2.2. Đánh giá kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính
2.2.2. Những mặt còn tồn tại
Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ như trên, cơng tác giải quyết khiếu nại của các CQHCNN trên địa bàn thành phố Hải Phòng vẫn còn những tồn tại và hạn chế nhất định khiến cho tình hình khiếu nại diễn biến rất phức tạp, chất lượng giải quyết khiếu nại của các CQHCNN còn chưa cao. Số vụ việc khiếu nại, khiếu nại kéo dài, khiếu nại vượt cấp, khiếu nại đông người vẫn có chiều hướng ngày một tăng, tính chất và mức độ cũng phức tạp hơn. Những hạn chế, yếu kém nổi bật là:
Một là, về công tác lãnh đạo, chỉ đạo: Ở một số huyện, xã, cấp uỷ
đảng và UBND các cấp chỉ đạo cơng tác giải quyết khiếu nại cịn thiếu quyết liệt, chưa kịp thời, chưa toàn diện, thiếu những giải pháp cụ thể. Hoặc có chỉ đạo nhưng thiếu sự đôn đốc, kiểm tra thường xuyên việc giải quyết khiếu nại, như tại các huyện Tiên Lãng, Thủy Nguyên, quận Lê Chân, quận Hải An. Vì vậy, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại tại các đơn vị này thường không cao, số vụ việc phức tạp, kéo dài còn nhiều. Năm 2013, tồn thành phố Hải Phịng đã có 296 đồn khiếu nại đơng người, trong đó kéo đến trụ sở UBND thành phố để khiếu nại là 130 đoàn, chủ yếu là khiếu nại việc đền bù giải phóng mặt bằng, điển hình là ở quận Lê Chân có 24 đồn khiếu nại đơng người, ở huyện Thủy Nguyên là 23 đoàn, ở huyện Kiến Thụy 13 đoàn, quận
Dương Kinh 10 đoàn [20]. Điển hình là vụ việc bốn mươi chín hộ dân ở Ngõ 55 – Đình Đơng – quận Lê Chân, đây là một trong 25 vụ khiếu nại vượt cấp kéo dài của thành phố Hải Phịng (do các ơng Vũ Trọng Đức, Vũ Trọng Tiến đại diện 49 hộ gia đình) liên quan đến Dự án khu đơ thị nối đường Lạch Tray với đường Hồ Sen – Cầu Rào II. Các hộ dân khiếu nại Quyết định số 1491/QĐ-UB ngày 20/5/2004 của UBND thành phố Hải Phòng về việc thu hồi 126.888m2
đất tại phường Đông Hải, quận Lê Chân để giao cho Công ty vật liệu và xây lắp thương mại thực hiện Dự án. Thành phố Hải Phòng đã chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại đối với vụ việc này một cách thiếu quyết liệt, chưa tồn diện, khơng tuyên truyền, vận động cho người dân và giải quyết chưa hợp tình, hợp lý, chưa đúng quy định của pháp luật nên họ đã tổ chức nhiều đồn đơng người lên trụ sở UBND thành phố Hải Phịng, Văn phịng Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội để khiếu nại. Vụ việc kéo dài nhiều năm nay chưa được giải quyết dứt điểm [29].
Hai là, về kỷ cương, kỷ luật hành chính trong giải quyết khiếu nại còn
chưa được thực hiện nghiêm túc. Nhiều vụ việc khiếu nại đã có ý kiến kết luận và chỉ đạo giải quyết của Trung ương hay của cơ quan cấp trên, nhưng CQHCNN có thẩm quyền cấp dưới vẫn khơng thực hiện hoặc thực hiện một cách chậm trễ, gây nên bức xúc trong nhân dân, làm tăng tình trạng khiếu nại kéo dài và khiếu nại vượt cấp. Đơn cử như vụ bà Nguyễn Thị Đóa, trú tại số 550 – Tơn Đức Thắng, huyện An Dương, Thành phố Hải Phịng. Năm 2007, Sở Xây dựng Hải Phòng cấp phép xây dựng cho Công ty TNHH Hải Yến ở nhà số 552 – Tôn Đức Thắng xây dựng khách sạn nhưng Công ty đã xây dựng quá giấy phép xây dựng, gây sụn, lún nhà bà Đóa. Bộ Xây dựng và UBND thành phố Hải Phịng đã có văn bản u cầu xử lý, cắt bỏ phần xây dựng trái phép, tiến hành hòa giải việc bồi thường nhưng đến nay vẫn không giải quyết. Báo cáo số 33/BC-UBND ngày 24/4/2013 của UBND huyện An Dương đề
Ba là, về công tác tiếp dân: Việc tiếp dân ở một số đơn vị, nhất là cấp
xã, chưa gắn với công tác đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra. Thiếu sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương cũng như chính bản thân những cán bộ làm cơng tác tiếp dân. Bên cạnh đó, việc thực hiện Đề án đổi mới công tác tiếp công dân theo Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày 14/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ tại các đơn vị đã triển khai nhưng hiệu quả chưa cao.
