Năng xuất quế thu hoạch của huyện Yên Lập

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG QUẾ QUY MÔ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ. LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ (Trang 63)

giai đoạn 2008 - 2018

STT

Năng suất (kg/ha) Chênh lệch giữa Giống lá to và Giống lá nhỏ Giống lá to Giống lá nhỏ 1 Thượng Long 76.000 70.000 6.000 2 Trung Sơn 78.000 72.000 6.000 3 Nga Hoàng 72.000 68.000 4.000 4 Xuân An 74.000 68.000 6.000 5 Xuân Thuỷ 72.000 66.000 6.000

Trong quá trình sản xuất và thu hoạch thấy rằng năng suất của giống quế lá to cao hơn so với giống lá nhỏ; trong giai đoạn đầu mới trồng quế người dân địa phương chưa có nhiều kinh nghiệm và nắm bắt được đầy đủ giá cả thị trường nên tập trung vào trồng nhiều giống quế lá to hơn.

Bảng 3.6. Sản lƣợng quế thu hoạch của huyện Yên Lập giai đoạn 2008 - 2018

STT

Sản lƣợng (kg) Tỷ lệ %

Giống lá to Giống lá nhỏ Giống lá to Giống lá nhỏ 1 Thượng Long 8.360.000 3.850.000 29,8 29,1 2 Trung Sơn 17.160.000 7.416.000 61,2 56,0 3 Nga Hoàng 864.000 748.000 3,1 5,6 4 Xuân An 355.200 489.600 1,3 3,7 5 Xuân Thuỷ 1.281.600 739.200 4,6 5,6 Cộng 28.020.800 13.242.800 100 100

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Yên Lập 2018)

Trong giai đoạn 2008-2018 sản lượng quế của huyện Yên Lập đã tăng dần ở những năm gần đây, tại các xã trồng quế đều có diện tích đến tuổi khai thác, xong diện tích khai thác nhiều nhất tập trung ở xã Trung Sơn, Thượng long nên sản lượng cũng tập trung ở những xã này là chính (chiếm trên 90%), cịn lại các xã khác sản lượng không đáng kể; trong sản lượng khai thác thì giống quế lá to có sản lượng cao hơn do năng xuất và diện tích cao hơn.

Bảng 3.7. Sản lƣợng vỏ quế giai đoạn 2016 - 2018 huyện Yên Lập ĐVT: Kg

STT

Sản lƣợng 2016 Sản lƣợng 2017 Sản lƣợng 2018

Giống lá to Giống lá nhỏ Giống lá to Giống lá nhỏ Giống lá to Giống lá nhỏ 1 Thượng Long 608.000 420.000 684.000 490.000 760.000 560.000 2 Trung Sơn 1.092.000 864.000 1.170.000 1.008.000 1.482.000 1.224.000 3 Nga Hoàng 144.000 136.000 144.000 136.000 216.000 136.000 4 Xuân An 74.000 68.000 148.000 136.000 148.000 136.000 5 Xuân Thuỷ 288.000 198.000 288.000 264.000 360.000 264.000 Cộng 2.206.000 1.686.000 2.434.000 2.034.000 2.966.000 2.320.000

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Yên Lập 2018)

Trong 3 năm trở lại đây do diện tích cây quế đến tuổi khai thác đã tăng lên đáng kể do đó sản lượng vỏ quế trong tồn huyện cũng tăng lên so với các năm trước.

Sản lượng vỏ quế đều tăng lên xong loại quế lá to tăng lên cao hơn do năng suất và diện tích loại này cao hơn; từ năm 2020 trở đi thì sản lượng quế lá nhỏ sẽ tăng dần lên và cao hơn, do diện tích quế lá nhỏ được trồng nhiều hơn về sau này đến lúc đó mới đến kỳ khai thác và sản lượng quế lá to sẽ giảm dần đi.

