Tại sao giải quyết khiếu nại hành chính bằng con đƣờng hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước – qua thực tiễn thành phố hải phòng (Trang 35 - 40)

chính lại hiệu quả?

1.5.1. Do chính cơ quan hành chính nhà nước thực hiện

Theo quy định tại mục 1 chương 3 Luật khiếu nại thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính là của Chủ tịch UBND các cấp, Thủ trưởng các cơ quan chuyên mơn thuộc cơ quan hành chính nhà nước. Những chủ thể này sau khi nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền thì thì tiến hành thụ lý, xác minh nội dung khiếu nại, tổ chức đối thoại và ra quyết định giải quyết khiếu nại. Quá trình thụ lý, xác minh nội dung khiếu nại, tổ chức đối thoại và ra quyết định giải quyết đều do các cơ quan chuyên môn giúp việc, tham mưu giúp Chủ tịch UBND các cấp hoặc Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thực hiện các thao tác như xác minh, tổ chức đối thoại và dự thảo quyết định giải quyết. Đồng thời họ cũng chính là những người trước đây từng tham mưu, giúp việc cho Chủ tịch UBND các cấp hoặc Thủ trưởng các cơ quan chun mơn có

hành vi, quyết định bị khiếu nại nên họ sẽ là người hiểu về bản chất và nội dung của hành vi hoặc quyết định bị khiếu nại đó một cách đầy đủ nhất, rõ ràng nhất nên họ sẽ tham mưu được tốt nhất.

1.5.2. Không qua nhiều khâu trung gian

Theo các quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì Chủ tịch UBND các cấp hoặc Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn là người phải ra quyết định giải quyết khiếu nại và các cơ quan, bộ phận chuyên môn chỉ là người giúp việc cho Thủ trưởng cơ quan hành chính do vậy có thể nói Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các cấp hoặc Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn sẽ phải trực tiếp giải quyết, không qua một khâu trung gian nào. Việc trực tiếp giải quyết này nhằm tránh hiện tượng “tam sao, thất bản”, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm. Sau khi có quyết định giải quyết khiếu nại thì cũng chính những chủ thể này là người chỉ đạo thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, không qua khâu trung gian nào. So với việc khởi kiện tại Tòa án sẽ phát sinh nhiều thủ tục rườm rà như Tòa án sẽ tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ từ các cơ quan hành chính (đây là hoạt động rất khó khăn, xuất phát từ tâm lý không muốn liên quan, sợ trách nhiệm, sợ có mặt tại Tịa) sau khi thu thập đầy đủ tài liệu, Tòa án phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nghiên cứu để tham gia phiên tịa. Khi có bản án, việc thi hành Bản án do Cơ quan thi hành án dân sự đảm nhiệm.

1.5.3. Thời hạn giải quyết ngắn

Theo quy định tại các Điều 28 và 37 Luật khiếu nại thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 30 ngày (tính từ ngày thụ lý), đối với một số trường hợp cần phải kéo dài thì có thể được gia hạn nhưng tối đa không quá 60 ngày. Đối với khiếu nại lần 2 thì thời hạn giải quyết dài hơn nhưng tối đa cũng không vượt quá 70 ngày. So với thời hạn giải quyết vụ kiện hành chính của Tịa án thì thời hạn này ngắn hơn rất nhiều, theo quy định tại Điều 117 Luật Tố tụng hành chính thì thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm là 4 tháng tính từ

ngày thụ lý, đối với một số trường hợp phức tạp hoặc có trở ngại khách quan có thể được gia hạn thêm 2 tháng thì thẩm phán phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, trong thời hạn 20 ngày, trường hợp phức tạp có thể được kéo dài đến 30 ngày, Tóa án phải mở phiên tịa. Như vậy thời hạn tối đa tính từ khi Tịa án thụ lý đến ngày xét xử sơ thẩm là 7 tháng [14, Điều 117].

1.5.4. Việc thay đổi quyết định hành chính bị khiếu nại dễ dàng hơn.

Q trình xác minh, đối thoại để giải quyết khiếu nại, nếu thấy hành vi hành chính, quyết định hành chính của chính Thủ trưởng cơ quan hành chính hoặc nhân viên của mình, cấp dưới của mình có sai phạm thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính có thể tự thay đổi hoặc yêu cầu cấp dưới của mình thay đổi ln mà không cần đợi đến khi có quyết định giải quyết khiếu nại mới thay đổi, sửa quyết định hoặc hành vi hành chính bị khiếu nại. Thủ tục sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại sẽ đơn giản hơn.