Việc bố trí nơi tiếp cơng dân cịn chưa có sự thống nhất. Trên thực tế, có khơng ít UBND cấp xã, phường, thị trấn tiếp dân ngay tại Văn phòng UBND, hay một số khác thì tiếp dân tại bộ phận “một cửa” hoặc có khi tại chính phịng làm việc của Chủ tịch UBND phường. Chính sự thiếu nhất quán trong việc bố trí trụ sở tiếp cơng dân đã gây khơng ít khó khăn cho người dân khi muốn đến các cơ quan công quyền để khiếu nại, kiến nghị hay phản ánh.
Tại một số UBND cấp xã, phường, thị trấn, Thủ trưởng CQHCNN thường không trực tiếp tiếp công dân tại các phiên tiếp định kỳ, mà giao cho cấp phó của mình để tiếp cơng dân. Thời gian tiếp công dân cũng không đảm bảo theo quy định của pháp luật mà thường bị rút ngắn lại một nửa. Nhiều nơi chưa thực sự chú trọng bố trí cán bộ tiếp cơng dân, việc tiếp dân cịn mang nặng tính hình thức, cán bộ tiếp công dân đa số không đáp ứng được yêu cầu đặt ra như là cán bộ khơng chun trách, trình độ pháp luật thấp, kiến thức quản lý nhà nước còn hạn chế, năng lực và trình độ nghiệp vụ cịn non yếu, …
Với những hạn chế trong công tác tiếp dân như trên mà việc tiếp dân của các CQHCNN và người có thẩm quyền trong CQHCNN đã không phát huy được ý nghĩa đặc biệt của nó, là tạo tiền đề vơ cùng quan trọng để người có thẩm quyền, cơ quan chức năng giải quyết đúng và kịp thời khiếu nại của công dân, cơ quan, tổ chức.
Bốn là, về cơng tác hồ giải ở cơ sở:
Hoà giải ở cơ sở được thực hiện tốt sẽ góp phần giải quyết nhanh chóng vụ việc khiếu nại, hạn chế khiếu nại kéo dài và phát sinh phức tạp, làm giảm bớt áp lực và sự quá tải về số lượng vụ việc khiếu nại cho các CQHCNN. Tuy nhiên, trên thực tế, cơng tác hồ giải ở cơ sở lại chưa thực sự được coi trọng, chưa thu hút và tạo được sự quan tâm của người dân. Các cán bộ làm cơng tác hồ giải nhiều nơi chỉ tổ chức mang tính hình thức mà khơng nhận thức được ý nghĩa thực sự của hoạt động này. Vì thế, số vụ khiếu nại được giải quyết thơng qua đối thoại, hồ giải tuy ngày càng tăng nhưng vẫn ở mức độ rất hạn chế. Năm 2010 là 8 vụ việc, năm 2011 là 11 vụ việc, năm 2012 hoà giải được 12 vụ và năm 2013 là 14 vụ khiếu nại (chiếm 8,4% tổng số vụ việc đã giải quyết) [20].
Năm là, về tiếp nhận đơn thư và thụ lý khiếu nại:
Việc tiếp nhận đơn thư và thụ lý khiếu nại có nội dung trùng lặp còn xảy ra nhiều: năm 2010 là 10% [17], năm 2011 là 12% [18], năm 2012 là 15% [19] và năm 2013 là 14% [20]. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do việc người dân có thể khiếu nại đến đúng CQHCNN có thẩm quyền nhưng cũng có thể gửi hàng chục đơn khiếu nại đến các cơ quan, tổ chức như Mặt trận tổ quốc Việt Nam, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, các cơ quan báo chí… Và từ các cơ quan này, những đơn khiếu nại từ cùng một người lại được chuyển đến cùng một cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Vì vậy, việc tiếp nhận đơn thư khiếu nại có nội dung trùng lặp cịn xảy ra khá phổ biến trên địa bàn thành phố Hải Phịng.
