọn lọc chỉ có 90 doanh nghiệp đủ điều kiện để tiếp tục tiến hành nghiên cứu. Theo nghiên cứu của Tabachnick và Fidell (2007) thì kích thước mẫu cần đủ lớn để kết quả hồi quy đạt được độ tin cậy hơn, tác giả đã đề xuất công thức xác định cỡ mẫu như sau:

Trong đó: n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết m là số lượng biến độc lập trong mơ hình

3.2 Mơ hình nghiên cứu

Với mục đích tìm hiểu ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty ngành công nghiệp, dựa vào các nghiên cứu của các tác giả Mahfuzah Salim, Dr.Raj Yadav (2012), S. A. Jude Leon (2013), Abbasali Pouraghajan và các cộng sự (2012), Hasan (2014) tác giả xin được sử dụng mơ hình nghiên cứu như sau:

ROE i,t = 0 + 1STDi,t + 2 LTD i,t + 3 TD i,t + 4SIZE i,t + 5 GROWTH i,t + εi,t

28 Trong đó :

- Biến phụ thuộc :

+ROE : Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu - Biến độc lập :

+STD : Tỷ lệ nợ ngắn hạn +LTD : Tỷ lệ nợ dài hạn +TD : Tỷ lệ nợ

- Biến kiểm sốt :

+SIZE : Quy mơ doanh nghiệp

+Growth : Tốc độ tăng trưởng doanh thu

3.3 Giả thuyết nghiên cứu

3.3.1 Tỷ lệ nợ ngắn hạn (STD) và hiệu quả kinh doanh

Biến tỷ lệ nợ ngắn hạn được đo lường theo công thức sau: STD = Nợ ngắn hạn/Tổng tài sản

Theo như số liệu từ cổng thơng tin Bộ tài chính, tỷ lệ nợ ngắn hạn trong giai đoạn này của các công ty ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nợ, ở vào khoảng 80%. Vì vậy cần phải giảm tỷ lệ này để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Theo nghiên cứu của các tác giả Đoàn Ngọc Phúc (2014), Mahfuzah Salim tỷ lệ nợ ngắn hạn có tác động tiêu cực đối với tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE).

Giả thuyết 1 (H1): Tỷ lệ nợ ngắn hạn có tác động ngược chiều (-) đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE).

29

3.3.2 Tỷ lệ nợ dài hạn (LTD) và hiệu quả kinh doanh

Biến tỷ lệ nợ dài hạn được đo lường theo công thức sau: LTD = Nợ dài hạn/Tổng tài sản

Do chi phí nợ dài hạn đắt và dễ bị tác động bởi các yếu tố vĩ mô nên việc vay nhiều nợ dài hạn sẽ làm giảm khả năng sinh lời, do đó tỷ lệ nợ dài hạn sẽ tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với việc cấu trúc vốn sử dụng chủ yếu là nợ vay nên khi có các biến động từ nền kinh tế thế giới (2012) đã đẩy lãi suất tăng cao gây áp lực lên chi phí tài chính, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm liên tục, nợ xấu gia tăng. Mẫu dữ liệu sử dụng trong bài nghiên cứu được lấy trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn trì trệ do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Trong giai đoạn này tăng trưởng thấp cùng với lãi suất tăng cao gây áp lực lên chi phí lãi vay làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, do đó tác giả xin được đưa ra giả thuyết như sau.

Giả thuyết 2 (H2): Tỷ lệ nợ dài hạn có tác động ngược chiều (-) đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE).

3.3.3 Tỷ lệ nợ (TD) và hiệu quả kinh doanh

Biến tỷ lệ nợ được đo lường theo công thức sau: TD = Tổng nợ/Tổng tài sản

Trong giai đoạn từ quý I/2014 đến quý I/2017 ngành cơng nghiệp có dấu hiệu tăng trưởng trở lại, ROA và ROE toàn ngành tăng lần lượt qua các năm cụ thể 1.17%, 2.04%, 2.41%, 4% cho thấy khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của các doanh nghiệp đã có sự cải thiện và hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu tăng lên. Nguyên nhân một phần là do các công ty ngành công nghiệp đã giảm đáng kể nợ vay, chủ yếu sử dụng vốn chủ sở hữu là chính.

