Bản chất của chế tài bồi thƣờng thiệt hạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế tài thương mại trong Luật Thương mại Việt Nam 2005 (Trang 32 - 39)

Trong đời sống xã hội, mọi cơng dân có đủ năng lực hành vi dân sự cũng như các tổ chức có tư cách pháp nhân, đều phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình hoặc tổ chức mình. Cá nhân, tổ chức nào gây ra thiệt hại cho tổ chức hoặc cá nhân khác thì có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại cho tổ chức hoặc cá nhân đó. Vậy bồi thường thiệt hại là gì?

Theo Từ điển Luật học [3; tr.84], bồi thường thiệt hại là việc người có hành vi vi phạm, có lỗi trong việc gây ra thiệt hại về vật chất, tinh thần phải bồi hoàn cho người bị thiệt hại nhằm phục hồi tình trạng tài sản, bù đắp tổn thất tinh thần cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bồi thường

thiệt hại về tinh thần. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là việc người vi phạm phải gánh chịu những hậu quả vật chất bất lợi do hành vi vi phạm của mình gây ra cho người khác. Người vi phạm phải lấy tài sản, tiền bạc của mình bù đắp những tổn thất về vật chất mà mình gây ra cho người bị vi phạm. Những tổn thất về vật chất này phải tính được thành tiền, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bi mất, bị giảm sút, chi phí cứu chữa, …. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần là trách nhiệm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính cơng khai và có thể cịn phải bồi thường khoản tiền nhất định cho người bị thiệt hại. Bồi thường thiệt hại có thể phát sinh trong cả lĩnh vực cơng pháp và tư pháp.

Chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực công pháp có thể là các cơ quan cơng quyền khi các cơ quan này thực hiện không đúng chức năng, nhiệm vụ, vi phạm pháp luật làm tổn hại đến lợi ích của cơng dân và các cơ quan, tổ chức khác.

Khi thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, các cơ quan cơng quyền có trách nhiệm phải tơn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Nếu làm khơng đúng chức năng nhiệm vụ của mình, vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho cơng dân thì phải có trách nhiệm bồi thường. Để khơi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự, nâng cao trách nhiệm của người có thẩm quyền trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17 tháng 3 năm 2003 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt

động tố tụng hình sự gây ra .

Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 388 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan

trong tố tụng hình sự. Theo đó, tính đến tháng 6-2008, cơ quan tư pháp các cấp đã tiếp nhận đơn yêu cầu bồi thường của 311 người và đã thương lượng, bồi thường cho 210 người với tổng số tiền hơn 16 tỷ đồng. Theo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các cơ quan tư pháp thụ lý đơn đều thực hiện khôi phục danh dự cho người bị oan trước khi thương lượng bồi thường thiệt hại vật chất, hình thức gồm cải chính cơng khai trên báo, tổ chức xin lỗi công khai tại nơi cư trú, nơi làm việc theo yêu cầu của người bị oan. Tất cả được tiến hành với nghi thức trang trọng, cầu thị, giúp minh oan, giải tỏa tâm lý mặc cảm nặng nề, góp phần củng cố lịng tin của người dân với hoạt động tư pháp. Có trường hợp sau khi được xin lỗi công khai, người bị oan khơng địi bồi thường vật chất nữa.

Cùng với việc khôi phục danh dự, cơ quan tố tụng cũng xử lý cán bộ làm oan: Ba điều tra viên bị kỷ luật, bốn trường hợp phải rút kinh nghiệm, tám thẩm phán không được tái bổ nhiệm, 53 kiểm sát viên bị xử lý trách nhiệm, trong đó 21 cán bộ là viện trưởng, viện phó Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, một viện phó Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh. Nguyên nhân chủ yếu là cán bộ tố tụng thiếu ý thức trách nhiệm, hạn chế năng lực áp dụng luật. Đến nay chưa phát hiện trường hợp cán bộ tố tụng vì động cơ cá nhân mà cố ý làm oan cho người vô tội.