1.5.5. Việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại thuận lợi hơn.

Khi có quyết định giải quyết khiếu nại, nếu bác bỏ khiếu nại thì quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó vẫn được thực hiện trên thực tế, điều này không gây ra biến động. Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại hủy bỏ 1 phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính, hành vi hành chính thì phải tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, đây là việc làm đầy khó khăn và phức tạp vì nó liên quan đến trách nhiệm của người đã có hành vi hoặc đã tham mưu ra quyết định hành chính bị hủy bỏ. Tuy nhiên nếu Thủ trưởng các cơ quan hành chính đã ra quyết định giải quyết khiếu nại thì họ sẽ có trách nhiệm cao hơn để thực hiện các quyết định đó, họ cũng sẽ hiểu rõ về bản chất sự việc nên họ sẽ tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại tốt hơn cơ quan thi hành án dân sự.

1.5.6. Sau khi có quyết định giải quyết, nếu khơng đồng ý với kết quả giải quyết, người khiếu nại vẫn có cơ hội giải quyết ở Tịa án là cơ quan có phán quyết cuối cùng

Theo quy định tại Điều 31 và Điều 40 Luật khiếu nại thì cơng dân nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án và Tịa án là nơi có phán quyết cuối cùng về quyết định và hành vi hành chính.

1.5.7. Việc giải quyết án hành chính kéo dài, bị tác động bởi nhiều chủ thể khác nhau chủ thể khác nhau

Quá trình giải quyết vụ án hành chính, Tịa án thụ lý, thu thập hồ sơ, tài liệu, chuẩn bị xét xử. Viện kiểm sát nhân dân, kiểm sát việc lập hồ sơ, giải quyết vụ án. Khi có bản án, Cơ quan thi hành án dân sự, tổ chức thi hành bản án (q trình thi hành, cơ quan hành chính tham gia). Từ khi thụ lý đến khi xét xử sơ thẩm có thể kéo dài đến 7 tháng [14, Điều 117], thời hạn kháng cáo, kháng nghị là 1 tháng [14, Điều 183], thời hạn xét xử phúc thẩm có thể kéo dài đến 4 tháng [14, Điều 191], thời gian thi hành án phụ thuộc nhiều yếu tố, có thể kéo dài… Như vậy thời hạn giải quyết án hành chính bị kéo dài, điều này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, sinh hoạt, hoạt động kinh doanh… của người khiếu nại. Tính độc lập trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân trong điều kiện như hiện nay ở Việt nam đang bị chi phối bởi nhiều chủ thể khác nhau, dẫn đến việc xét xử chưa đúng pháp luật. Vụ cưỡng chế, thu hồi đất đối với Đoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phịng là một điển hình của việc Tịa án bị tác động bởi chính quyền, cụ thể: khi Đoàn Văn Vươn khiếu nại, UBND huyện Tiên Lãng trả lời bác khiếu nại, giữ nguyên quyết định thu hồi, ông Vươn đã khởi kiện tại Tịa án nhân dân huyện Tiên Lãng, do khơng muốn va chạm với chính quyền huyện Tiên Lãng nên Tòa án đã bác đơn của ơng Vươn. Ơng Vươn kháng cáo, Tòa án nhân dân

thành phố Hải Phòng thụ lý, chuẩn bị xét xử phúc thẩm, do bị chi phối nên Thẩm phán đã làm thủ tục hòa giải ngồi luật tố tụng, ơng Vươn khơng đến phiên tịa, Tịa án đình chỉ xét xử. Sau đó, UBND huyện Tiên Lãng ra quyết định cưỡng chế thu hồi đất. Khi có kết luận của Thủ tướng Chính phủ, bản án sơ thẩm và quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đã bị hủy để xét xử lại.

Số vụ án hành chính chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với tổng số vụ việc khiếu nại trên toàn thành phố. Theo số liệu thụ lý án hành chính của Tịa án nhân dân thành phố Hải Phịng thì số vụ án hành chính do Tịa án 2 cấp thụ lý qua các năm như sau: năm 2010 là 28 vụ [22]; năm 2011 là 01 vụ [23]; năm 2012 là 01 vụ [24]; năm 2013 là 52 vụ [25]và 8 tháng đầu năm 2014 là 15 vụ; Trong khi đó, số đơn khiếu nại các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố thụ lý giải quyết năm 2010 là 206 đơn [17]; năm 2011 là 179 đơn [18]; năm 2012 là 564 đơn [19]; năm 2013 là 184 đơn [20].

Chương 2

THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI CỦA CƠ QUAN HÀNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước – qua thực tiễn thành phố hải phòng (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)