Yên Lập giai đoạn 2016-2018
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ PTBQ (%) I Tổng dân số Ngƣời 84.903 87.800 90.475 103,23 1 Nam Người 42.422 43.585 45.074 103,08 2 Nữ Người 42.481 44.215 45.401 103,38 II Tổng số hộ dân Hộ 23.542 24.381 24.620 102,26 1 Hộ NLN, TS Hộ 18.896 18.602 18.640 99,32 2 Hộ CN, XD Hộ 1.530 2.645 2.811 135,55 3 Hộ TM, DV Hộ 3.116 3.134 3.169 100,85
III Số LĐ theo ngành kinh tế LĐ 45.870 48.154 49.347 103,72
1 Hộ NLN, TS LĐ 35.174 36.920 36.485 101,85
2 Hộ CN, XD LĐ 5.109 5.364 7.012 117,15
3 Hộ TM, DV LĐ 5.587 5.870 5.850 102,33
IV Số lao động đã qua đào tạo LĐ 7.685 10.169 10.587 117,37
(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Yên Lập, 2016-2018) 2.1.3.3. Hệ thống Cơ sở hạ tầng
- Hệ thống thủy lợi: Tồn huyện có 192 cơng trình thủy lợi. Trong đó:
Xí nghiệp Thủy nơng quản lý, vận hành 22 cơng trình thuộc 14 xã; HTXDV quản lý vận hành 170 cơng trình thủy lợi. Các cơng trình thủy lợi đã được tu sửa, nâng cấp, nạo vét đảm bảo đủ nguồn nước phục vụ sản xuất.
- Hệ thống giao thông: Đường liên xã được nhựa, bê tơng hóa là 41,42%; đường liên thơn được bê tơng hóa là 20,19%; đường ngõ xóm được bê tơng hóa là 13,11%; đường trục ra đồng được bê tơng hóa là 9,89%.
Hệ thống giao thông nông thôn đã được quan tâm đầu tư, nâng cấp, cải tạo với số lượng lớn, kết quả đó đã góp phần thay đổi nhanh chóng bộ mặt nơng thơn huyện, tích cực phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn trong giai đoạn hiện nay.
- Hệ thống điện phục vụ sản xuất: Tồn huyện 100% số xã có điện; 12
xã, thị trấn có hệ thống điện nơng thơn đạt chuẩn, chất lượng điện ở khu vực nông thôn được nâng cao đảm bảo phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn điểm và mẫu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu chuyên sâu ở 3 xã: Xã có diện tích cây quế lớn: Trung Sơn; xã có diện tích quế trung bình: Thượng Long; xã có diện tích quế nhỏ: Nga Hoàng. Đây là 3 xã mà cây quế đã được nhân dân trồng từ năm 1988, hiện nay có rừng quế trên 20 năm; người dân đã có truyền thống, kinh nghiệm trong sản xuất cây quế. Diện tích trồng quế của xã Trung Sơn là nhiều nhất huyện (trên 1000 ha); chính quyền và nhân dân đều quan tâm đến phát triển cây quế; hầu hết các cơ sở tiêu thụ sản phẩm cây quế đều ở các địa phương này. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho trồng quế, chất lượng sản phẩm cây quế cao. Do vậy chọn điểm nghiên cứu ở 3 xã này để đánh giá và đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả trồng quế quy mô hộ trên địa bàn của huyện.
Số mẫu điều tra: Mẫu chọn theo phương pháp ngẫu nhiên không lặp lại; số mẫu được chọn để điều tra là 90 mẫu, trung bình 30 hộ/xã.
Đối tượng điều tra là: các cá nhân, hộ gia đình trồng quế trong các xã.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
- Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nước như chi cục thống kê, Phịng nơng nghiệp và phát triển nơng thơn, phịng tài ngun và môi trường, UBND xã, thị trấn…, các báo cáo và các nghiên cứu có liên quan.
- Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phiếu phỏng vấn các cá nhân, hộ gia đình trồng quế trong 3 xã. Đề tài thực hiện phỏng vấn 90 hộ gia đình từ 3 xã trồng quế và có tuổi quế bình qn là 15 năm nhằm thu thập các thông tin liên quan đến hoạt động phát triển sản xuất cây quế tại các hộ gia đình.