3.1.3.3. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ cây quế

Hiện nay trên địa bàn tỉnh và huyện chưa có nhà máy chế biến nào nên các sản phẩm của quế chủ yếu được bán thô cho thương lái ngay tại địa bàn huyện. Các thương lái thường đặt các điểm thu mua vỏ quế ngay tại các xã có quế, sau đó gom đủ số lượng tập trung về sơ chế lại cho đảm bảo kỹ thuật, chất lượng, rồi mang đi bán tại các tỉnh khác có chủ thu mua lớn hơn.

Thân cành lá quế tỉa thì được các lị chưng cất tinh dầu quế thu mua và dùng để chưng cất tinh dầu ngay tại xã có quế; sau đó mang tinh dầu đi bán ở nơi khác. Thân cây quế sau khi bóc vỏ chủ yếu bán cho các cơ sở sản xuất đồ mộc tại địa phương để làm đồ gia dụng.

Công tác sơ chế, bảo quản sản phẩm quế sau thu hoạch chưa được người dân chú trọng, đối với vỏ quế chủ yếu là thu xong bán tươi ngay cho thương lái theo một giá chung, hoặc có phơi chế biến sản phẩm khô nhưng không phân loại sản phẩm, sản phẩm được định giá chung một giá khi tiêu thụ nên giá cả còn thấp; giá cả sản phẩm vỏ cũng phụ thuộc rất lớn vào mùa vụ thu hoạch, thị trường và việc thu mua của thương lái. Sản xuất quế có hai vụ thu hoạch chính là vụ Xuân và vụ Thu, thường vào vụ Thu sản phẩm vỏ có giá cao hơn.

Khi bắt đầu vào vụ quế tháng 5 hoặc quế Thu bóc tháng 10 người thu gom sản phẩm quế đến đặt vẫn đề với các hộ và người thu gom đưa ra giá thu mua. Thường thì người nơng dân là người chấp nhận giá, người thu gom mua giá thế nào thì người nơng dân sẽ bán như vậy. Nguyên nhân do giá cả người thu gom đưa ra là giá chung cho tất cả các hộ trên địa bàn và tại xã chỉ có vài người thu gom sản phẩm vỏ là thường xuyên.

Từ nguyên nhân trên mà người sản xuất quế khơng có nhiều cơ hội để trao đổi, thương lượng được giá cao hơn giá mà người thu gom đưa ra.

Tuy nhiên vì người thu gom tự tìm đến người sản xuất nên người nông dân sản xuất quế không phải lo lắng về vấn đề đầu ra, nơi tiêu thụ và hình thức vận chuyển như thế nào, nhưng về giá cả thì người nơng dân là người bán sản phẩm làm ra nhưng không chủ động quyết định được giá bán ra.

3.2. Hiệu quả kinh tế của cây quế tại huyện Yên Lập

3.2.1. Chi phí sản xuất quế

Cây quế là lồi cây có đặc điểm đặc biệt, diện tích sản xuất được trồng một lần nhưng để đạt được hiệu quả thì phải thu hoạch trong nhiều năm, vì vậy việc trồng, chăm sóc để đảm bảo cho cây phát trên tốt và cho sản lượng

cao là một vấn đề rất quan trọng đối với hộ gia đình sản xuất quế, điều này cũng cịn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi hộ.

Chi phí sản xuất quế được tính tốn bao gồm: Chi phí về giống, chi phí cơng lao động, chi phí nơng cụ (cho cả chu kỳ), ngoài ra hiện nay ở địa phương các hộ khơng dùng phân bón, thuốc trừ sâu, thuế sử dụng đất (đất rừng được nhà nước giao, thuế sử dụng đất được miễn).

Đối với cây quế, 4 năm đầu là giai đoạn kiến thiết cơ bản, từ năm thứ 5 trở đi diện tích quế bắt đầu có thể cho thu hoạch tỉa.

Cây quế ở Yên Lập chủ yếu được các hộ dân mua về trồng từ các cơ sở vườn ươm trong huyện, sau khi trồng từ năm thứ 5 trở đi thì mới bắt đầu cho khai thác tỉa một số sản phẩm.

