Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về chế tài thƣơng mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế tài thương mại trong Luật Thương mại Việt Nam 2005 (Trang 75 - 82)

NHỮNG BẤT CẬP CỦA CHẾ TÀI TRONG LUẬT THƢƠNG MẠI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về chế tài thƣơng mạ

mại

Trước những vấn đề bất cập trên, tại Hội thảo Hoàn thiện báo cáo rà soát Luật thương mại do VCCI tổ chức tại Hà Nội, Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Trưởng ban Pháp chế Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) đã nhấn mạnh: “hoàn thiện Luật Thương mại trong nước trên cơ sở phù hợp với pháp luật thương mại quốc tế là cần thiết trong bối cảnh chúng ta đã có 6 năm thực hiện Luật Thương mại và đã hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, Diễn đàn APEC…”. Đây cũng là định hướng cho việc hoàn thiện Luật thương mại nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Tại hội thảo, nhiều ý kiến đề nghị, Điều 49 Luật thương mại cần được sửa đổi bổ sung để làm rõ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong việc bảo hành hàng hóa, các biện pháp bảo hành và thứ tự thực hiện các biện pháp bảo hành. Điều này thực sự cần thiết vì tinh thần của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (có hiệu lực từ ngày 1/7/2011) hiện nay rõ ràng chỉ là để đảm bảo được lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng thông thường chứ không phải là của thương nhân.

Chế tài thương mại đã được nhiều học giả, các chuyên gia pháp lý quan tâm nghiên cứu và đưa ra nhiều ý kiến đóng góp cho việc hồn thiện các quy định pháp luật về chế tài. Chúng tôi đồng ý với quan điểm nên bỏ Điều 293 về áp dụng chế tài thương mại đối với vi phạm khơng cơ bản vì việc xác định thế nào là vi phạm không cơ bản gặp rất nhiều khó khăn theo như ý kiến của

PGS.TS Trần Văn Nam, Khoa luật trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Nhưng chúng tôi không đồng ý với quan điểm thay đổi quy định về mức phạt vi phạm hợp đồng. Theo chúng tôi, quy định mức phạt vi phạm “do các bên thoả

thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm” tại Điều 301 là hợp lý để tránh tình trạng bên có lợi thế hơn có

thể “bắt chẹt” bên yếu thế. Bên bị vi phạm hồn tồn khơng sợ bị “thiệt thịi” vì theo Luật thương mại, ngoài chế tài phạt hợp đồng bên bị vi phạm cịn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Yêu cầu bồi thường thiệt hại là quyền đương nhiên của bên bị vi phạm khi hành vi vi phạm của bên đối tác gây thiệt hại cho mình mà khơng cần phải có thoả thuận trong hợp đồng như quy định tại Điều 422 BLDS.

Ngoài các kiến nghị ở trên, chúng tôi thấy để LTM được hoàn thiện hơn cần phải sửa đổi bổ sung thêm một số điểm sau:

* Về khái niệm vi phạm hợp đồng

Điều 3 Khoản 12 LTM giải thích vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của luật này. Theo chúng

tôi, “thực hiện khơng đầy đủ” cũng có nghĩa là “thực hiện khơng đúng” hợp đồng. Quy định như vậy có lẽ là khơng cần thiết, chỉ cần quy định: “vi phạm

hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của luật này” là đã bao quát

hết các hành vi vi phạm như đã được giải thích ở phần 2.1.2.2. chƣơng 2.

* Về chế tài buộc thực hiện hợp đồng

Để Điều 299 Khoản 1 không mâu thuẫn với Điều 51 Khoản 3 như đã trình bày ở phần 3.1, Điều 299 Khoản 1, theo chúng tôi cần được sửa đổi như sau: Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, trong thời gian áp dụng chế tài buộc

đồng cho đến khi bên vi phạm thực hiện đúng nghĩa vụ theo hợp đồng, có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm.

