Bản chất của chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế tài thương mại trong Luật Thương mại Việt Nam 2005 (Trang 56 - 58)

Theo Điều 308 LTM, tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng;

Như vậy, tạm ngừng thực hiện hợp đồng (hay cịn gọi là hỗn thực hiện nghĩa vụ theo thuật ngữ trong BLDS – Điều 287) là trường hợp bên có nghĩa vụ đến hạn phải thực hiện nhưng tạm thời không thực hiện. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng có nhiều nguyên nhân như do các bên thỏa thuận, do bên có quyền cho bên có nghĩa vụ thêm một khoảng thời gian… Ví dụ: Điều 287 Khoản 2 BLDS, “bên có nghĩa vụ được hoãn việc thực hiện nghĩa vụ, nếu được bên có quyền đồng ý”.

Tại thời điểm một bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, hợp đồng vẫn tồn tại và vẫn có hiệu lực pháp luật nên vẫn ràng buộc các bên. Chẳng hạn khi bên bán tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ giao hàng thì hợp đồng mua bán vẫn còn hiệu lực, chỉ việc giao hàng tạm ngừng nên bên bán không thể đem hàng của mình đi bán cho người khác. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng không làm chấm dứt nghĩa vụ hay làm phát sinh nghĩa vụ mới.

Bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng tạm thời không thực hiện nghĩa vụ của mình vì bên đối tác có thể đã vi phạm một nghĩa vụ nào đó và bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng “mong muốn” bên đối tác phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Chẳng hạn, bên bán hàng tạm ngừng việc giao hàng vì bên mua chưa thanh toán hết tiền hàng lần trước. Bên bán chỉ chờ bên mua thanh toán hết tiền số hàng đã nhận là bên bán lại tiếp tục giao hàng. Đây là một biện pháp tự vệ vì áp dụng biện pháp này khơng cần có sự can thiệp của cơ quan cơng quyền. Chừng nào việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng cịn có căn cứ thì bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng khơng phải thực hiện nghĩa vụ của mình và không phải chịu trách nhiệm về việc không thực hiện này. Đây là việc “không thực hiện đúng hợp đồng được pháp luật cho phép”. Đối với bên đối tác của bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng thì đây là một chế tài để hướng họ tiếp tục thực hiện hợp đồng nếu họ muốn nhận được những gì mong muốn từ bên tạm ngừng [12; tr.146]. Chế định này bắt nguồn từ pháp luật tơn giáo,

được hình thành trên ý tưởng không cần giữ lời hứa đối với người khơng giữ lời hứa của chính mình (Ph. Malaurie, L. Aynès và Ph. Stoffel – Munch: Les obligations, Defrenois 2009, phần số 859).

Ở Pháp, chế định này không tồn tại trong BLDS như một quy định chung cho tất cả hợp đồng mà chỉ giới hạn ở một vài hợp đồng cụ thể như mua bán, trao đổi. Án lệ và học lý đã khai thác các quy định này và phát triển nó thành một quy định chung áp dụng cho tất cả các hợp đồng song vụ. Chẳng hạn, thực tiễn xét xử Pháp cho rằng, bên cho thuê được hoãn việc sửa chữa, bảo dưỡng tài sản thuê khi bên thuê chưa trả tiền thuê. Bỉ cũng hoàn toàn giống Pháp: văn bản chỉ ghi nhận ở một số quy định tản mạn nhưng Tòa án và học lý đã phát triển đối với các hợp đồng khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế tài thương mại trong Luật Thương mại Việt Nam 2005 (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)