Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước – qua thực tiễn thành phố hải phòng (Trang 54 - 62)

2.2. Đánh giá kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính

2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại

2.2.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Một là, Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền tại một số

huyện, quận và cấp xã, phường, thị trấn về tiếp dân, giải quyết khiếu nại của công dân chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức, một số nơi chỉ giao cho cấp phó phụ trách và tồn quyền giải quyết, lực lượng cán bộ tham gia giải quyết khiếu nại, nhất là cơ quan Thanh tra còn mỏng, “một số nơi đưa cán

độ năng lực của một số cán bộ chuyên môn tham mưu giải quyết khiếu nại còn yếu, chưa đáp ứng kịp yêu cầu nhiệm vụ trong công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại.

Hai là, Công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội

như đất đai, xây dựng cơ bản, xử lý vi phạm hành chính, … bị bng lỏng. Đặc biệt là công tác quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng ở cơ sở còn yếu kém. Khi thực hiện dự án liên quan đến thu hồi đất, chỉ nhấn mạnh quyền thu hồi đất của nhà nước mà chưa quan tâm tới lợi ích chính đáng của người sử dụng đất, chỉ nhấn mạnh tính cấp thiết của việc giải phóng mặt bằng để có được dự án, mà chưa chú ý đến những vấn đề nảy sinh sau khi thu hồi đất, [19]… vì vậy, việc xây dựng phương án đền bù, giải phóng mặt bằng ở một số dự án chưa sát, và chưa hợp lý. Điển hình như vụ khiếu nại của bốn mươi chín hộ dân Ngõ 55 – Đình Đơng, phường Đông Hải, quận Lê Chân, UBND thành phố Hải Phòng thu hồi 126.888m2 đất tại phường Đông Hải, quận Lê Chân để giao cho Công ty vật liệu và xây lắp thương mại thực hiện dự án, sau khi thu hồi đã bán lại để làm nhà ở nhưng nhân dân bị thu hồi xin tái định cự tại chỗ thì khơng được chấp thuận vì vậy 49 hộ dân không ý, liên tục khiếu nại [29].

Ba là, Trình độ năng lực chuyên môn của một số cán bộ công chức

tham mưu giải quyết khiếu nại cịn yếu. Tình trạng cán bộ công chức vi phạm pháp luật, tiêu cực, ý thức trách nhiệm chưa cao, chưa thực sự chuyên tâm giải quyết khiếu nại vẫn còn và xử lý chưa kiên quyết, thiếu triệt để.

Bốn là, Sự phối kết hợp giữa các cấp chính quyền và các ngành, các

đồn thể cịn nhiều hạn chế, chưa thường xun, đặc biệt là trong giải quyết những vụ việc tồn đọng, phức tạp, đơng người có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp.

Năm là, Công tác giám sát giải quyết khiếu nại chưa thực sự phát huy

được hiệu quả trên thực tế. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị cịn nặng tính hình thức, hành chính, kém hiệu quả.

2.2.3.2. Ngun nhân khách quan

Có nhiều nguyên nhân khách quan làm giảm hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại của CQHCNN, nhưng quan trọng nhất vẫn là các nguyên nhân về mặt pháp luật. Hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay trên tất cả các lĩnh vực còn nhiều hạn chế, chồng chéo, mâu thuẫn. Trong khi đó, pháp luật khiếu nại, tố cáo hiện hành vẫn còn những điểm bất cập nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Đó là:

+ Quy định về xử lý đơn thư khiếu nại do các cơ quan có chức năng

giám sát hoạt động giải quyết khiếu nại chuyển đến.

Để đảm bảo chức năng giám sát hoạt động giải quyết khiếu nại của Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND, …, Luật khiếu nại đã quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức này là nhận đơn khiếu nại và chuyển đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết [12, Điều 64, Điều 65, 66]. Tuy nhiên, quy định này lại tự động vô hiệu nghĩa vụ khiếu nại đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết của người khiếu nại [12, Điều 12 khoản 2]. Theo đó, người khiếu nại có thể gửi nhiều đơn đến nhiều nơi. Từ đây, những đơn khiếu nại này lại được chuyển đến cùng một cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Việc đơn khiếu nại được chuyển vòng vèo qua nhiều cơ quan, tổ chức, đã làm kéo dài thời gian giải quyết khiếu nại của các CQHCNN.