Tình trạng phân loại đơn thư khơng chính xác, đơn thư được chuyển tập chung đến Thủ trưởng cơ quan hành chính, sau đó được phân loại chuyển đến các cơ quan chuyên môn để nghiên cứu giải quyết. Tuy nhiên các đơn này sau đó khơng được cơ quan chun mơn phân loại một cách chính xác là đơn khiếu nại hay đơn tố cáo, hay đơn kiến nghị, phản ánh dẫn đến không thụ lý
giải quyết đúng hạn. Để né tránh việc phải thụ lý giải quyết đúng hạn, người ta hay phân loại đơn là đơn kiến nghị hoặc đơn phản ánh để tránh việc bị ràng buộc về mặt thời hạn.
Sáu là, về thẩm tra, xác minh trong giải quyết khiếu nại
Đây là khâu rất quan trọng trong quá trình xem xét, giải quyết vụ việc khiếu nại, đảm bảo cho việc giải quyết khiếu nại được đúng đắn, kịp thời và phù hợp với thực tiễn, với chính sách pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thẩm tra, xác minh của các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trên địa bàn thành phố Hải Phòng còn bị xem nhẹ. Các cơ quan tiến hành thẩm tra, xác minh nội dung khiếu nại chưa đầy đủ, còn chủ quan trong đánh giá, kết luận, nhiều trường hợp áp dụng pháp luật chưa đúng và không phù hợp thực tế. Vì vậy khơng ít quyết định giải quyết khiếu nại thiếu chính xác, khơng đảm bảo khách quan, cơng bằng, hợp lý và tính khả thi thấp.
Bảy là, về tổ chức gặp gỡ, đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại:
Việc tổ chức gặp gỡ, đối thoại là nhằm phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Thông qua gặp gỡ, đối thoại, giúp người giải quyết khiếu nại hiểu rõ hơn bản chất sự việc, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của người dân, tháo gỡ được những vướng mắc, từ đó, giải quyết khiếu nại được chính xác, nhanh chóng và hiệu quả. Đồng thời, tạo điều kiện cho người khiếu nại đưa ra những bằng chứng chứng minh cho yêu cầu của mình, trình bày tâm tư nguyện vọng, nhận thức được việc khiếu nại của mình là đúng hay sai, qua đó, chủ động rút đơn khi thấy khiếu nại khơng có căn cứ. Để đối thoại đạt hiệu quả thì người tham gia đối thoại phải nắm vững và nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ việc, nhiều vụ việc khiếu nại, cơ quan có thẩm quyền chỉ tổ chức đối thoại hồ giải mang tính hình thức dẫn đến khó mà người khiếu nại chấp nhận, ví
dụ: vụ bà Nguyễn Thị Hẹ trú tại số 7/141 Trần Nguyên Hãn, Lê Chân, Hải Phòng, vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền của UBND thành phố, tuy nhiên lại giao cho UBND quận Lê Chân tổ chức đối thoại, do vậy bà Nguyễn Thị Hẹ và con gái là Bùi Thị Trường đã không đến để đối thoại [29].
Tám là, về thời hạn giải quyết khiếu nại:
Thời hạn giải quyết khiếu nại cịn bị các CQHCNN có thẩm quyền giải quyết vi phạm nhiều. Tuy những năm gần đây, thời hạn giải quyết khiếu nại ngày càng được rút ngắn, nhưng việc vi phạm thời hạn này vẫn diễn ra rất phổ biến. Theo quy định của pháp luật thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý, đối với vụ việc phức tạp thì khơng q 45 ngày; ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày, đối với vụ việc phức tạp thì khơng q 60 ngày. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, đối với vụ việc phức tạp thì khơng q 60 ngày; ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 60 ngày, đối với vụ việc phức tạp thì khơng q 70 ngày (Điều 28, Điều 37). Tuy nhiên, trên thực tế, thời hạn này thường kéo dài từ 3 đến 4 tháng, nhiều vụ việc kéo dài hàng năm, có vụ kéo dài nhiều năm mà chưa giải quyết dứt điểm.