Các kết quả nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phúc (2014), Mahfuzah Salim, Dr.Raj Yadav (2012), S. A. Jude Leon (2013), Abbasali Pouraghajan và các cộng sự (2012)

30

đều cho thấy rằng Tổng nợ có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các nghiên cứu của các tác giả trên được thực hiện tại các nền kinh tế mới nổi, điều này thì tương đồng với thị trường chứng khốn Việt Nam. Vì vậy tác giả xin đưa ra giả thuyết như sau:

Giả thuyết 3 (H3): Tỷ lệ nợ có tác động ngược chiều (-) đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE).

3.3.4 Quy mô doanh nghiệp (SIZE) và hiệu quả kinh doanh

Đặc thù của ngành công nghiệp là đầu tư nhiều vào tài sản cố định như dây chuyền, cơng nghệ sản xuất. Vì vậy với quy mơ lớn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ sử dụng các dây chuyền, cơng nghệ sản xuất hiện đại. Từ đó sẽ làm giảm chi phí bình qn trên một sản phẩm sản xuất ra theo mức tăng của sản lượng sản phẩm, gia tăng lợi nhuận. Các nghiên cứu của Mahfuzah Salim, Dr.Raj Yadav (2012), Hasan (2014), Huỳnh Thị Tuyết Phượng (2016) cùng cho thấy rằng quy mô doanh nghiệp có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy tác giả xin đưa ra giả thuyết như sau:

Giả thuyết 4 (H4): Quy mơ doanh nghiệp có tác động thuận chiều (+) đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE).

3.3.5 Tốc độ tăng trưởng doanh thu (Growth) và hiệu quả kinh doanh

Tốc độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp thể hiện được tiềm lực kinh tế, sự ổn định của doanh nghiệp và mức tăng trưởng của doanh. Tăng trưởng tăng là một dấu hiệu cho thấy rằng doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả. Trong nghiên cứu của Mahfuzah Salim, Dr.Raj Yadav (2012), Huỳnh Thị Tuyết Phượng (2016) , tốc độ tăng trưởng có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy tác giả xin được đưa ra giả thuyết như sau:

Giả thuyết 5 (H5): Tốc độ tăng trưởng doanh thu có tác động thuận chiều (+) đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE).

31

Bảng 3.1 Mô tả các biến trong mơ hình

STT

hiệu Tên biến Các đo lường Kỳ vọng

Biến phụ thuộc

ROE

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở

hữu

Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu

Biến độc lập

1 STD Tỷ lệ nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn/Tổng tài sản (-) 2 LTD Tỷ lệ nợ dài hạn Nợ dài hạn/Tổng tài sản (-)

3 TD Tỷ lệ nợ Tổng nợ/Tổng tài sản (-)

4 SIZE Quy mô doanh

nghiệp Logarit(Tổng tài sản) (+)

5 Growth Tốc độ tăng trưởng

doanh thu (Growth (t) – Growth(t-1))/Growth(t-1) (+) Nguồn: Tổng hợp của tác giả (+): Biến có mối tương quan thuận với hiệu quả hoạt động kinh doanh.

(-): Biến có mối tương quan nghịch với hiệu quả hoạt động kinh doanh.

3.4 Dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu

Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp giai đoạn 2012-2016 để phân tích tác động của địn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp ngành cơng nghiệp. Các dữ liệu tài chính sử dụng cho nghiên cứu được thu thập từ web: www.cophieu68.com, https://www.hsx.vn, https://www.hnx.vn, https://www.

32

sgo.gov.vn..v..v.. và từ chính các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp được lựa chọn. Dữ liệu trong nghiên cứu này tạo thành bảng dữ liệu là dữ liệu chéo theo chuỗi thời gian. Theo Gujarati (2004), dữ liệu bảng có những ưu điểm sau: Dữ liệu cung cấp nhiều thơng tin hơn, biến thiên hơn, ít có sự đa cộng tuyến giữa các biến, bậc tự do cao hơn và hiệu quả hơn,...

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Với khung lý thuyết được trình bày ở chương 2, trong chương này tác giả đã nêu rõ cách thức chọn mẫu, mơ hình thực nghiệm, các biến trong mơ hình và xây dựng mơ hình nghiên cứu.Việc lựa chọn mơ hình hồi quy và kiểm định các giả thuyết sẽ được thực hiện cụ thể ở chương tiếp 4.