+ Vấn đề tư vấn pháp lý và uỷ quyền cho Luật sự thực hiện quyền khiếu nại

Theo quy định của Luật khiếu nại thì người khiếu nại có quyền nhờ Luật sư tư vấn về mặt pháp luật hoặc ủy quyền cho Luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tuy nhiên hiện chưa có quy định nào hướng dẫn phạm vi ủy quyền, nội dung ủy quyền nên việc thực hiện ở các địa phương còn khác nhau làm hạn chế sự tham gia của luật sư và các chuyên gia pháp luật vào quá trình giải quyết khiếu nại, làm cho việc giải quyết khiếu nại trở nên kém chuyên nghiệp và dây dưa kéo dài.

Bên cạnh đó, do tính chất khép kín của nền hành chính nên những quyền được pháp luật ghi nhận cho luật sư đã rất hạn chế, lại rất khó được thực hiện trên thực tế. Trong khi đó, luật sư là những người có kiến thức và kinh nghiệm pháp lý sâu sắc, sự hiện diện của luật sư trong quá trình giải quyết khiếu nại sẽ giúp cho người khiếu nại đưa ra được các tài liệu, chứng cứ hợp pháp và bảo vệ được các yêu cầu của mình; đồng thời buộc người giải quyết khiếu nại thận trọng và có trách nhiệm hơn đối với việc giải quyết khiếu nại của mình. Qua đó, góp phần làm cho việc giải quyết khiếu nại chuyên nghiệp, nhanh chóng và thuận lợi hơn, hạn chế được những thiếu sót trong quá trình giải quyết khiếu nại của CQHCNN.

+ Quy định về nghĩa vụ của người khiếu nại khó thực hiện:

Pháp luật khơng quy định rõ, nhưng thực tế, người khiếu nại thường phải tự thu thập tài liệu và chứng cứ làm căn cứ chứng minh cho khiếu nại của mình. Theo điểm b khoản 2 Điều 12 Luật khiếu nại thì người khiếu nại có nghĩa vụ “đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lý của việc khiếu nại; cung

cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết khiếu nại” [12, Điều 12],

đồng thời theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 thì người khiếu nại có nghĩa vụ cung cấp thông tin tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày người giải quyết khiếu nại có yêu cầu. Sau khi nhận được yêu cầu cung cấp tài liệu của người giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền u cầu người lưu giữ thơng tin, tài liệu cung cấp cho mình, những chủ thể này cũng có thời hạn 7 ngày để cung cấp. Như vậy thời hạn để người khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại sẽ không được đảm bảo. Đồng thời trong điều kiện về thể chế hành chính – pháp luật như của Việt Nam hiện nay, người đi khiếu nại gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện quyền yêu cầu cung cấp tài liệu. Nền hành chính cịn mang tính chất khép kín nên người dân rất khó khăn trong việc tìm kiếm thơng tin hoặc bằng chứng để làm

căn cứ cho các u cầu của mình. Đồng thời, nhiều chính sách pháp luật về nội dung còn thiếu nhất qn. Do vậy địi hỏi phải có sự hướng dẫn đầy đủ cụ thể về nội dung này và có quy định cụ thể về chế tài khi chủ thể lưu trữ, quản lý tài liệu không cung cấp hoặc kéo dài, cản trở việc cung cấp.

+ Thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại

Luật khiếu nại, tố cáo hiện hành quy định thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được QĐHC hoặc biết được có HVHC (Điều 9). Đây là mốc thời gian rõ ràng và hồn tồn có thể xác định được. Nhưng trong thực tế, nhiều trường hợp người khiếu nại lại không phải là đối tượng nhận QĐHC, ví dụ như ơng A khiếu nại UBND huyện X vì đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà B trên diện tích đất N, là đất ông A cho bà B ở nhờ. Vì vậy, việc xác định mốc thời gian để tính thời hiệu khiếu nại khơng đơn giản.

+ Về gặp gỡ, đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại:

Các quy định của pháp luật về gặp gỡ, đối thoại trực tiếp giữa người khiếu nại, người bị khiếu nại và người giải quyết khiếu nại còn chung chung, khơng có các quy định về trình tự, thủ tục, cũng như chế tài xử lý những sai phạm trong quá trình gặp gỡ, đối thoại như người khiếu nại được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai, ba mà vẫn vắng mặt, hay người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cố tình dây dưa, kéo dài khơng tổ chức gặp gỡ, đối thoại, … .