Diện tích, mật độ của các hộ trồng quế: Tại các xã nghiên cứu có nhiều hộ trồng với mật độ từ 3.500 cây/ha đến 6.000 cây/ha, nhưng để thuận tiện cho việc tính tốn ta lấy mật độ trồng trung bình là 4.000 cây/ha.

Chi phí trồng quế trong 4 năm đầu có sự khác nhau mỗi năm do vậy khi thực hiện tính tốn, ta tính chi phí riêng cho l ha quế trong từng năm của 4 năm đầu và chi phí cả giai đoạn kinh doanh.

* Chi phí trồng quế tính cho chu kỳ 15 năm:

Cây quế là cây có chu kỳ phát triển lâu năm, sau khi trồng được 5 năm thì cây quế đã khép tán phát triển mạnh, đến năm thứ 10 cây quế đã phát triển ổn định và có thể khai thác, tuy nhiên phải đến năm thứ 15 thì cây quế mới cho sản phẩm tốt.

Hiện nay trên địa bàn huyện khi cây quế đến tuổi thứ 10 thì các hộ dân bắt đầu khai thác tỉa những cây to để bán sản phẩm và đến năm thứ 15 thì khai thác trắng để sau khi khai thác thì gốc quế mọc chồi, nhân dân tiếp tục chăm sóc để giảm thời gian sản xuất của chu kỳ kinh doanh quế.

Chi phí sản xuất tính bình qn cho 1 ha quế trong 15 năm được thể hiện ở bảng 3.8.

Bảng 3.8. Chi phí sản xuất bình qn 1 ha quế trong 15 năm Số TT Năm Đơn vị tính Số lƣợng Giá cả Thành tiền (đồng) 1 Năm thứ 1 33.400.000 1. Làm đất Công 20 200.000 4.000.000 2. Giống Cây 4.000 500 2.000.000 3. Phân bón Kg 4. Cơng trồng Công 20 200.000 4.000.000 5. Thuốc BVTV Đồng 6. Nông cụ: máy cắt, cuốc, dao phát Đồng 1 2.000.000 2.000.000 7. Trồng dặm Cây 800 500 400.000 8. Công làm cỏ Công 60 (3 lần) 200.000 12.000.000

9. Lãi xuất vay vốn Đồng 9.000.000

2 Năm thứ 2 12.000.000 Công làm cỏ Công 60 200.000 12.000.000 3 Năm thứ 3 10.000.000 Công làm cỏ Công 50 200.000 10.000.000 4 Năm thứ 4 8.000.000 Công làm cỏ Công 40 200.000 8.000.000 5 Năm thứ 5 6.000.000

Công thu tỉa lần 1 Công 30 200.000 6.000.000

6 Năm thứ 6 0

7 Năm thứ 7 0

8 Năm thứ 8 0

9 Năm thứ 9 0

10 Năm thứ 10 16.262.500

Công thu tỉa lần 2 Công 65,05 250.000 16.262.500

Số

TT Năm Đơn vị

tính Số lƣợng Giá cả Thành tiền (đồng)

12 Năm thứ 12 0

13 Năm thứ 13 7.837.500

Công thu tỉa lần 3 Công 31.35 250.000 7.837.500

14 Năm thứ 14 0

15 Năm thứ 15 142.375.000

Công thu lần 4 Công 569.5 250.000 142.375.000

Tổng chi phí 235.875.000

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2018)

* Chi phí trồng quế năm thứ nhất:

Năm thứ nhất, đây là năm trồng quế cho nên bao gồm nhiều chi phí; cây quế con được các hộ dân chủ yếu mua từ các vườn ươm trên địa bàn huyện, các vườn ươm lấy hạt giống từ tỉnh Yên Bái về ươm bán. Hiện nay trên địa bàn huyện Yên Lập đã áp dụng kỹ thuật ươm quế có bầu đã đem lại hiệu quả cao, cây giống sau một năm ở vườn thường đạt được chiều cao bình qn 30cm, có 10-14 lá, đường kính cổ rễ từ 0,5-0,7cm, có thể nói chất lượng cây quế giống như vậy là đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.