Những thơng tin cơ bản cần thu thập:
+ Thông tin chung về các hộ điều tra: Vùng, giới tính, tuổi, trình độ học vấn, dân tộc, qui mô hộ, lao động hộ, kinh nghiệm, ...
+ Thơng tin về tình hình sử dụng đất đai của hộ, trang thiết bị sản xuất trong gia đình.
+ Thơng tin về các hoạt động sản xuất và trồng quế.
+ Các thông tin về hoạt động phát triển cây quế của hộ gồm: Thơng tin về: diện tích đất rừng; diện tích trồng, chăm sóc; thu hoạch hàng năm… các chính sách hỗ trợ…
2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
2.2.3.1. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu sau khi thu thập được tổng hợp và xử lý loại trừ những số liệu khơng đáng tin cậy. Sau đó, dùng cơng cụ phân tổ thống kê để phân loại, sắp xếp, tài liệu phục vụ cho việc phân tích bằng phần mềm Excel.
2.2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu a. Phương pháp thống kê mơ tả
Phương pháp phân tích thống kê mơ tả: Là phương pháp cơ bản được sử dụng để phân tích số liệu. Bằng việc sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân... Kết hợp với việc so sánh giữa các nhóm để phân tích, ước lượng về quy mô, cơ cấu, năng suất... trồng quế, tình hình biến động sản lượng, chi phí, doanh thu... trồng quế giữa các nhóm hộ, giữa các xã trong huyện Yên Lập.
b. Phương pháp thống kê so sánh
Phương pháp này sử dụng số tương đối và tuyệt đối để đánh giá tình hình chung về hoạt động sản xuất cây quế tại huyện Yên Lập.
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở.
+ Số tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ
tiêu kỳ cơ sở.
+ Số tương đối: là tỉ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích với kỳ gốc
để thực hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
c. Phương pháp chuyên gia
Luận văn sẽ sử dụng các tài liệu, các cơng trình nghiên cứu của các chuyên gia và ý kiến của chuyên gia về đánh giá hiệu quả kinh tế của cây quế. Ngoài ra phỏng vấn và xin ý kiến trực tiếp chuyên gia để luận văn có tính đa chiều.
2.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
2.2.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá chung
- Chi phí đầu tư 1 ha/chu kỳ trồng quế. - Nguồn gốc giống.
- Diện tích trồng quế. - Mật độ trồng.
- Tuổi cây quế.
- Trữ, sản lượng rừng bình quân/chu kỳ. - Chất lượng quế.
- Giá bán - Doanh thu - Lao động
2.2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
- NPV (Net present Value): Giá trị hiện tại thuần hay giá trị hiện tại rịng của thu nhập. NPV càng lớn thì hiệu quả kinh tế trong trồng quế càng
cao, nên việc trồng quế sẽ được chấp nhận khi NPV > 0 và đạt giá trị cao nhất. Cơng thức tính: n o t t t n o t t n o t r Ct r Bt r Ct Bt NPV ) 1 ( ) 1 ( ) 1 ( ) (
Trong đó: NPV là giá trị hiện tại của thu nhập
Bt là khoản thu nhập của năm thứ t Ct là khoản chi phí của năm thứ t
t: số năm (vòng đời) của cây trồng (t = 0, 1, 2,…, n)
r: tỷ suất chiết khấu được lựa chọn (tính bằng tỷ lệ lãi suất ngân hàng). - BCR (Benefit Cost Rate): Chỉ tiêu lợi ích/chi phí. BCR là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ thu nhập trên chi phí, đó là tỷ lệ giữa giá trị đã chiết khấu của thu nhập và giá trị đã chiết khấu của chi phí xuất hiện hay phát sinh tại các thời điểm khác nhau của cả chu kỳ kinh doanh quế. BCR là hệ số sinh lãi thực tế. Nó phản ánh về mặt chất lượng đầu tư. Tức là nó cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được mấy đồng thu nhập. Rừng quế nào có BCR > 1 thì có hiệu quả kinh tế, BCR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao. Cơng thức tính:
∑
∑
Trong đó: BPV là giá trị hiện tại của thu nhập CPV là giá trị hiện tại của chi phí
- IRR (Internal rate of return): Chỉ tiêu tỷ suất thu hồi vốn nội bộ. IRR là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn. IRR là mức lãi suất nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu để tính chuyển các khoản phải thu, phải chi của rừng quế về cùng mặt bằng thời gian hiện tại, lúc này tổng thu sẽ cân bằng với tổng chi, tỷ suất mà tại đó NPV = 0. IRR cho biết tỷ lệ lãi mà dự án đạt được. Dự án được chấp nhận khi IRR ≥ r (r được giới hạn là lãi suất đi vay). Rừng quế nào có IRR càng lớn thì hiệu quả càng cao.