+ Vấn đề điều chỉnh các trường hợp phát sinh trong quá trình giải

quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước

Thực tiễn giải quyết khiếu nại trên địa bàn thành phố Hải Phòng cho thấy có rất nhiều trường hợp đặc biệt phát sinh trong quá trình giải quyết khiếu nại của CQHCNN có thẩm quyền mà chưa có quy định của pháp luật hay chế tài xử lý, gây nhiều khó khăn, kéo dài thời gian giải quyết, dẫn đến khiếu nại tồn đọng, kéo dài. Đó là: trường hợp người khiếu nại không cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng về nội dung khiếu nại theo yêu cầu của

người giải quyết khiếu nại, hoặc được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai, ba nhưng vẫn cố tình vắng mặt; Sau khi đơn khiếu nại được thụ lý, người khiếu nại ốm đau, đi công tác mà chưa uỷ quyền cho người khác; người khiếu nại chết mà chưa có người kế thừa quyền và nghĩa vụ khiếu nại, người khiếu nại bị mất năng lực hành vi dân sự; cơ quan tổ chức bị chia tách, sáp nhập, giải thể; trong quá trình giải quyết khiếu nại, người bị khiếu nại phát hiện QĐHC, HVHC của mình có sai sót.

+ Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật Pháp luật về khiếu nại hiện hành khơng có bất kỳ một quy định nào về thời hạn thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Trên thực tế, thời hạn này do người có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại ấn định. Điều đó đơi khi dẫn đến thái độ vơ trách nhiệm, lảng tránh thực hiện nghĩa vụ, hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ.

Trên thực tế, việc tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật lại rất khó khăn, đặc biệt là đối với các quyết định giải quyết khiếu nại bác bỏ QĐHC, HVHC là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Bởi trong các trường hợp này, người bị khiếu nại thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật đồng nghĩa với việc họ tự thừa nhận sai lầm của mình. Trong khi đó, tự bản thân người khiếu nại không thể bắt buộc người bị khiếu nại thi hành quyết định này do không được sử dụng quyền lực nhà nước và pháp luật cũng khơng quy định cho họ được có bất kỳ một phản ứng nào buộc người bị khiếu nại phải thi hành.

Bên cạnh đó, các cơ quan, tổ chức có chức năng giám sát, thanh tra việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ cũng không được áp dụng một biện pháp chế tài cụ thể nào đối với các cá nhân, cơ quan, tổ chức không nghiêm chỉnh thi hành. Đồng thời,

pháp luật cũng không quy định cụ thể chế tài xử lý trách nhiệm đối với những người có nghĩa vụ thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật mà cố tình dây dưa, khơng thi hành nghiêm chỉnh.

+ Về tính chất hành chính, khép kín của quy trình giải quyết khiếu nại.

Về cơ bản, việc giải quyết khiếu nại như hiện nay ở nước ta vẫn mang nặng tính hành chính, chưa tách bạch được hoạt động quản lý điều hành với hoạt động giải quyết khiếu nại của các CQHCNN, do đó chưa đảm bảo khách quan, dân chủ, làm thời gian giải quyết khiếu nại kéo dài nhưng không hiệu quả.

Bên cạnh đó, cơ chế giải quyết khiếu nại hiện nay cịn khép kín, chưa đảm bảo khách quan, dân chủ. Pháp luật hiện hành cho phép CQHCNN cấp trên tiếp tục giải quyết các khiếu nại mà cấp dưới không giải quyết đúng thời hạn hoặc đã giải quyết mà cơng dân cịn khiếu nại, dẫn đến nhiều vụ việc được giải quyết không khách quan, chưa hợp lý, hợp tình, thậm chí có biểu hiện bao che, dung túng cho cấp dưới. Điều này lý giải cho tình trạng khiếu nại vượt cấp, kéo dài tràn lan như hiện nay, và khiếu nại bị đùn đẩy, vòng vo giữa các cấp.

Ngồi ra, cịn các ngun nhân khách quan khác như:

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật khiếu nại nói riêng cho người dân chưa thực sự được quan tâm. Vì vậy, trình độ nhận thức pháp luật khiếu nại của người dân còn nhiều hạn chế, góp phần làm gia tăng tình trạng khiếu nại tràn lan, vượt cấp, kéo dài.

Một số công dân nhận thức pháp luật về đất đai còn hạn chế, lại bị xúi giục, kích động đã cố tình đi khiếu nại. Đặc biệt, có một số phần tử xấu cố tình lợi dụng để gây rối, xúi giục, lôi kéo một bộ phận nhân dân tham gia khiếu kiện đông người, nhằm gây áp lực với cơ quan nhà nước, đòi được giải quyết theo yêu cầu khơng chính đáng, đã dẫn đến một số vụ việc vượt cấp, kéo dài, làm phức tạp tình hình, gây mất trật tự trị an xã hội.

liệu, chứng từ, sổ sách lưu trữ không đầy đủ nên thiếu căn cứ để xác minh trong quá trình giải quyết, dẫn đến tình trạng tồn đọng kéo dài. Giải quyết vấn đề này rất phức tạp, địi hỏi phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng về chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước – qua thực tiễn thành phố hải phòng (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)