Chín là, về triển khai thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật:
Việc triển khai thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật nhiều nơi cịn chưa chặt chẽ, thời gian thực hiện bị dây dưa, kéo dài, số vụ việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật mà chưa được thi hành nghiêm chỉnh trên thực tế vẫn còn tồn đọng khá lớn. Năm 2010, mới chỉ có 57,5% quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật được thi hành trên thực tế [17], năm 2011 là 60% [18], năm 2012 là 68.2% [19], năm 2013 là 75% [20].
Nhiều vụ việc sau khi đã có quyết định giải quyết có hiệu lực pháp luật, CQHCNN có thẩm quyền lại thối thác cho cơ quan Thanh tra hoặc cơ quan chuyên môn triển khai thực hiện các quyết định đó, mà thiếu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc. Khi sự việc trở thành phức tạp, căng thẳng, kéo dài mới chỉ đạo giải quyết một cách thụ động.
Nhiều trường hợp người có trách nhiệm thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật lại có thái độ vô trách nhiệm, lảng tránh hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ. Một số trường hợp, CQHCNN cố tình khơng sửa đổi hay huỷ bỏ QĐHC, HVHC bị khiếu nại của mình mặc dù đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật tuyên QĐHC, HVHC là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Cũng có khơng ít trường hợp, tuy Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật được ban hành đúng luật và hợp lý, nhưng người dân vẫn cố tình khiếu nại tiếp lên cấp cao hơn, lên Trung ương khiến cho tình hình khiếu nại diễn biến ngày càng phức tạp.
Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật nhưng khơng được thi hành nghiêm chỉnh trên thực tế. Vì vậy, mục đích của hoạt động giải quyết khiếu nại khơng đạt được, quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại sẽ không được bảo vệ và khơi phục trên thực tế, từ đó, làm giảm sút uy tín của các cơ quan nhà nước.
Mười là: sự nể nang, né tránh trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền
Tâm lý ngại va chạm, né tránh trách nhiệm thường xuất hiện đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có thể họ biết sự việc là chưa đúng, chưa đảm bảo theo quy định của pháp luật nhưng vì sợ mất lòng dẫn đến khơng có ý kiến, điển hình của việc này là vụ cưỡng chế ơng Đồn Văn Vươn ngày 05/01/2012 của UBND huyện Tiên Lãng. Năm 2009, khi UBND huyện Tiên
Lãng ta quyết định thu hồi đầm nuôi tôm của ơng Vươn thì ơng Vươn đã khiếu nại, UBND huyện Tiên Lãng trả lời khiếu nại, theo đó bác đơn khiếu nại của ông Vươn. Không đồng ý với việc trả lời khiếu nại, Ông Vươn khởi kiện đến Tòa án nhân dân huyện Tiên Lãng. Tòa án nhân dân huyện Tiên Lãng xét xử sơ thẩm bác đơn của ông Vươn, ông Vươn tiếp tục kháng cáo, Tòa án Hải Phòng thụ lý xét xử phúc thẩm, Tòa án nhân dân thành phố tổ chức hịa giải, ơng Vươn khơng đến phiên Tịa phúc thẩm, Tịa án đình chỉ xét xử phúc thẩm. UBND huyện Tiên Lãng khơng thực hiện theo hịa giải và ra quyết định cưỡng chế. Trước khi tổ chức cưỡng chế, ngày 26/7/2011, UBND huyện Tiên Lãng có văn bản xin ý kiến của UBND thành phố, UBND thành phố có ý kiến chỉ đạo các sở Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra thành phố, Công an thành phố hướng dẫn UBND huyện Tiên Lãng thực hiện cưỡng chế đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên các ngành có liên quan ngại va chạm, mất lịng nên khơng cơ quan chuyên môn nào của UBND thành phố có văn bản hướng dẫn cho UBND huyện Tiên Lãng, thấy khơng có cơ quan chun môn nào trả lời, cho rằng việc thu hồi của mình là đúng, UBND huyện Tiên Lãng tổ chức việc cưỡng chế và hậu quả là ơng Đồn Văn Vươn và gia đình đã tổ chức chống đối lại lực lượng cưỡng chế và xảy ra sự kiện “Đồn Văn
Vươn – Chống người thi hành cơng vụ” như mọi người đều biết” [28].