Căn cứ áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế tài thương mại trong Luật Thương mại Việt Nam 2005 (Trang 58 - 60)

Luật thương mại không quy định các căn cứ áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng nhưng cũng như các chế tài khác (buộc thực hiện hợp đồng, phạt hợp đồng…), chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng với tư cách là một chế tài trong thương mại chỉ được áp dụng khi có những căn cứ pháp lý nhất định. Đó là: (i) giữa các bên có tồn tại một hợp đồng có hiệu lực pháp luật; (ii) có hành vi vi phạm hợp đồng và (iii) bên bị vi phạm không được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm theo Điều 294 LTM. Điều 308 Luật thương mại 2005 quy định việc áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng;

- Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

* Trường hợp thứ nhất, xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là

điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng

kiện để một bên có quyền tạm ngừng thực hiện hợp đồng nếu bên kia vi phạm hợp đồng. Ví dụ:

Trong một hợp đồng mua bán xi măng giữa công ty kinh doanh vật liệu xây dựng A và công ty xây dựng B, các bên thỏa thuận rằng vào ngày 10 hàng tháng, A sẽ giao cho B 50 tấn xi măng, B phải thanh tốn sau đó 7 ngày. Nếu B khơng thanh tốn đúng hạn thì tháng sau, A sẽ tạm ngừng việc giao hàng. Và như vậy, nếu xảy ra hành vi vi phạm của B, tức B khơng thanh tốn đủ tiền hàng đã nhận trong tháng trước cho A thì A có quyền tạm ngừng việc giao hàng tháng sau.

* Trường hợp thứ hai, một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng Vi phạm cơ bản theo giải thích tại Điều 3 Khoản 13 Luật thương mại là sự vi

phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia khơng đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. Như vậy, để một

bên có thể áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng trong trường hợp thứ hai này, thì bên kia phải vi phạm cơ bản nghĩa vụ của hợp đồng. Theo giải thích của điều luật trên, chúng ta có thể hiểu vi phạm cơ bản là hành vi vi phạm hợp đồng của một bên đã gây ra thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. Song hành vi vi phạm cơ bản có nhất thiết phải gây ra thiệt hại cho bên bị vi phạm thì bên bị vi phạm mới có quyền ngừng thực hiện hợp đồng hay khơng? Thường thì khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại, bên bị vi phạm mới phải chứng minh có thiệt hại do hành vi vi phạm của bên vi phạm gây ra. Chúng tôi đồng ý với quan điểm cho rằng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng có thể được áp dụng khi có hành vi vi phạm mà khơng cần phải chứng minh hành vi vi phạm có gây ra thiệt hại hay không và phải căn cứ vào nội dung của hợp đồng cũng như sự ảnh hưởng của sự vi phạm để xác định hành vi vi phạm có phải là vi phạm cơ bản hay không. Như vậy, theo LTM hiện hành, những vi phạm

không cơ bản không cho phép bên bị vi phạm áp dụng chế tài hoãn thực hiện hợp đồng.

Bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng chỉ được hoãn việc thực hiện nghĩa vụ của mình trong một khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc vào việc hoàn thành nghĩa vụ của bên vi phạm. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là biện pháp tự vệ của một bên khi bên kia không thực hiện đúng hợp đồng và có mục đích hướng bên khơng thực hiện đúng hợp đồng tới việc thực hiện đúng hợp đồng. Do đó, nếu bên khơng thực hiện đúng hợp đồng đã thực hiện theo đúng hợp đồng thì bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng phải tiếp tục thực hiện hợp đồng. Điều đó cũng có nghĩa là việc tạm dừng thực hiện hợp đồng của bên bị vi phạm được kéo dài đến khi bên vi phạm hoàn thành nghĩa vụ của mình. Ví dụ: bên mua hàng có quyền ngừng thanh tốn tiền mua hàng nếu có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp, nhưng chỉ được ngừng thanh toán cho đến khi việc tranh chấp đã được giải quyết hoặc khi bên bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì bên mua có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục sự khơng phù hợp đó.

Sau khi tạm ngừng thực hiện hợp đồng mà bên kia vẫn khơng thực hiện đúng hợp đồng thì bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng có thể áp dụng các chế tài khác như đình chỉ thực hiện hợp đồng, bồi thường thiệt hại…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế tài thương mại trong Luật Thương mại Việt Nam 2005 (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)