Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm quế của Việt Nam

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG QUẾ QUY MÔ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ. LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ (Trang 40 - 48)

giai đoạn 2015-2018

Hiện nay nhu cầu nhập khẩu quế và các sản phẩm của cây quế trên thế giới vẫn tăng lên khơng ngừng do vậy có tác động đến xuất khẩu trong nước, kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên đáng kể từ năm 2015 đến 2018.

- Hiệu quả kinh tế của cây quế 0 20 40 60 80 100 120 140

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

KNXK quế

Cây quế là cây có nhiều tác dụng, nhiều cơng dụng trong thuốc đơng y và có giá trị cao cho xuất khẩu. Các bộ phận thân, rễ cây quế; vỏ, lá quế và các bộ phận khác đều có thể trưng cất tinh dầu, gỗ quế có thể dùng làm gỗ trụ mỏ và các đồ gia dụng khác. Sản phẩm chính của cây quế là vỏ quế và tinh dầu quế được sử dụng nhiều trong công nghiệp y dược, công nghiệp chế biến thực phẩm, hương liệu và chăn ni. Vì thế cây quế được đánh giá cao về khả năng mang lại lợi ích kinh tế cũng như đáp ứng được u cầu phịng hộ, bảo vệ sinh thái mơi trường; làm tăng độ che phủ rừng, giữ đất, giữ nước ở các vùng đất đồi núi dốc, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn gen q.

Theo tính tốn, cứ 120-150 kg lá quế thì chưng cất được 1 kg tinh dầu với giá hiện nay từ 650.000-700.000 đ/kg. Nếu trước đây các hộ chỉ bán lá quế ở những cây khai thác với giá 500-800 đ/kg, đến nay giá thu mua khá hấp dẫn 1.500-2.500 đ/kg nên các hộ khai thác lá quế cả ở những cây đang phát triển. Vỏ quế khơ bán với giá trung bình từ 45-63 nghìn đồng/kg, thân quế từ 15 cm trở lên bán với giá 1,5-1,8 triệu đồng/m3.

Theo tính tốn của các chuyên gia, ước tính tổng giá trị kinh tế trên diện tích trồng 01 ha quế (15 năm) đạt 580 triệu đồng từ việc tỉa thưa sẽ thu cành, lá, vỏ; từ việc khai thác năm cuối thu cành, lá, vỏ, thân gỗ; ngồi ra cịn các sản phẩm phụ như hạt giống, viên nén sinh học. Lợi nhuận trung bình người dân trồng quế thu được ước tính mỗi năm đạt 38,7 triệu đồng/ha/năm, cao gấp hơn 2 lần so với trồng cây gỗ khác (mỡ, keo).

1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho địa phương nghiên cứu

- Mở rộng vùng quy hoạch trồng quế; quản lý tốt quy hoạch vùng trồng cây quế và phát triển hệ thống các cơ sở chế biến quế trên địa bàn huyện.

- Tăng cường công tác tuyên truyền về hiệu quả kinh tế của cây quế, vận động người dân trồng quế đúng trong vùng quy hoạch.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, chú trọng chất lượng, chiết xuất tinh dầu quế tinh với hàm lượng tinh dầu cao, năng suất chất lượng tốt.

- Tăng cường gắn kết 4 nhà: Nhà nước - nhà nông- nhà kinh doanh - nhà khoa học tạo môi trường trao đổi thông tin minh bạch; đào tạo người dân cùng sản xuất quế chất lượng cao và xây dựng chứng chỉ hữu cơ cho sản phẩm.

- Quản lý khép kín từ quy trình canh tác, thu hoạch, chế biến, đóng gói, bảo quản đến tiêu thụ và phân phối sản phẩm.

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại để tiêu thụ sản phẩm từ cây quế; xây dựng các hợp tác xã thu mua sản phẩm quế để đảm bảo ổn định đầu ra cho cây quế và xây dựng mơ hình phát triển vùng trồng quế gắn với việc bảo vệ rừng và môi trường sinh thái.

- Xác định vùng có điều kiện sản xuất quế phù hợp.

- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm quế.

1.3. Quy trình trồng quế:

1.3.1. Chọn đất trồng rừng:

- Đất đồi tương đối tốt, ẩm.

- Trồng quế dưới tán rừng nghèo kiệt hoặc rừng mới phục hồi sau nương rẫy.

- Trồng trong vườn, trồng xen theo hình thức nơng lâm kết với với các loài cây ăn quả.

1.3.2. Thời vụ trồng:

Quế trồng chủ yếu vào vụ xuân. Có thể trồng vào mùa thu trong những đợt mưa liên tục vài ngày

1.3.3. Phương thức và mật độ trồng

- Quế có thể trồng thuần lồi hoặc trồng hỗn giao với các cây nông nghiệp và cây lâm nghiệp khác

- Trồng dưới tán rừng: 1100 cây/ha đến 1600 cây/ha

- Trồng trong vườn hộ: 500-600 cây/ha tùy theo mật độ cây ăn quả trong vườn.

- Trồng thuần loài: Mật độ 3000-3300 cây/ha với điều kiện không tỉa thưa, mật độ 4000-5000 cây/ha nếu có tỉa thưa

1.3.4. Tiêu chuẩn cây con giống

Cây đem trồng tuổi từ 1 đến 1,5 năm; cây cao 50 – 70 cm, đường kính cổ rễ 4 -5mm, cây khoẻ chưa ra ngọn non.

1.3.5. Kỹ thuật trồng

- Đào hố: Hố trồng được đào với kích thước 40 x 40 x 30 cm. Cuốc hố

trước khi trồng 1 tháng .

- Bón lót: Lấp hố kết hợp với bón lót từ 0,1-0,3 kg phân NPK/hố, 1-2

kg phân chuồng hoai mục, vun đất theo hình mui rùa.

- Cách trồng: Khi trồng phải bóc vỏ bầu, đặt cây sao cho cổ rễ ngang

mặt đất, rồi vun đất xung quanh cho kín, ấn chặt.

- Có thể trồng theo rạch cải tiến, chiều rộng rạch 5 m, trong băng chừa chặt hết cây to có tán xum xuê, chiều cao trên 5 m.

1.3.6. Kỹ thuật chăm sóc

- Diệt cỏ quanh hố đường kính 1m, dây leo, cây bụi xâm lấn, trên tồn diện tích, giữ đất ẩm, chống xói mịn, nhất là sau khi trồng. Kết hợp chăm sóc cây nơng nghiệp để chăm sóc quế. Nếu trời nắng hanh có điều kiện phải tưới cho cây.

- Việc chăm sóc được kéo dài cho đến khi rừng quế khép tán (sau 4 -5 năm). Khi quế được 3 -4 tuổi, có nhiều cây đâm cành, vì vậy vào mùa đơng hoặc đầu xuân cần tỉa bớt cành thấp, để cây cao thẳng sau này bóc được nhiều vỏ.

- Cần chú ý biện pháp phòng chống cháy, loại trừ nhứng cành khơ.

- Cần theo dõi sâu bệnh ngay từ giai đoạn vườn ươm, dùng Boocđô 1% liều lượng 1 lít/4m2

để phun phịng. Khi cây bị bệnh tốt nhất nên nhổ đem đốt.

- Tằm ăn lá: Dùng đèn bắt sâu non vào sáng sớm.

- Sâu róm: Bảo vệ và sử dụng các lồi thiên địch như ong mắt đỏ, ong

tầm đen. Dùng dung dịch Dipterex 6% pha loãng thành 3% phun lên cây diệt sâu non. Nhặt kén, quét đốt lá khô, diệt nhộng qua đông.

- Sâu đục thân: Chặt bỏ cây bị sâu hại nặng. Thời kỳ vũ hóa dùng đất,

vôi quét lên thân cây nhằm ngăn cho sâu đẻ trứng. Khi sâu non đã chui vào thân thì dùng CS2 bịt lỗ sâu đục.

- Bệnh đốm lá, bệnh cháy lá, bệnh thối cổ rễ: Cần cắt bỏ lá bị bệnh và

phun boocđô 1% để ngừa xâm nhiễm.

