NHỮNG BẤT CẬP CỦA CHẾ TÀI TRONG LUẬT THƢƠNG MẠI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.1. Những bất cập của các quy định về chế tài trong thƣơng mạ
Trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay, pháp luật nói chung và pháp luật thương mại nói riêng giữ một vai trị vơ cùng quan trọng. Luật thương mại hiện hành đã có những quy định cụ thể để đảm bảo quyền tự do kinh doanh, tạo ra khuôn khổ pháp lý an toàn cho hoạt động thương mại của thương nhân. Cùng với Bộ luật Dân sự, Luật thương mại đã đảm bảo quyền tự do giao kết hợp đồng, một nội dung không thể thiếu của quyền tự do kinh doanh. Luật thương mại cũng tạo ra những cơ chế xử lí nhanh chóng các tranh chấp phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó góp phần đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho các chủ thể kinh doanh.
Tuy nhiên, bên cạnh những điều đã đạt được như đã nói ở trên, pháp luật về thương mại vẫn tồn tại những hạn chế, yếu kém nhất định. Nhiều quy định chưa rõ ràng, chưa minh bạch, chưa đảm bảo tính hợp lí, gây ra sự hiểu lầm khơng đáng có và gây khó khăn cho việc áp dụng trong thực tiễn. Có những quy định trong Luật thương mại cịn mang tính hình thức, khơng khả thi, khó có khả năng thực hiện trên thực tế. Chẳng hạn như quy định về hình thức chế tài buộc thực hiện hợp đồng; xác định giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm khi áp dụng biện pháp phạt vi phạm; xác định lãi suất nợ quá hạn trung bình khi thực hiện quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán; xác định việc áp dụng biện pháp phạt vi phạm khi áp dụng biện pháp tạm đình chỉ,
đình chỉ hoặc hủy bỏ hợp đồng. Một số quy định của Luật thương mại nước ta cịn chưa tương thích với pháp luật thương mại quốc tế.
Về những bất cập trong Luật thương mại, tại Hội thảo Hoàn thiện báo cáo rà soát Luật thương mại do VCCI tổ chức tại Hà Nội tháng 11 năm 2011, các chuyên gia đã chỉ rõ, Điều 49 Luật thương mại không quy định cụ thể về quyền yêu cầu bảo hành của người mua và nghĩa vụ, trách nhiệm bảo hành của người bán trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận về bảo hành trong hợp đồng. Trong trường hợp như vậy, các bên mua và bán cần áp dụng quy định liên quan của pháp luật dân sự và pháp luật bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (có hiệu lực từ ngày 1/7/2011) chỉ có thể được áp dụng đối với trường hợp bảo hành hàng hóa liên quan đến người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức.
Vấn đề vi phạm cơ bản hợp đồng cũng được PGS.TS Trần Văn Nam, Khoa luật trường Đại học Kinh tế Quốc dân chỉ ra. Cụ thể, Luật thương mại quy định: “vi phạm cơ bản hợp đồng là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia khơng đạt được mục đích giao kết hợp đồng”. Tuy nhiên, trên thực tế, việc áp dụng khái niệm “vi phạm cơ bản” gặp nhiều khó khăn vì khơng có hướng dẫn, giải thích cụ thể. Đơn cử, nếu một giao dịch mua bán hàng hóa, sau khi nhận được hàng hóa, người mua tun bố rằng hàng hóa khơng phù hợp, khiến người mua khơng đạt mục đích cụ thể. Tuy nhiên, trước đó, người mua khơng thơng báo cho người bán biết rõ mục đích mua hàng của mình. Và việc “khơng đạt được mục đích giao kết hợp đồng” là tất nhiên. Vậy trong trường hợp này, xác định hành vi vi phạm của các bên như thế nào?
Phát biểu tại hội thảo, bà Đinh Kim Anh, Trưởng phòng Tư vấn pháp luật, Maritime Bank đề nghị bỏ Điều 293 Luật thương mại về “áp dụng chế
tài trong thương mại đối với vi phạm cơ bản” vì quy định này khơng cần thiết và không phù hợp, bởi lĩnh vực thương mại chủ yếu dựa trên nguyên tắc sự thỏa thuận của các bên. Điều 301 LTM, theo bà Kim Anh cũng là “lỗi thời”. “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm” - quy định mức phạt này theo bà Kim Anh là chưa đủ để phòng, chống việc vi phạm [20].
Khơng chỉ có vậy, trong luật thương mại có một số điều khoản mâu thuẫn với nhau. Điều 299 Khoản 1 quy định “trong thời gian áp dụng chế tài
buộc thực hiện hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền địi bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm nhưng không được áp dụng chế tài khác”. Các hình thức chế tài
khác là đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng và tạm ngừng thực hiện hợp đồng. Chẳng lẽ bên bị vi phạm đã yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng mà lại cịn có thể áp dụng các chế tài khác là đình chỉ hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng? Ngoài ra theo Điều 51 khoản 3, khi bên bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng, thì bên mua có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục sự khơng phù hợp đó. Việc tạm ngừng thanh toán của bên mua chính là việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng. Như
vậy, trong thời gian bên mua áp dụng chế tài buộc bên bán thực hiện đúng hợp đồng, bên mua vẫn có quyền tạm ngừng thực hiện hợp đồng theo Điều 51 Khoản 3 chứ không chỉ có quyền địi bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm như Điều 299 khoản 1 quy định. Điều 299 Khoản 1 rõ ràng là mâu thuẫn với Điều
51 Khoản 3. Nếu các bên có tranh chấp xảy ra mà đệ đơn lên tòa để xét xử,
Tòa áp dụng Điều 51 Khoản 3 cũng đúng mà tòa áp dụng Điều 299 Khoản 1 cũng không sai, chẳng lẽ “án dân sự xử sao cũng được” [25].
Bên cạnh những bất cập trên, quy định trong luật thương mại cũng chưa được hợp lý về một số vấn đề như khái niệm vi phạm hợp đồng, các
trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm... Căn cứ để áp dụng các chế tài không được quy định một cách rõ ràng, chế tài bồi thường thiệt hại vẫn còn đơn giản chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn cũng như chưa phù hợp với luật pháp quốc tế.