Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các công ty ngành công nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 36 - 39)

3.3.1 Tỷ lệ nợ ngắn hạn (STD) và hiệu quả kinh doanh

Biến tỷ lệ nợ ngắn hạn được đo lường theo công thức sau: STD = Nợ ngắn hạn/Tổng tài sản

Theo như số liệu từ cổng thông tin Bộ tài chính, tỷ lệ nợ ngắn hạn trong giai đoạn này của các công ty ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nợ, ở vào khoảng 80%. Vì vậy cần phải giảm tỷ lệ này để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Theo nghiên cứu của các tác giả Đoàn Ngọc Phúc (2014), Mahfuzah Salim tỷ lệ nợ ngắn hạn có tác động tiêu cực đối với tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE).

Giả thuyết 1 (H1): Tỷ lệ nợ ngắn hạn có tác động ngược chiều (-) đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE).

29

3.3.2 Tỷ lệ nợ dài hạn (LTD) và hiệu quả kinh doanh

Biến tỷ lệ nợ dài hạn được đo lường theo công thức sau: LTD = Nợ dài hạn/Tổng tài sản

Do chi phí nợ dài hạn đắt và dễ bị tác động bởi các yếu tố vĩ mô nên việc vay nhiều nợ dài hạn sẽ làm giảm khả năng sinh lời, do đó tỷ lệ nợ dài hạn sẽ tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với việc cấu trúc vốn sử dụng chủ yếu là nợ vay nên khi có các biến động từ nền kinh tế thế giới (2012) đã đẩy lãi suất tăng cao gây áp lực lên chi phí tài chính, chỉ số sản xuất cơng nghiệp giảm liên tục, nợ xấu gia tăng. Mẫu dữ liệu sử dụng trong bài nghiên cứu được lấy trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn trì trệ do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Trong giai đoạn này tăng trưởng thấp cùng với lãi suất tăng cao gây áp lực lên chi phí lãi vay làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, do đó tác giả xin được đưa ra giả thuyết như sau.

Giả thuyết 2 (H2): Tỷ lệ nợ dài hạn có tác động ngược chiều (-) đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE).

3.3.3 Tỷ lệ nợ (TD) và hiệu quả kinh doanh

Biến tỷ lệ nợ được đo lường theo công thức sau: TD = Tổng nợ/Tổng tài sản

Trong giai đoạn từ quý I/2014 đến quý I/2017 ngành cơng nghiệp có dấu hiệu tăng trưởng trở lại, ROA và ROE toàn ngành tăng lần lượt qua các năm cụ thể 1.17%, 2.04%, 2.41%, 4% cho thấy khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của các doanh nghiệp đã có sự cải thiện và hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu tăng lên. Nguyên nhân một phần là do các công ty ngành công nghiệp đã giảm đáng kể nợ vay, chủ yếu sử dụng vốn chủ sở hữu là chính.

Các kết quả nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phúc (2014), Mahfuzah Salim, Dr.Raj Yadav (2012), S. A. Jude Leon (2013), Abbasali Pouraghajan và các cộng sự (2012)

30

đều cho thấy rằng Tổng nợ có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các nghiên cứu của các tác giả trên được thực hiện tại các nền kinh tế mới nổi, điều này thì tương đồng với thị trường chứng khốn Việt Nam. Vì vậy tác giả xin đưa ra giả thuyết như sau:

Giả thuyết 3 (H3): Tỷ lệ nợ có tác động ngược chiều (-) đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE).

3.3.4 Quy mô doanh nghiệp (SIZE) và hiệu quả kinh doanh

Đặc thù của ngành công nghiệp là đầu tư nhiều vào tài sản cố định như dây chuyền, cơng nghệ sản xuất. Vì vậy với quy mơ lớn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ sử dụng các dây chuyền, công nghệ sản xuất hiện đại. Từ đó sẽ làm giảm chi phí bình qn trên một sản phẩm sản xuất ra theo mức tăng của sản lượng sản phẩm, gia tăng lợi nhuận. Các nghiên cứu của Mahfuzah Salim, Dr.Raj Yadav (2012), Hasan (2014), Huỳnh Thị Tuyết Phượng (2016) cùng cho thấy rằng quy mơ doanh nghiệp có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy tác giả xin đưa ra giả thuyết như sau:

Giả thuyết 4 (H4): Quy mơ doanh nghiệp có tác động thuận chiều (+) đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE).

3.3.5 Tốc độ tăng trưởng doanh thu (Growth) và hiệu quả kinh doanh

Tốc độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp thể hiện được tiềm lực kinh tế, sự ổn định của doanh nghiệp và mức tăng trưởng của doanh. Tăng trưởng tăng là một dấu hiệu cho thấy rằng doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả. Trong nghiên cứu của Mahfuzah Salim, Dr.Raj Yadav (2012), Huỳnh Thị Tuyết Phượng (2016) , tốc độ tăng trưởng có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy tác giả xin được đưa ra giả thuyết như sau:

Giả thuyết 5 (H5): Tốc độ tăng trưởng doanh thu có tác động thuận chiều (+) đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE).

31

Bảng 3.1 Mô tả các biến trong mơ hình

STT

hiệu Tên biến Các đo lường Kỳ vọng

Biến phụ thuộc

ROE

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở

hữu

Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu

Biến độc lập

1 STD Tỷ lệ nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn/Tổng tài sản (-) 2 LTD Tỷ lệ nợ dài hạn Nợ dài hạn/Tổng tài sản (-)

3 TD Tỷ lệ nợ Tổng nợ/Tổng tài sản (-)

4 SIZE Quy mô doanh

nghiệp Logarit(Tổng tài sản) (+)

5 Growth Tốc độ tăng trưởng

doanh thu (Growth (t) – Growth(t-1))/Growth(t-1) (+) Nguồn: Tổng hợp của tác giả (+): Biến có mối tương quan thuận với hiệu quả hoạt động kinh doanh.

(-): Biến có mối tương quan nghịch với hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu Tác động của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các công ty ngành công nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)