33

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH

4.1 Thực trạng hiện nay của ngành công nghiệp Việt Nam

Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội, về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và phát triển cơng nghiệp nói riêng đã liên tục được bổ sung, hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong bối cảnh tình hình mới.

Kế từ khi gia nhập WTO giá trị sản xuất công nghiệp và giá trị gia tăng công nghiệp tăng trưởng liên lục trong nhiều năm, chiếm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Trong giai đoạn từ 2006 đến 2015, tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng 3.42 lần, tỉ trọng GDP cơng nghiệp cũng duy trì ổn định khoảng 31-32%/tổng GDP cả nước. Tăng trưởng giá trị công nghiệp trong giai đoạn này bình quân đạt 6.9%. Theo như chiến lượt phát triển công nghiệp Việt Nam đến 2025 và tầm nhìn 2035 được chính phủ phê duyệt với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 tỷ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm 42-43%, năm 2025 chiếm 43-44% và năm 2035 chiếm 40-41% [7]. Điều này cho thấy rằng trong giai đoạn hiện nay ngành công nghiệp vẫn được đặt lên hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, vì vậy các nghiên cứu về nhóm ngành cơng nghiệp là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Biểu đồ 4.1 Tỷ trọng cơ cấu GDP trong các nhóm ngành kinh tế

34

Biểu đồ 4.2 Tốc độ tăng trưởng các nhóm ngành kinh tế

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu tổng cục thống kê

4.2 Mô tả mẫu nghiên cứu

Việc thống kê mô tả mẫu nghiên cứu giúp tác giả có các nhìn tồn diện về dữ liệu cũng như phát hiện những quan sát sai trong cỡ mẫu, kết quả được trình bày theo trong bảng 4.1 dưới đây. Dữ liệu được thu thập từ các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành cơng nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ 2012 - 2016.

Bảng 4.1 Bảng thống kê mô tả các biến nghiên cứu trong mơ hình

Biến Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất STD 450 0.383986 0.218051 0.0030757 0.9012844 LTD 450 0.1030267 0.14067 0 0.6842995 TD 450 0.4870125 0.2409582 0.0061188 0.9048106

35

ROE 450 0.1184698 0.1398816 -0.8159597 0.8625816

GROWTH 450 0.100081 0.335837 -0.7136011 3.442436

SIZE 450 13.13948 1.247741 9.971753 16.12982

Nguồn: Tính tốn tổng hợp từ Stata14 Bảng 4.1 cho thấy các mơ tả về giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất và số mẫu quan sát dùng trong nghiên cứu cụ thể như sau:

- Tỷ lệ nợ ngắn hạn (STD) của các doanh nghiệp nhóm ngành cơng nghiệp dao động từ mức thấp nhất là 0.3% thuộc về Công ty cổ phần đầu tư cao su Quảng Nam (VHG) trong năm 2016 và cao nhất là 90.13% thuộc về Công ty cổ phần Lilama 45.4 (L44) cũng trong năm 2016 , giá trị nợ ngắn hạn trung bình ở mức 38.4%, độ lệch chuẩn 21.8% . Tỷ lệ này phản ánh đúng với thực trạng cấu trúc nợ của nhóm ngành công nghiệp trong giai đoạn từ 2012-2016 và đây cũng là đặc trưng cơ bản của nhóm ngành này. Với việc các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành này địi hỏi một quy mơ lớn vì vậy việc nợ vay chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên việc vay q nhiều nợ ngắn hạn thì khơng thực sự tốt. - Tỷ lệ nợ dài hạn (LTD) của các doanh nghiệp nhóm ngành cơng nghiệp trong giai đoạn 2012-2016 chiếm tỷ trọng thấp hơn so với tỷ lệ nợ ngắn hạn, mức thấp nhất là 0% và cao nhất là 68.43% thuộc về Công ty cổ phần xi măng La Hiên – VVMI (CLH) năm 2013. Giá trị trung bình là 10.3%, độ lệch chuẩn 14.06%, các giá trị này cho thấy tỷ lệ nợ dài hạn của các doanh nghiệp nhóm ngành cơng nghiệp trong giai đoạn này chủ yếu phụ thuộc vào nợ ngắn hạn. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành này chủ yếu là các doanh nghiệp chế biến chế tạo, gia cơng vì vậy chỉ phụ thuộc vào nợ vay ngắn hạn thay vì phải đầu tư dài hạn như các ngành cơng nghiệp sử dụng công nghệ cao.