Tuy nhiên, năm năm thực hiện Nghị quyết 388 đã bộc lộ một số hạn chế. Một số vụ việc cơ quan tư pháp không nhận thấy hết trách nhiệm, hậu quả của việc gây oan, dẫn tới né tránh, đùn đẩy trách nhiệm. Có nơi cơ quan tư pháp cịn đưa ra lý do thiếu chính đáng để từ chối xin lỗi, bồi thường hoặc có thụ lý giải quyết thì thiếu cầu thị, gây căng thẳng hoặc tính khơng đầy đủ, tồn diện thiệt hại thực tế cho người bị oan…[26]

Để nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là các cơ quan tiến hành tố tụng, đảm bảo quyền và lợi ích cho người bị xử lí

oan sai, ngày 18 tháng 6 năm 2009, Quốc hội khoá 12 kì họp thứ 5 đã ban hành Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước. Điều 1 Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước quy định rõ: Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án. Cụ thể là Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự khi khơng thực hiện đúng trình tự, thủ tục tố tụng; Tồ án nhân dân có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự, dân sự, hành chính, thương mại,…. Khi người thi hành cơng vụ thực hiện không đúng chức năng, nhiệm vụ, vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho các tổ chức và cá nhân thì trước hết Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho các tổ chức, cá nhân này [27]. Người thi hành cơng vụ có lỗi gây ra thiệt hại có nghĩa vụ hồn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Gần đây, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao vừa có văn bản đề nghị Bộ Tài chính cấp hơn 990 triệu đồng theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước để Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình bồi thường cho một giám đốc doanh nghiệp là bà Phùng Thị Thu, nguyên giám đốc Xí nghiệp May xuất khẩu Thành Công, tỉnh Thái Bình vi vụ việc sau đây:

Quá trình điều tra xác định, năm 1998 bà Thu ký hợp đồng may gia công với Công ty Hungsen (Đài Loan). Để thực hiện hợp đồng, bà Thu đem nguyên liệu nhận hợp đồng gia công cho Công ty Hungsen đi bán để gán nợ. Đến thời hạn giao hàng, doanh nghiệp của bà Thu chưa thực hiện đủ hợp đồng, gây tổn hại kinh tế cho công ty này. Đầu tháng 10/1998, công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với bà Thu về các tội danh như lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản... và bắt tạm giam. Trong quá trình điều tra vụ án, cảnh sát cịn phát hiện một quả lựu đạn

trong xí nghiệp. Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình đã truy tố bà Thu với 5 tội danh: lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Xã hội chủ nghĩa; lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản công dân; lừa đảo chiếm đoạt tài sản Xã hội chủ nghĩa; lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân và tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng. Tháng 9/1999, vụ án được đưa ra xét xử tại Toà án nhân dân tỉnh Thái Bình. Bà Thu bị kết án 16 năm tù giam. Khơng đồng tình với bản án, bà Thu đã kháng cáo lên Tòa tối cao. Sau đó, Phịng Kỹ thuật Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thái Bình đã giám định và kết luận quả lựu đạn được phát hiện trong xí nghiệp của bà Thu là dụng cụ để diễn tập, được chế tạo bằng nhựa và cát. Tháng 8/2000, Tịa phúc thẩm Tồ án nhân dân tối cao mở phiên phúc thẩm và tuyên bà Thu không phạm tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, đồng thời hủy bản án hình sự sơ thẩm. Tịa tối cao xác định quan hệ hợp đồng giữa doanh nghiệp bà Thu và nước ngoài là quan hệ kinh tế, không cấu thành tội phạm. Do vậy, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình đã ban hành quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ mọi hoạt động tố tụng đối với bà Thu [1].

Chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực tư pháp có thể là các cá nhân, tổ chức khi cá nhân, tổ chức này có hành vi vi phạm, có lỗi trong việc gây ra thiệt hại về vật chất, tinh thần cho cá nhân, tổ chức khác.

Theo pháp luật dân sự, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định quan trọng trong luật dân sự. Điều 604 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Người nào

do lỗi cố ý hoặc vơ ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân khác, xâm phạm đến danh

dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.