Trong năm đầu trồng quế chi phí bỏ ra lớn nhất là công làm đất, công trồng và cơng làm cỏ (100 cơng), bởi vì năm đầu do cây quế mới được trồng và thường được trồng vào đầu xuân nên cịn nhỏ chưa có sức vươn; đất ẩm nên cỏ mọc rất nhanh, nếu không kịp thời làm cỏ thì cây quế mới trồng có thể bị cỏ vùi lấp chết hoặc không phát triển được (Ngay sau khi trồng quế được 1 - 3 tháng phải tiến hành làm cỏ, xới đất và vun gốc); sau khi trồng khoảng 1 tháng người dân sẽ trồng dặm lại những cây bị chết do trồng không đảm bảo kỹ thuật hoặc các nguyên nhân khác. Ngồi lao động trong hộ thì phần lớn là phải thuê lao động trong địa phương tập trung cho các công đoạn như làm cỏ,

làm đất và trồng quế, đây là giai đoạn cần làm khẩn trương, tập trung để kịp thời vụ, trồng xong là cây quế có điều kiện thuận lợi bén rễ và phát triển ngay được; giá trị ngày cơng trung bình là 200.000 đ/ngày cơng. Lãi xuất vay vốn tính cho cả chu kỳ 15 năm, các hộ có nhu cầu vay vốn khoản 30% tổng chi phí năm thứ nhất; trong thực tế cũng có hộ khơng cần vay vốn do gia đình có điều kiện kinh tế, sẵn có vốn để đầu tư nên giảm được chi phí sản xuất.

* Chi phí trồng quế năm thứ hai, thứ ba và thứ tư:

Cây quế trồng sang năm thứ hai đã bén rễ và bắt đầu phát triển, tuy vậy thân cây và bộ rễ cây quế vẫn cịn non yếu, vì vậy q trình chăm sóc vẫn hồn tồn bằng thủ cơng, người dân phải dùng cuốc xới cỏ và dao phát cỏ, khơng dùng thuốc diệt cỏ gây ảnh hưởng có hại cho cây quế.

Từ năm thứ hai cơng lao động đa số các hộ sử dụng chính lao động của hộ để chăm sóc quế, một số hộ lao động ít thì đi th lao động trong địa phương về chăm sóc quế (chi phí cơng lao động năm thứ hai là 60 công).

Năm thứ 3 và thứ 4 cây quế bắt đầu khép tán phát triển mạnh nên cỏ dại không mọc tốt được nữa, do vậy các hộ dân giảm được chỉ phí làm cỏ, cơng lao động cũng như thời gian chăm sóc cây quế (chi phí cơng lao động năm thứ ba, tư là 90 công); tuy vậy việc làm cỏ chăm sóc quế vẫn là việc hết sức quan trọng, đặc biệt là sau các vụ mưa thì cỏ phát triển mạnh, nên cần tập trung làm cỏ đúng thời điểm để đảm bảo cho cây quế sinh trưởng và phát triển tốt về sau này.

* Chi phí cho thu hoạch tỉa từ năm thứ 5 đến năm thứ 15:

Từ năm thứ 5 cây quế đã khép tán phát triển mạnh và bước sang giai đoạn kinh doanh, lúc này cây quế đã có thể thu hoạch tỉa một số bộ phận như cành, lá để bán mang lại thu nhập 1 phần cho hộ trồng quế. Việc thu tỉa thường được tiến hành vào mùa đông hoặc đầu xuân, cần tỉa bớt cành thấp, để

cây cao thẳng sau này bóc được nhiều vỏ. Cơng việc này cần thận trọng tránh sây sát vỏ cây. Đối với diện tích trồng mau thì có thể cách một cây chặt tỉa 1 cây để đảm bảo mật độ thích hợp cho cây quế phát triển.