- Các bệnh thối gốc hay thượng tầng cành, bệnh tua mực: hiện chưa có

biện pháp phịng trừ hiệu quả. Cách tốt nhất là tạo điều kiện thơng thống cho khu rừng quế bằng cách tỉa thưa hay trồng với mậtđộ thưa. Ngồi ra cần có chiến lược lâu dài về cải tạo giống, chọn giống sạch bệnh và xây dựng quy trình trồng chặt chẽ.

1.3.8. Khai thác, sử dụng

Quế cho khai thác sau khi trồng 15-20 năm. Có hai thời vụ bóc vỏ quế: quế xuân bóc vào tháng 2-3, cho chất lượng tốt và quế thu bóc vào cuối tháng 7 đầu tháng 8.

Sau khi thu hoạch vỏ quế (bóc vỏ) lần 1, cần tăng cường chăm sóc để thân cây lại đâm chồi và sinh trưởng mạnh, sau 10 năm có thể thu hoạch lần thứ 2.

Có 2 phương thức thu hoạch.

- Thu hoạch 1 lần (khai thác trắng): Khi rừng trồng đạt tiêu chuẩn sản phẩm (có đường kính từ 15 cm trở lên) có thể khai thác trắng 1 lần. Sau đó làm đất và trồng lại.

- Thu hoạch chọn (khai thác chọn):

Sau 4-5 năm chọn những cây cong queo, sâu bệnh, những cây sinh trưởng kém... khai thác và chừa lại những cây sinh trưởng tốt tiếp tục nuôi dưỡng.

Cũng có thể sau 4-5 năm, chọn những cây sinh trưởng tốt lớn hơn ở trong rừng để khai thác trước và khai thác dần cho đến hết (cách nầy chỉ sử dụng cho những ai thiếu vốn). Trên một cây quế có thể chặt ngã cây và khai thác tất cả vỏ một lần hoặc cũng có thể khai thác vỏ nhiều lần trong nhiều năm trên một cây.

Chƣơng 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Yên Lập

2.1.1. Giới thiệu chung về địa bàn nghiên cứu

Yên Lập là huyện miền núi ở phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 70 km. Dân số 87.800 người, diện tích đất lâm nghiệp là 30.732,4 ha, diện tích rừng 26.609,3 ha trong đó rừng tự nhiên 11.093,6 ha, diện tích rừng trồng là 15.515,7 ha. Huyện Yên Lập có 16 xã và 1 thị trấn.

Trên địa bàn huyện có 01 tuyến quốc lộ 70B với chiều dài 67km chạy qua (được nâng cấp từ đường tỉnh lên quốc lộ từ năm 2013), chỉ có 04 tuyến đường tỉnh lộ là các tuyến đường 313, 321B, 313D và 321C. Toàn bộ các tuyến đường tỉnh lộ trên địa bàn Yên Lập có chiều dài là 107,1 km, cơ bản đạt tiêu chuẩn cấp V miền núi, còn lại là đường tương đương cấp VI hoặc chưa vào cấp, chất lượng kém đi lại khó khăn nhất là vào mùa mưa.

Do nằm ở vị trí khá xa trung tâm tỉnh lỵ, cùng với hệ thống giao thông chưa đồng bộ nên huyện Yên Lập có nhiều khó khăn, bất lợi so với các huyện lân cận trong giao lưu phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ. [14]

2.1.2. Đặc điểm tự nhiên

2.1.2.1. Vị trí địa lý

Huyện Yên Lập ở phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ có vị trí địa lý: - Phía Đơng giáp huyện Cẩm Khê và huyện Tam Nông (Phú Thọ), - Phía Tây giáp huyện Văn Chấn (Yên Bái)

- Phía Nam giáp huyện Thanh Sơn, Tân Sơn (Phú Thọ)

- Phía Bắc giáp huyện Hạ Hoà (Phú Thọ). Cách nút giao IC10 (Sai Nga) của tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai 20 km.