Cơ sở của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là những quy định của pháp luật (quy định những hậu quả pháp lý ngoài mong muốn của chủ thể) khơng có sự thoả thuận trước của các bên và được phát sinh chỉ trên cơ sở hành vi bất hợp pháp do lỗi cố ý hoặc vô ý.

Các quyền và nghĩa vụ pháp lí trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hoàn toàn do pháp luật quy định, trước thời điểm phát sinh trách nhiệm các bên trong quan hệ pháp luật này khơng có quan hệ với nhau. Trong các trường hợp có quan hệ hợp đồng nhưng nếu có việc gây thiệt hại không liên quan đến việc thực hiện hợp đồng thì đó cũng là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng phát sinh khi một trong các bên tham gia kí kết hợp đồng có hành vi vi phạm nghĩa vụ đã cam kết của mình và gây thiệt hại cho bên kia. Khi hợp đồng đã được kí kết và có hiệu lực pháp luật, hợp đồng được coi là luật của các bên kí kết và các bên có nghĩa vụ phải thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đó. Nếu bên nào khơng thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình, tức là phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định do hành vi vi phạm đó gây ra. Một trong những hậu quả pháp lý đó là bồi thường thiệt hại trong hợp đồng.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng được quy định tại Chương VIII Bộ luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất [28]. Cụ thể, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lao động được quy định như sau:

Thứ nhất là trách nhiệm của người lao động

Theo Điều 89, “người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có

theo quy định của pháp luật về thiệt hại đã gây ra. Nếu gây thiệt hại khơng nghiêm trọng do sơ suất, thì phải bồi thường nhiều nhất ba tháng lương và bị khấu trừ dần vào lương theo quy định tại Điều 60 của Bộ luật này”. Điều 90

của Bộ luật Lao động còn quy định: “Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, làm mất các tài sản khác do doanh nghiệp giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì tuỳ trường hợp phải bồi thường thiệt hại một phần hay toàn bộ theo thời giá thị trường; trong trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trong trường hợp bất khả kháng thì khơng phải bồi thường.”

Thứ hai là trách nhiệm của người sử dụng lao động

Theo Điều 94 của Bộ luật lao động, “khi cơ quan có thẩm quyền kết

luận về quyết định xử lý của người sử dụng lao động là sai, thì người sử dụng lao động phải huỷ bỏ quyết định đó, xin lỗi cơng khai, khôi phục danh dự và mọi quyền lợi vật chất cho người lao động.”

Như vậy, theo những quy định được trích dẫn trên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong luật lao động chỉ có thể phát sinh từ quan hệ hợp đồng lao động và hợp đồng có liên quan.

Trong nền kinh tế thị trường, mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh (thương nhân) là một người sản xuất hàng hóa độc lập. Muốn tiến hành hoạt động kinh doanh, các thương nhân phải thiết lập quan hệ hợp đồng với nhau để mua nguyên liệu, bán sản phẩm và sử dụng các dịch vụ. Vì nhiều lý do khác nhau, không phải bao giờ các bên trong quan hệ hợp đồng cũng thực hiện đúng các nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ hợp đồng. Khi một bên không thực hiện đúng hợp đồng, gây thiệt hại cho bên kia thì có trách nhiệm phải bồi thường. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một chế tài vô cùng quan trọng của Luật thương mại và cũng chỉ phát sinh từ quan hệ hợp đồng. Cũng như chế tài bồi thường thiệt hại trong Luật lao động, trong Luật thương mại khơng có chế tài bồi

thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tương tự như với hợp đồng dân sự, một khi hợp đồng thương mại đã được kí kết và có hiệu lực pháp luật thì hợp đồng cũng được coi là luật của các bên kí kết và tất nhiên các bên có nghĩa vụ phải thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đó. Nếu một trong các bên vi phạm nghĩa vụ của mình thì có thể sẽ bị áp dụng các chế tài theo quy định của Luật Thương mại Việt Nam, trong đó có chế tài buộc bồi thường thiệt hại.

Theo khoản 1 Điều 302 Luật Thương mại, bồi thường thiệt hại là “việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm”.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế tài thương mại trong Luật Thương mại Việt Nam 2005 (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)