* Về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Chúng ta cần phải xem xét là có cần thiết phải có Điều 303 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay không? Theo Điều 292 LTM, ngồi chế tài bồi thường thiệt hại cịn có nhiều chế tài khác như buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt hợp đồng,… nhưng LTM khơng có điều khoản riêng quy định căn cứ làm phát sinh các chế tài đó thì tại sao đối với chế tài bồi thường thiệt hại lại có quy định riêng về căn cứ phát sinh khi áp dụng chế tài này? Thực ra các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã được thể hiện rõ trong khái niệm bồi thường thiệt hại tại Điều 302 khoản 1, đó là có hành vi vi phạm, có tổn thất và tổn thất này do hành vi vi phạm gây ra, tức là có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và tổn thất. Điều 303 quy định nhắc lại ba căn cứ trên là không cần thiết [16; tr.45]. Một vấn đề khác là vấn đề lỗi của bên vi phạm không được Điều 303 đề cập đến. Điều đó đã gây ra sự hiểu lầm rằng bên vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngay cả khi khơng có lỗi [13].

Về nguyên tắc, một người chỉ phải chịu trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm pháp luật và có lỗi khi vi phạm. Lỗi là trạng thái tâm lí và mức độ nhận thức của một người về hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó. Trong khoa học pháp luật hình sự, lỗi được phân thành lỗi cố ý và lỗi vô ý. Vấn đề trạng thái tâm lí và nhận thức chỉ có thể đặt ra đối với một con người cụ thể. Trong khi đó chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng kinh tế trước đây và hợp đồng thương mại hiện nay chủ yếu là các tổ chức kinh doanh. Việc xác định trạng thái tâm lý và mức độ nhận thức của các tổ chức khi vi phạm hợp đồng khó có thể chính xác nên lỗi khi vi phạm hợp đồng là “lỗi suy đoán” [25]. Bên vi phạm hợp đồng bị coi là có lỗi nếu khơng chứng minh được mình

khơng có lỗi. Nếu bên vi phạm chứng minh được mình khơng có lỗi thì sẽ được miễn trách nhiệm theo Điều 294 LTM. Như vậy, bên vi phạm hợp đồng chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm nếu hành vi vi phạm của mình gây ra thiêt hại và bên vi phạm có lỗi. Trong một số trường hợp đặc biệt, LTM còn quy định về lỗi cố ý của bên vi phạm như Điều 238 quy định về giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và Điều 266 quy định về trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định như luận văn đã trình bầy tại phần 2.3.4 chƣơng 2. Theo chúng tôi cần bỏ Điều 303 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại vì Điều này rõ ràng là khơng cần thiết.

* Về chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng

Theo Điều 310 Luật Thương mại, “đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc

một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, khi xảy ra hành vi vi phạm mà các bên thỏa thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng”. Bản chất của hình thức chế tài này là hành

vi đơn phương chấm dứt quan hệ hợp đồng của một bên khi bên kia vi phạm hợp đồng. Điều kiện để một bên có quyền áp dụng chế tài đình chỉ hợp đồng là bên kia đã vi phạm hợp đồng. Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện, thì hợp đồng bị chấm dứt hiệu lực từ thời điểm bên vi phạm nhận được thơng báo đình chỉ của bên vi phạm. Các bên khơng phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ đối ứng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại.

Hủy bỏ hợp đồng được hiểu là sự thỏa thuận của các bên về việc chấm dứt thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ hợp đồng. Các bên có quyền ký kết hợp đồng thì các bên cũng có quyền hủy bỏ hợp đồng mà họ đã ký kết. Theo Điều 388 BLDS thì thỏa thuận hủy bỏ hợp đồng cũng là hợp đồng. Đó là sự thỏa thuận của các bên về việc chấm dứt quyền và nghĩa vụ.

Như vậy, hủy bỏ hợp đồng địi hỏi có sự thống nhất của các bên. Các bên cũng có thể thỏa thuận hủy bỏ một phần của hợp đồng. Theo tinh thần của Điều 312 và 313 LTM, hủy bỏ hợp đồng cũng là quyền của bên bị vi phạm khi xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng hoặc một bên bi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Nội dung của các Điều khoản này rõ ràng không khác với nội dung của Điều 310 về đình chỉ hợp đồng. Thiết nghĩ pháp luật không cần quy định hủy bỏ hợp đồng là một hình thức chế tài khi đã có hình thức chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng. Việc quy định như Luật thương mại hiện hành là có hai hình thức chế tài mà bên bị vi phạm có thể áp dụng để chấm dứt quan hệ hợp đồng. Điều này rõ ràng là không cần thiết. Do vậy theo chúng tôi không nên quy định “hủy bỏ hợp đồng” là một chế tài trong thương mại, vì như trên đã phân tích nó khơng đúng với bản chất của việc hủy hợp đồng, cịn chế tài đình chỉ hợp đồng nên quy định rõ là đơn phương đình chỉ hợp đồng.