- Tỷ lệ nợ (TD) bao gồm cả tỷ lệ nợ ngắn (STD) và tỷ lệ nợ dài hạn (LTD). Với giá trị thấp nhất thuộc về Công ty cổ phần đầu tư cao su Quảng Nam (VHG) năm 2016

36

với 0.6% và giá trị cao nhất thuộc về Công ty cổ phần xây dựng 47 (C47) năm 2013 với 90.48%. Giá trị trung bình chiếm tỷ lệ cao 48.7% cùng với độ lệch chuẩn 24.09%. Trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam bị tác động bởi cuộc suy thối kinh tế tồn cầu, với việc nợ vay là thành phần chính trong cấu trúc vốn đã làm gia tăng chi phí lãi vay, gây áp lực lên khả năng trả nợ dẫn đến mất khả năng thanh toán. Theo số liệu thống kê cho thấy trong năm 2013 nhóm ngành cơng nghiệp có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong các nhóm ngành.

- Tốc độ tăng trưởng doanh thu (GROWTH) bình quân các doanh nghiệp nhóm ngành cơng nghiệp là 10% tuy nhiên lại độ lệch chuẩn khá lớn 33.58%. Có nghĩa là có sự chênh lệch rất lớn trong tăng trưởng doanh thu giữa các doanh nghiệp trong cùng nhóm ngành, tốc độ tăng trưởng doanh thu thấp nhất thuộc về Cơng ty cổ phần khống sản và vật liệu xây dựng Hưng Long (TSC) năm 2013, tốc thấp tăng trưởng cao nhất thuộc về Công ty cổ phần Licogi 16 (LCG) năm 2014. Có 239 quan sát có tốc độ tăng trưởng dưới giá trị trung bình, trong đó 155 quan sát có tốc độ tăng trưởng âm trên tổng số 450 quan sát. Theo quan sát các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu có tốc độ tăng trưởng giảm dần theo dạng parabol trong giai đoạn 2012- 2016.

- Quy mô doanh nghiệp (SIZE) được đo lường bằng cách lấy Logarit của tổng tài sản. Quy mơ trung bình của cách doanh nghiệp thuộc nhóm ngành cơng nghiệp là 13.14 với độ lệch chuẩn 1.24. Quy mơ có giá trị dao động trong khoản từ 9.97 đến 16.13.

- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), đây là biến phụ thuộc trong mơ hình nghiên cứu với 5 biến độc lập lần lượt là STD, LTD, TD, ZISE và GROWTH. Tỷ suất sinh lời có giá trị dao động rất lớn, thấp nhất là -81.6% thuộc về Công ty cổ phần Lilama 45.4 (L44) năm 2016 và cao nhất là 86.26% thuộc về Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa nội bài (NCT) năm 2013. Giá trị tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu trung bình đạt giá trị 11.84%, độ lệch chuẩn 13.98%. Qua quan sát cho thấy giá trị tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu có khá nhìu biến động và sự khác nhau giữa

37

các doanh nghiệp, điều này có thể lý giải bởi giai đoạn này nền kinh tế Việt Nam chịu sự tác động của cuộc suy thối kinh tế tồn cầu.

4.3 Phân tích tương quan

Bảng 4.2 Hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong mơ hình

Nguồn: Tính tốn tổng hợp từ Stata14 Dựa vào bảng 4.2, kết quả phân tích ma trận tương quan giữa các biến độc lập cho thấy có tồn tại một cặp biến độc lập có tương quan nghiêm trọng là biến tỷ lệ nợ ngắn hạn (STD) và biến tỷ lệ nợ (TD) với giá trị 0.8130 (cao hơn so với chuẩn so sánh Farrar & Glauber (1967) là 0.8).

Vì vậy để tránh việc các kết quả ước lượng khơng cịn chính xác nên tôi xin được loại bỏ biến tỷ lệ nợ ngắn hạn (STD) ra khỏi mơ hình hồi quy.

4.4 Mơ hình nghiên cứu

4.4.1 Mơ hình POOL (Pooled regression)

- Là mơ hình hồi quy trong đó tất cả các hệ số đều không đổi theo thời gian và theo các cá nhân. Ta bỏ qua bình diện khơng gian và thời gian của dữ liệu kết hợp và chỉ

Một phần của tài liệu Tác động của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các công ty ngành công nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)