Điều 292 LTM quy định hủy bỏ hợp đồng là một trong các chế tài thương mại. Điều này có lẽ cần phải nghiên cứu, xem xét lại xem đây có đúng là một loại chế tài hay không? Chế tài là hậu quả pháp lý bất lợi ngoài mong muốn được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm. Điều đó có nghĩa là người có hành vi vi phạm phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi nhất định mà họ không mong muốn. Còn hủy bỏ hợp đồng thì theo Điều 388 BLDS cũng là hợp đồng. Điều 388 định nghĩa: Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Sự thỏa thuận của các bên về việc chấm dứt quyền và nghĩa vụ chính là hủy bỏ hợp đồng.
Hay nói cách khác, hủy bỏ hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên về việc chấm dứt thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ hợp đồng. Các bên có quyền ký kết hợp đồng thì các bên cũng có quyền hủy bỏ hợp đồng. Như vậy hủy bỏ hợp đồng địi hỏi có sự thống nhất ý chí của hai bên. Các bên có thể thỏa thuận hủy bỏ toàn bộ hợp đồng hoặc hủy bỏ một phần của hợp đồng. Theo Điều 312 Khoản 2, Khoản 3 Luật thương mại, hủy bỏ toàn bộ hợp
đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với tồn bộ hợp đồng. Cịn hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng. Các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực. Vấn đề đặt ra là việc “bãi bỏ thực hiện hợp đồng” hay “bãi bỏ thực
hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng” là việc của ai? Theo tinh thần của Điều 312 và Điều 313 LTM, hủy bỏ hợp đồng cũng là quyền của bên bị vi phạm khi xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng hoặc một bên vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng. Nội dung này rõ ràng khơng khác với nội dung của việc đình chỉ hợp đồng. Hai hình thức chế tài này chỉ khác nhau một chút ở hậu quả pháp lý. Đó là khi bên bị vi phạm tuyên bố đình chỉ thực hiện hợp đồng thì hợp đồng chấm dứt hiệu lực từ thời điểm bên kia nhận được thơng báo, cịn nếu bên bị vi phạm tun bố hủy hợp đồng thì hợp đồng khơng có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Sự khác nhau chút ít đó khơng có giá trị nhiều về mặt pháp lý, đặc biệt là trường hợp các bên không thể hồn trả cho nhau những gì đã nhận. Vì vậy chúng tơi cho rằng pháp luật không cần quy định hủy bỏ hợp đồng là một hình thức chế tài khi đã có hình thức đình chỉ thực hiện hợp đồng [17]. Theo tinh thần của các Điều luật (từ Điều 310 đến Điều 314) quy định về đình chỉ thực hiện hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng thì đình chỉ thực hiện hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng đều là việc đơn phương chấm dứt quan hệ hợp đồng của bên bị vi phạm. TS. Nguyễn Thị Dung cũng cho rằng: hủy bỏ hợp đồng thương mại không phải
luôn là một chế tài thương mại. Bởi vì trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về việc hủy bỏ hợp đồng nếu như thấy rằng việc thực hiện hợp đồng khơng có lợi cho tất cả các bên. Trường hợp này hủy bỏ hợp đồng trong thương mại không phải là chế tài thương mại. Hủy bỏ hợp đồng thương mại chỉ là chế tài thương mại khi việc hủy bỏ hợp đồng của một bên xuất phát từ hành vi vi phạm hợp đồng của bên kia [6]