2.1.2.2. Địa hình

Yên Lập là huyện miền núi cao, địa hình đa dạng và phức tạp, có nhiều dãy núi cao, độ dốc lớn, hệ thống suối, khe, ngịi hẹp và dốc, phân bố khơng đều làm cho địa hình bị phân cách mạnh. Địa hình huyện Yên Lập có thể chia thành 3 tiểu vùng chính như sau:

- Tiểu vùng 1: các xã vùng hạ huyện (vùng thấp): địa hình núi thấp, đồi

cao, gồm các xã Minh Hoà, Đồng Lạc, Ngọc Đồng, Ngọc Lập, Phúc Khánh, phù hợp cho phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm (chè) và cây nguyên liệu giấy, đồng thời sản xuất chế biến vật liệu xây dựng.

- Tiểu vùng 2: các xã vùng trung huyện (vùng giữa): Gồm các xã Xuân

Viên, Xuân Thuỷ, Hưng Long, Đồng Thịnh, Thượng Long và thị trấn Yên Lập. Đây là vùng thung lũng được tạo bởi hai sườn núi cao phía đơng và phía tây huyện, đất được hình thành do bồi tụ trong q trình phong hố có thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt trung bình và thịt nặng, phù hợp cho phát triển sản xuất cây lương thực (lúa, ngô) theo hướng chuyên canh và thâm canh cao, phát triển những giống lúa chất lượng cao; đồng thời phát triển công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ.

- Tiểu vùng 3: các xã vùng thượng huyện (vùng cao): Gồm các xã Mỹ

Lung, Mỹ Lương, Lương Sơn, Xuân An, Nga Hồng và Trung Sơn. Đây là vùng địa hình bị phân cách mạnh, một số khu vực đồi núi có độ dốc cao trên 25o, về mùa mưa thường xảy ra lũ quét, về mùa khô lại hay bị hạn. Do vậy, tiểu vùng này phù hợp phát triển lâm nghiệp với các loại cây lấy gỗ và cây đặc sản có giá trị kinh tế cao; phát triển cây ăn quả, cây cơng nghiệp.

2.1.2.3. Khí hậu, thuỷ văn, sơng ngịi

- Khí hậu: Yên Lập nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 22,50C, cao nhất 390C và thấp nhất 4 - 50

C. Đặc trưng về mùa đơng thì lạnh, khơ và ít mưa; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Lượng mưa trung bình năm là 1.570 mm. Độ ẩm trung bình trong năm là 86%.

- Thuỷ văn: Chế độ thuỷ văn phụ thuộc vào cấu tạo địa hình. Mực nước trong các suối, khe, ngòi, hồ chứa nước trong địa bàn huyện lên xuống thất

thường, đột ngột phụ thuộc vào các cơn mưa lớn trong mùa mưa. Mực nước tại các suối hàng năm là +25,45 m, mực nước lũ lịch sử từng đạt đến +56,62 m. Hằng năm thường xảy ra lũ ống gây lụt cục bộ, có thể kéo dài từ 1 đến 2 ngày.

- Sơng ngịi: Trên địa bàn huyện khơng có sơng chảy qua, chủ yếu có các suối nhỏ đổ ra ngịi (Ngịi lao, Ngòi Giành). Ngòi Lao bắt nguồn từ Mũi Kim (tỉnh Yên Bái) chảy qua địa phận các xã Mỹ Lung, Mỹ Lương. Ngòi Giành bắt nguồn từ Nghĩa Tâm (tỉnh Yên Bái) chảy qua địa phận các xã Trung Sơn, Xuân An, Xuân Viên, Lương Sơn rồi đổ ra Phượng Vĩ (huyện Cẩm Khê).

Nhìn chung, chế độ khí hậu, thuỷ văn trên địa bàn huyện tương đối khắc nghiệt, gây khơng ít khó khăn cho sản xuất nơng nghiệp và cho đời sống của người dân trong huyện.

2.1.2.4. Đất đai

Tình hình đất đai theo công dụng kinh tế của huyện Yên Lập được thể hiện ở bảng dưới đây:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG QUẾ QUY MÔ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ. LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)