0 ) 1 ( ) 1 ( n o t t t n o t r Ct r Bt Lúc này r = IRR
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thực trạng phát triển cây quế trên địa bàn huyện Yên Lập
3.1.1. Đặc điểm rừng quế trên địa bàn huyện Yên Lập
Yên Lập là huyện Miền núi với trên 27.070 ha đất lâm nghiệp, chiếm hơn 61% là đất lâm nghiệp, trong đó đất rừng sản xuất là 18.080 ha, đất rừng phòng hộ là 8.660 ha, đất rừng đặc dụng là 330 ha; với quỹ đất như vậy nên huyện có cơ sở cho phát triển lâm nghiệp, trồng các loại cây lâm sản, cây dược liệu, trong đó có cây quế để phát triển kinh tế xã hội.
Đất đai, khí hậu ở Yên Lập phù hợp cho cây quế phát triển tốt. Cây quế đã được trồng ở Yên Lập từ lâu song đến đầu những năm 1990 thì quế mới được trồng tập trung với diện tích lớn ở một số xã trong huyện, có 2 loại quế trồng phổ biến là giống quế lá to và giống quế lá nhỏ. Hiện nay cây quế được trồng tập trung ở một số xã như Trung Sơn, Thượng Long, Xuân An, Xuân Thủy và Nga Hồng. Đây là những xã có diện tích đất tự nhiên lớn (chủ yếu là đất rừng); đất đai, khí hậu phù hợp cho phát triển cây quế. Diện tích quế hiện nay huyện có trên 1.500 ha, trong đó 3 xã Trung Sơn, Thượng Long, Xuân An là 1.300 ha; ngoài ra cây quế cũng được trồng rải rác ở một số xã khác nhưng diện tích nhỏ khơng đáng kể; mật độ trồng từ 3.300 cây - 5.000 cây/ha, đa số các hộ trồng với mật độ mau sau đó tỉa thưa dần để bán cành lá.
Xã Trung Sơn là xã có 100% diện tích đất tự nhiên là đồi núi, có đặc điểm khí hậu và địa hình, điều kiện đất đai thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp tốt cho cây quế phát triển, là địa phương phù hợp nhất để phát triển cây quế và đưa quế trở thành cây mũi nhọn mang lại giá trị kinh tế cao. Những năm trở lại đây, người dân xã Trung Sơn đã tập trung trồng và phát triển cây quế đem lại hiệu quả kinh tế và góp phần cải thiện đời sống. Tuy vậy, để tăng giá trị cây quế và phát triển theo hướng sản xuất quy mơ lớn thì cịn gặp nhiều khó
khăn. Nhiều năm nay, người dân vẫn duy trì tập quán sản xuất cũ lạc hậu. Quế thu hoạch chủ yếu bán thô chưa qua chế biến nên giá trị chưa cao. Năm 2017, hợp tác xã sản xuất tinh dầu quế xã Trung Sơn đã đi vào hoạt động nhưng máy móc cũ kĩ nên năng suất không cao. Công đoạn bảo quản thô sơ tiềm tàng nhiều nguy cơ cháy nổ. HĐND tỉnh có chính sách về hỗ trợ phát triển rừng sản xuất nhưng khó áp dụng vào thực tiễn tại Trung Sơn do điều kiện hỗ trợ phải là trồng mới rừng sản xuất thâm canh có quy mơ liền vùng từ 20 ha trở lên, trong đó quy mơ hộ từ 1 ha. Điều kiện này khó áp dụng tại địa phương vì địa hình xã Trung Sơn 90% là đồi núi, manh mún nhỏ lẻ. Hiện nay ở Trung Sơn quế được trồng ở tấ cả 15/15 thôn bản, xong nhiều ở một số thôn như: Thơn Bằng, thơn Ngọt, thơn Thói, thơn Dích, thơn Nai, diện tích quế các thơn này chiến trên 1/2 diện tích cây quế cả xã.
