2.2.1. Khái niệm
Theo Pháp lệnh hợp đồng kinh tế trước đây, phạt hợp đồng là một chế tài tiền tệ do bên vi phạm hợp đồng phải trả cho bên bị vi phạm. Mức tiền phạt vi phạm hợp đồng là từ 2 đến 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Hội đồng bộ trưởng (Chính phủ) đã quy định chi tiết khung phạt hợp đồng cho từng loại vi phạm tại Nghị định số 17/HĐBT ngày 16/01/1990. Theo Điều 13 Khoản 2 của Nghị định này, các bên có quyền thỏa thuận về mức tiền phạt trong hợp đồng nhưng phải phù hợp với khung phạt của từng loại hợp đồng. Cụ thể là:
- Vi phạm chất lượng: phạt từ 3% đến 12% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm về chất lượng.
- Vi phạm thời gian thực hiện hợp đồng: phạt 2% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm thời hạn thực hiện cho 10 ngày lịch đầu tiên; phạt thêm từ 0,5% đến 1% cho mỗi đợt 10 ngày tiếp theo cho đến mức tổng số các lần phạt không quá 8% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm ở thời điểm 10 ngày lịch đầu tiên; nếu hồn tồn khơng thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký thì bị phạt đến mức 12% giá trị hợp đồng.
- Vi phạm nghĩa vụ khơng hồn thành sản phẩm, hàng hóa, cơng việc một cách đồng bộ; phạt từ 6% đến 12% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm.
- Vi phạm nghĩa vụ tiếp nhận sản phẩm, hàng hóa, cơng việc đã hồn thành theo đúng hợp đồng: phạt 4% giá trị phần hợp đồng kinh tế đã hồn thành mà khơng được tiếp nhận cho 10 ngày lịch đầu tiên và phạt thêm 1% cho mỗi đợt 10 ngày tiếp theo cho đến mức tổng số lần phạt
không quá 12% giá trị phần hợp đồng đã hoàn thành và không được tiếp nhận ở thời điểm 10 ngày lịch đầu tiên.
- Phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán áp dụng mức lãi suất tín dụng quá hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính từ ngày hết hạn thanh toán theo quy định tại Điều 23 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế. Trường hợp này không giới hạn mức phạt tối đa.
Như vậy, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và văn bản hướng dẫn thi hành quy định khá chi tiết khung phạt đối với từng hành vi vi phạm. Chế tài phạt hợp đồng theo pháp lệnh này là hoàn toàn do pháp luật quy đinh. Các bên trong quan hệ hợp đồng chỉ có quyền thỏa thuận tiền phạt trong khung phạt đối với từng loại hợp đồng theo quy định của pháp luật. Ví dụ đối với vi phạm về chất lượng hàng hóa thì pháp luật quy định phạt từ 3% đến 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Các bên có quyền thỏa thuận mức tiền phạt trong khoảng từ 3% đến 12% chẳng hạn các bên có thể thỏa thuận 6%.
Theo Điều 226 Luật Thương mại 1997 thì chế tài phạt vi phạm hợp đồng có thể được áp dụng nếu trong hợp đồng các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Như vậy, theo Luật Thương mại 1997 phạt vi phạm hợp đồng có thể là do pháp luật quy định.
Theo Điều 300 Luật thương mại hiện hành thì phạt vi phạm là “việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận”. Vì vậy, chế tài phạt vi phạm hợp
đồng hiện nay không phải là chế tài đương nhiên được áp dụng đối với hành vi vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật nữa mà nó phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ hợp đồng. Nếu trong hợp đồng, các bên có thỏa thuận về điều khoản phạt hợp đồng thì khi một bên có hành vi vi phạm hợp đồng, bên bị vi phạm mới có quyền áp dụng chế tài này. Cịn nếu trong hợp đồng các bên không thỏa thuận về điều khoản phạt hợp đồng thì
bên bị vi phạm khơng có quyền áp dụng chế tài này. Bộ luật dân sự cũng quy định tương tự như vậy, cụ thể là theo Điều 422 Khoản 1 BLDS 2005 “phạt vi
phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm”. BLDS coi phạt vi phạm là một trong những điều khoản của hợp đồng song không phải là điều khoản bắt buộc, các bên có thể thỏa thuận hoặc khơng thỏa thuận. Để có thể thực hiện được việc phạt hợp đồng khi có sự vi phạm hợp đồng thì tại thời điểm ký kết hợp đồng hoặc khi sửa đổi bổ sung, phụ lục hợp đồng các bên phải thỏa thuận về điều khoản này [21]
Về mức phạt hợp đồng, Điều 301 Luật thương mại quy định: Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Luật thương mại không quy định rõ những
hành vi vi phạm nào bị phạt bao nhiêu % như Pháp lệnh hợp đồng kinh tế trước đây, do đó có thể hiểu rằng tất cả các hành vi vi phạm (vi phạm chất lượng, vi phạm thời hạn giao hàng …) đều có thể bị phạt số % như nhau trên tổng số giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Chúng tôi cho rằng quy định như vậy là chưa thật sự hợp lý mà cần quy định cụ thể hơn. Đặc biệt là đối với hành vi vi phạm về thời hạn giao hàng. Giao chậm 10 ngày mức phạt phải khác với giao chậm 20 ngày như Nghị định hướng dẫn thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế quy định và đã được trình bày ở trên.
Chế tài phạt vi phạm hợp đồng có chức năng chủ yếu là “trừng phạt”, “phòng ngừa” vi phạm hợp đồng nhằm nâng cao kỷ luật hợp đồng, nên chế tài phạt hợp đồng có thể áp dụng đối với tất cả các hành vi vi phạm mà khơng cần tính đến hành vi vi phạm có gây ra thiệt hại hay khơng.