* Về các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm

Điều 294 Khoản 1 LTM quy định bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:

a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận; b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;

c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà các bên khơng thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

Đối với các trường hợp a), b) và d) pháp luật quy định bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng là cần thiết bởi vì đối với trường hợp a) là do các bên thỏa thuận, tức là do ý chí của các bên; đối với trường hợp b) và d) là do bên vi phạm không thể khắc phục được

nên bên vi phạm được miễn trách nhiệm là hợp lý. Miễn trách nhiệm có nghĩa là có chịu trách nhiệm nhưng được miễn, không phải thi hành (giống như “miễn chấp hành hình phạt”) Cịn đối với trường hợp c) hành vi vi phạm của một bên hồn tồn do lỗi của bên kia thì bên vi phạm khơng phải được miễn trách nhiệm mà là khơng phải chịu trách nhiệm. Vì vậy, chúng tơi cho rằng: Điều 294 Khoản 1 cần tách ra thành hai Điều là các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm, đó là các trường hợp a), b) và d) và trường hợp không phải chịu trách nhiệm, đó là trường hợp c)

* Cần phải hoàn thiện chế tài bồi thường thiệt hại của LTM Việt Nam cho phù hợp với luật thương mại quốc tế

Hiện nay nước ta đã thực sự tham gia vào sự phân công lao động quốc tế trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Kinh tế nước ta đang hòa nhập vào xu thế phát triển chung của kinh tế thế giới. Trong quá trình hội nhập kinh tế đó, đương nhiên pháp luật nước ta cũng cần sửa đổi cho tương thích với pháp luật quốc tế, đặc biệt là pháp luật dân sự, thương mại. Chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả Nguyễn Thị Hồng Trinh [36] là cần phải hoàn thiện quy định về chế tài bồi thường thiệt hại trong Luật Thương mại để đảm bảo tính rõ ràng và tương thích với pháp luật quốc tế, cụ thể là:

Thứ nhất, cần giới hạn rõ phạm vi thiệt hại được bồi thường cho hợp

đồng thương mại, quy định rõ phạm vi bồi thường có bao gồm những thiệt hại phi tiền tệ hay khơng, nếu có thể nên liệt kê rõ những thiệt hại phi tiền tệ được bồi thường nếu có chứng cớ xác đáng như thiệt hại do mất uy tín, thiệt hại do người chết, bị thương… đến những thiệt hại khác như chi phí luật sư, dịch thuật… Và thiệt hại có tính đến mọi khoản lợi cho bên có quyền từ một khoản chi phí hay tổn thất tránh được hay không.

Thứ hai, quy định rõ thiệt hại là có tính dự đốn trước bên cạnh tính

KẾT LUẬN

Để pháp luật nói chung và LTM nói riêng trở thành công cụ của Nhà nước trong việc quản lí nền kinh tế hàng hố nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cũng như công cụ đảm bảo quyền tự do kinh doanh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh doanh thì pháp luật phải phù hợp với thực tiễn của cuộc sống; các quy định của pháp luật phải rõ ràng, minh bạch, không được chồng chéo, khơng được mâu thuẫn và chỉ có thể hiểu theo một nghĩa. Điều này đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền ban hành pháp luật cần đầu tư hơn nữa cho việc xây dựng pháp luật, tránh tình trạng luật vừa mới ban hành đã lại phải có kế hoạch sửa đổi, bổ sung.

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về các loại chế tài trong thương mại, phân tích rõ bản chất của các loại chế tài này cũng như đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về chế tài trong thương mại, luận văn mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về chế tài trong thương mại. Hy vọng rằng, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể đóng góp một phần nhỏ bé vào việc sửa đổi luật thương mại, góp phần nâng cao hiệu quả của của các quy định về chế tài trong thương mại, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại.

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế tài thương mại trong Luật Thương mại Việt Nam 2005 (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)