Tại xã Thượng Long tuy là xã cách khơng xa trung tâm huyện lỵ xong cũng có điều kiện tự nhiên thích nghi trồng cây quế, diện tích đất tự nhiên của xã có trên 90% là đất đồi rừng; cây quế đã được trồng ở xã từ rất lâu rồi. Trước đây thu nhập từ bán vỏ quế và gỗ quế, hiệu quả chưa cao, nhưng nay xã đã có hộ đầu tư dây chuyền cơng nghệ mới chưng cất tinh dầu quế, họ thu mua cả lá lẫn cành hầu như cây quế được tận thu không bỏ thứ gì nên nhân dân đang đầu tư mở rộng diện tích. Do diện tích tự nhiên của xã khơng lớn địa hình được chia thành 2 khu vực, khu vực đồi núi và khu vực đồng bằng riêng biệt nên cây quế chỉ được trồng ở 9/14 thôn trong xã, thôn trồng nhiều quế là: thôn Liên Sơn, Thôn Đồng Hù, thôn Dân chủ, thôn Thiều và thôn Ĩi.
Ở xã Nga Hồng cây quế khơng được trồng nhiều như ở Trung Sơn và Thượng Long do diện tích tự nhiên của xã nhỏ, xong với đặc điểm là xã vùng cao của huyện Yên Lập điều kiện tự nhiên tương đồng với xã Trung Sơn nên
cây quế cũng được trồng ở đây khá sớm trên diện tích đất rừng của 3/6 khu và có khả năng phát triển tốt.
Những năm gần đây giá cả các sản phẩm của cây quế đã tăng dần do đó cây quế đã và đang được mở rộng diện tích và đem lại hiệu quả kinh tế và góp phần cải thiện đời sống nhân dân.
Quế được trồng trên những đồi có độ dốc vừa phải, đất tốt, nên sau khi trồng cây quế phát triển nhanh; ngoài trồng trên đồi cách xã khu dân cư, thì nhân dân các xã cịn trồng ở một số vườn gần nhà, tuy nhiên tốc độ phát triển chậm hơn so với cây quế trồng trên đồi.
Việc trồng cây quế trên đồi núi là thuận lợi cho cây quế phát triển, song đến khi thu hoạch, do địa hình đồi núi dốc, xa khu dân cư, đi lại khó khăn nên cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến chi phí thu hoạch (như ở xã Trung Sơn).
Để nâng cao hiệu quả rừng trồng quế, các hộ còn trồng xen sắn, gừng trong 2 năm đầu mới trồng để vừa tạo bóng cho cây quế con phát triển vừa ngăn cỏ dại mọc.
Cây quế được trồng từ lâu và rải rác ở nhiều xã trong huyện Yên Lập, trong đó gần 50% diện tích quế trên 10 năm tuổi đang cho thu hoạch. Qua khảo sát, phỏng vấn người dân trồng quế, chúng tôi thấy rằng người dân chủ yếu trồng quế theo kiểu thuần loài và trồng lâu dài trên một mảnh đất.
3.1.2. Công tác quản lý Nhà nước về phát triển cây quế trên địa bàn huyện Yên Lập Yên Lập
* Những chủ trương chính sách
Thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP về Dự án cho vay giải quyết việc làm những đầu những năm 1990 Huyện ủy, UBND huyện đã có văn bản lãnh chỉ đạo các ban ngành chức năng của huyện lập dự án phát triển cây quế trên địa bàn huyện, cho nhân dân vay vốn để trồng quế. Cây quế được xem là cây
trồng chủ lực trong phát triển kinh tế đồi rừng, mở ra một hướng đi mới, tạo bước đột phá cho nhiều xã vùng cao của huyện Yên Lập.
Năm 1994 thực hiện Nghị định số 02/NĐ-CP về chính sách giao đất giao rừng cho các hộ gia đình, cá nhân quản lý, sử dụng lâu dài, UBND huyện đã chỉ đạo và làm xong thủ tục giao đất giao rừng cho các cá nhân và tập thể quản lý; đó cũng là cơ sở cho các hộ dân trồng quế, phát triển sản xuất lâm nghiệp. UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Quyết định số 621/QĐ-UBND Ngày 31/3/2015 về danh mục các loài cây Dược liệu ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2020 trong đó có cây quế.