Bản chất của việc đình chỉ thực hiện hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế tài thương mại trong Luật Thương mại Việt Nam 2005 (Trang 60 - 62)

Theo Điều 310, đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng;

Đình chỉ thực hiện hợp đồng theo quy định trên của Luật thương mại chính là đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của Luật dân sự. Theo khoản 1

Điều 426 BLDS thì một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Trong BLDS có rất nhiều quy định cho phép một bên chấm dứt thực hiện hợp đồng, tức là đơn phương chấm dứt hợp đồng, nếu bên kia vi phạm nghĩa vụ. Ví dụ về hợp đồng thuê tài sản, Điều 489 khoản 2 quy định: “trong trường hợp các bên thỏa thuận về việc trả tiền th theo kỳ hạn thì bên cho th có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu bên thuê không trả tiền trong ba kỳ liên tiếp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Tương tự như vậy, đối với hợp đồng dịch vụ, Điều 525 khoản 2 quy định: trong trường hợp bên thuê dịch vụ khơng thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện khơng đúng theo thỏa thuận thì bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Đình chỉ thực hiện hợp đồng hay đơn phương chấm dứt hợp đồng là quyền của bên bị vi phạm. Bên bị vi phạm có quyền chấm dứt nửa chừng việc thực hiện hợp đồng, tức là có quyền khơng

tiếp tục thực hiện hợp đồng nữa bất kể bên kia có muốn hay khơng. Theo tác giả Đỗ Văn Đại thì trong các biện pháp xử lý (chế tài) việc không thực hiện đúng hợp đồng đơn phương chấm dứt hợp đồng là biện pháp (chế tài) nặng nhất vì nó làm triệt tiêu hợp đồng, hợp đồng sẽ không được thực hiện và các bên khơng đạt được những gì họ mong đợi. Đơn phương chấm dứt hợp đồng chỉ là biện pháp cuối cùng khi mà khơng thể cịn biện pháp nào khác để tiếp tục thực hiện hợp đồng cho dù là một phần. Chính vì vậy mà pháp luật cần hạn chế cho phép áp dụng biện pháp này [12; tr.174]. Quan điểm này là hoàn toàn hợp lý vì đối với các bên trong quan hệ hợp đồng thương mại thì mục đích của họ khi ký kết hợp đồng là để đáp ứng nhu cầu của hoạt động kinh doanh nên về cơ bản họ muốn hợp đồng được thực hiện đúng như thỏa thuận

chứ không phải khoản tiền bồi thường sẽ nhận được khi một bên vi phạm hợp đồng. Việc hợp đồng khơng được thực hiện có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế tài thương mại trong Luật Thương mại Việt Nam 2005 (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)