Theo kết quả điều tra ở bảng trên thì chỉ phí cho trồng và chăm sóc cây quế 4 năm đầu khoảng 63,4 triệu đồng, trong đó chi phí cơng làm cỏ là lớn nhất khoảng 42 triệu đồng vì trong giai đoạn này cây quế cịn nhỏ, chưa khép tán nên mơi trường thuận lợi cho cỏ mọc và phát triển nhanh. Giống trong giai đoạn này chi phí là 4.800 cây, bằng 2,4 triệu đồng, gồm trồng ban đầu và trồng dặm (Theo qui phạm trồng quế nước ta, mật độ trồng thích hợp là: 3.300 - 5.000 cây/ha); nông cụ gồm chi phí mua máy phát cỏ, cuốc, dao phát tính cho cả chu kỳ. Chi phí lao động (cơng) bao gồm lao động thuê và lao động gia đình. Để đảm bảo cây quế được sinh trưởng và phát triến tốt cần rất nhiều công lao động trong giai đoạn này (khoảng 250 công), công lao động chủ yếu dùng cho việc làm cỏ cho cây quế.

Năm thứ 5 chi phí cho việc thu tỉa cành lá và chặt cây tỉa thưa là 6 triệu đồng, sau đó từ năm thứ 6 đến năm thứ 9 hầu hết các hộ không tỉa nữa, giai đoạn này giữ ổn định để cho cây quế phát triển, do vậy khơng có chi phí phát sinh.

Đến năm thứ 10 các hộ bắt đầu tiến hành khai thác tỉa, lúc này họ chặt các cây to, hoặc chặt tỉa theo khoảnh, cây có thể bóc vỏ nhưng vỏ quế ở thời kỳ này vẫn chưa dày, ít tinh dầu, thân cây kích thước cũng chưa lớn nên giá bán chưa cao; chi phí thu tỉa giai đoạn này là 25 công giá trị 16,2 triệu đồng, cơng lao động lúc này là 250 nghìn đồng.

Đến năm thứ 13 thì các hộ cũng có thu tỉa một số cây to song không nhiều để trang trải chi phí sinh hoạt của gia đình; chi phí thu tỉa giai đoạn này là 31 công; công lao động lúc này là 250 nghìn đồng.

Năm thứ 14 thì các hộ lại ngừng thu hoạch quế để cho rừng quế phát triển ổn định chuẩn bị cho thời kỳ thu hoạch chính ở năm thứ 15.

Sang năm thứ 15 các hộ bắt đầu khai thác quế, lần khai thác này đem lại nhiều lợi nhuận nhất vì thời kỳ này cây quế đã to về thân, vỏ quế dày và nhiều tinh dầu, cây quế tán cũng rộng hơn nên lượng cành lá cũng nhiều hơn; đây là giai đoạn khai thác chính cho nên chi phí cơng thu hoạch lúc này nhiều nhất là khoảng 569 công, giá trị 142,3 triệu đồng.

3.2.2. Doanh thu sản xuất quế

Kết quả sản xuất quế của hộ: Trong phạm vi tính tốn chỉ tính đến tuổi khai thác trung bình cây quế là 15 tuổi.

Cây quế là lồi cây có đặc điểm đặc biệt, diện tích sản xuất được trồng một lần nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm, bắt đầu từ năm thứ 5 đến năm thứ 20, đây là đặc điểm giúp người nơng dân sản xuất có thể “lấy ngắn ni dài”. Sau khi khai thác trắng, chồi quế tiếp tục phát triển được và cho sản phẩm về sau.

Ở cây quế các bộ phận: vỏ, cành lá, thân, hoa, quả, rễ... đều có thể sử dụng và có giá trị kinh tế. Những năm gần đây ngồi vỏ quế các bộ phận khác của cây quế đều được các cơ sở trưng cất tinh dầu quế trong huyện thu mua đã giúp cho người trồng quế bán được sản phẩm thuận tiện, có thu nhập.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG QUẾ QUY MÔ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ. LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)